Kỳ 17: Phạm Xuân Ẩn: “Vì sao CIA quyết định loại bỏ Ngô
Đình Diệm“
Ngô Đình Diệm bị ám sát
Thi thể của Ngô Đình Diệm (1901 - 1963), cựu tổng thống Nam Việt Nam,
trong xe bọc thép chở quân sau khi ông bị ám sát trong cuộc đảo chính do CIA hậu
thuẫn do Tướng Dương Văn Minh chỉ huy, Việt Nam, ngày 2 tháng 11 năm 1963. (Ảnh
của Pictorial Parade/Archive Photos/Getty Images)
Trả lời: “một trong những lý do khiến CIA loại bỏ Diệm là vì ông ta chống lại việc
đưa quân Mỹ vào Việt Nam !”…
Lời đáp đó được Phạm Xuân Ẩn ghi vào bản phân tích gửi ra Hà Nội (về đảo
chính 1.11.1963). Hơn 30 năm sau, nhận định trên của Phạm Xuân Ẩn được cựu điệp
viên CIA hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia là
Sedgwick Tourison xác nhận qua cuốn Secret Army - Secret War (NXB Naval
Institute Press Annapolis MD.USA, 1995) như sau:
“Tổng thống Diệm muốn nhận được viện trợ của Mỹ nhưng lại không muốn quân
đội Mỹ có mặt ở Việt Nam (…) Diệm sợ rằng nếu lực lượng bộ binh của Mỹ vào Nam
Việt Nam thì quân Trung Cộng (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - GH) có thể nhảy vào
phía Bắc” sẽ làm bùng nổ chiến tranh trên qui mô lớn và đổ máu triền miên…
(Theo bản Việt dịch của nhóm Thiên Bảo với tựa: “Đội quân bí mật - Cuộc
chiến bí mật” - NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2004, tr 59).
Song khi ấy (1963) Hà Nội chưa tin hoàn toàn vào phân tích trong báo cáo
trên của Phạm Xuân Ẩn. Không ít vị ở trung ương cho rằng sau ngày loại bỏ Diệm
- thì Mỹ sẽ tìm cách rút khỏi Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn đã “phá lên cười và nói rằng
không có chuyện ấy đâu ! Người Mỹ sắp kéo vào đấy (...) hãy chuẩn bị sẵn sàng để
đương đầu với một cuộc chiến tranh lớn” (Larry Berman, sđd tr. 256).
Thực tế xảy ra đúng với lời Phạm Xuân Ẩn báo trước.
Phạm Xuân Ẩn cũng biết bên Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến
đã có Phạm Ngọc Thảo, người bạn thân của ông cũng đang hoạt động tình báo cho
Hà Nội. Phạm Ngọc Thảo (trung tá, thời điểm năm 1963) là người có uy tín và có
thực lực trong quân lực VNCH. Ông cùng với người chỉ huy trực tiếp của mình là
tướng Trần Thiện Khiêm chủ trương chỉ thay đổi cơ cấu của chế độ Ngô Đình Diệm,
chứ không giết chết ông Diệm. Nên khi tiếp quản dinh Gia Long và vào Chợ Lớn lục
soát nhà Mã Tuyên, đều không thấy hai anh em ông Diệm - Nhu ở hai nơi đó, Phạm
Ngọc Thảo thốt lên: “Nguy rồi !”.
“Nguy” ở đây là nguy cho tính mạng của hai ông Diệm - Nhu.
Bởi lẽ, trong Hội đồng Quân nhân cách mạng (phe đảo chánh) có hai khuynh
hướng:
* Một: nhổ cỏ tận gốc, tức là phải giết hai ông Diệm - Nhu trừ hậu họa.
* Hai: vẫn giữ Ngô Đình Diệm làm tổng thống (trên danh nghĩa), thay đổi
thực chất cơ cấu chế độ Đệ nhất Cộng hòa (dân chủ hóa và cởi mở ngoại giao với
Hà Nội hơn), đưa Ngô Đình Nhu ra nước ngoài.
Trung tá Phạm Ngọc Thảo (cùng một số lãnh đạo trong Hội đồng Quân nhân
cách mạng - trong đó có tướng Trần Thiện Khiêm) nghiêng về chủ trương thứ hai,
muốn đưa cả hai ông Diệm - Nhu vào một địa điểm an toàn để xúc tiến phương án
đã định.
Nhưng việc lỡ làng khi Phạm Ngọc Thảo đến nhà Mã Tuyên sáng sớm
2.11.1963, lúc hai ông Diệm - Nhu đã rời khỏi đó vào 5 giờ 15 phút, sau một đêm
thức trắng.
Mã Tuyên là ai?
Mã Tuyên là Bang trưởng của 11 bang người Hoa ở Chợ Lớn. Ông tạo được ảnh
hưởng mạnh đối với các bang hội của người Hoa trên toàn miền Nam Việt Nam, vì
thế người Hoa gọi Mã Tuyên là “kiều lãnh”.
Mã Tuyên được Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội của Phủ tổng thống
(là Trần Kim Tuyến) dàn xếp để Sở Cảnh sát đặc biệt không làm phiền hà trong
công cuộc kinh tài thời ấy của Mã. Đổi lại Trần Kim Tuyến đề nghị Mã Tuyên góp
công của vận động cho liên danh Ngô Đình Diệm - Nguyễn Ngọc Thơ được thắng cử.
Nên hai ông Diệm - Nhu tin cẩn Mã Tuyên.
Đêm 1.11.1963, ra khỏi dinh Gia Long, họ đã chạy về ẩn trong nhà Mã
Tuyên. Đêm đó (mượn chữ của nhà văn Lê Tất Điều để nói) là “đêm dài một đời” của
Bang trưởng Mã Tuyên. Thực vậy, đến sáng hôm sau 2.11, vì bị ghép tội (trước mắt):
“chứa chấp hai anh em họ Ngô”, Mã Tuyên đã thực sự bước vào “một cuộc đời khác”
đầy lao lý đón chờ ông ở ngay ngưỡng cửa nhà riêng. Bởi từ đó ông bị bắt, trải
gần 4 năm qua nhiều trại giam, từ khám Chí Hòa cho tới Côn Đảo…
Cũng từ 2.11, một số nhật báo Sài Gòn thổi phồng, phóng đại nhiều chuyện
“động trời” khi nhắc đến Mã Tuyên, xem ông là “một tay kinh tài khét tiếng”
cung cấp tài chính để Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu củng cố chế độ gia đình trị
và đàn áp Phật giáo. Thế nên, họ đã tịch biên gia sản của Mã Tuyên và công khai
đem ra bán đấu giá. Một số người Hoa hào hiệp đã góp tiền mua lại các món đồ
quý bị phát mãi đó, rồi âm thầm tìm cách trao lại cho gia đình Mã Tuyên đang
cơn tan nát. Mã Tuyên có 4 người vợ chính thức, với 20 người con, bị ảnh hưởng
nặng nề sau đêm “tai bay vạ gió” đó.
Đêm ấy, Mã Tuyên đã trả nghĩa cho Ngô Đình Diệm như thế nào ? Việc liên
quan đến đại sứ Trần Văn Lắm (người đã thay mặt chính phủ VNCH ký vào hiệp định
ngừng bắn Paris năm 1973) và là người sinh ra ở Chợ Lớn, đã từng lên tiếng phủ
nhận nguồn tin của các mật báo viên trà trộn trong đám giang hồ “mã thầu dậu”
tung ra, rằng: Mã Tuyên là cán bộ kinh tài cho Trung Cộng thời ấy. Thực hư sẽ
viết rõ kỳ sau…
Nhận xét
Đăng nhận xét