CHIM LẠC

 
CHIM LẠC
 
Trong tập 1 bộ Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957), phần viết về Nguồn gốc dân tộc VN, GS Đào Duy Anh viết: 'Những con chim bay và chim đậu chạm ở mặt trống đồng chính là hình chim Lạc vật tổ'.

Theo ông, chim Lạc là vật tổ của tổ tiên chúng ta (người Lạc Việt). Ông gọi chim này là “hậu điểu”, tức giống chim di trú từ Giang Nam (Trung Hoa) bay đến vùng đất mới (miền Bắc nước ta ngày nay), người Lạc Việt đã theo “vật tổ” đến định cư ở vùng đất này.

Trong Hán ngữ, “hậu điểu” (候鳥) là từ dùng để gọi những loài chim di trú, người Pháp gọi là “oiseaux migrateurs”. Ngày xưa, người Trung Hoa gọi dân tộc ta là “Lạc Việt” ( , hay ), trong quyển Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại có nhắc đến từ “Lạc điền”, “Lạc dân”, Lạc hầu”, “Lạc tướng”. Có lẽ căn cứ vào những chữ “lạc” này nên GS đã mạnh dạn gọi những con chim trên trống đồng là chim Lạc (?).

Trong Hán ngữ quả thật có cụm từ 雒鳥 (lạc điểu). Bách khoa thư Baidu (百度) của Trung Quốc cho biết (lạc) có 7 nghĩa, trong đó có 2 nghĩa liên quan là: chim cú và huyền điểu
(). Chim cú thì không phải rồi, còn huyền điểu là loài chim thần, một vật tổ của triều đại nhà Thương và Chu. Theo Sơn hải kinh (山海) thì hình tượng ban đầu của huyền điểu giống như chim én (yến ), về sau những hình vẽ cho thấy huyền điểu có lông đầu và đuôi khá dài, trông không giống những con chim trên trống đồng, do đó khó có thể cho rằng huyền điểu là chim Lạc.

Bây giờ, xét về chữ Nôm, ta thấy quả thật có chữ “lạc” với nghĩa là “chim lạc”. Đây là chữ hình thành từ 2 chữ Hán: “điểu” (chim) + “các” (toàn thể nói chung). Như vậy, theo chúng tôi, “chim lạc” có khả năng là các loài chim nói chung. Điều này phù hợp với cách gọi tổng quát những con chim trên trống đồng của GS Đào Duy Anh, tiếc rằng GS đã viết hoa chữ “Lạc” khiến nhiều nhà nghiên cứu ngộ nhận đó là một loài chim. Xét về âm thượng cổ của Hán ngữ, chữ lạc () trong lạc điểu được phục dựng âm là lak - nếu giải thích chữ “lạc” theo hướng này thì cũng khó mà chấp nhận, bởi vì chim lạc (huyền điểu) trong truyền thuyết của Trung Quốc là vật tổ của người Trung Quốc làm sao lại là vật tổ của dân tộc Việt?
Cuối cùng, căn cứ vào hình dạng những con chim trên trống đồng Đông Sơn và Ngọc Lũ chúng ta thấy gì? Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng rất có khả năng chúng là cò, vạc, giang, sếu, bồ nông hay le le… Dầu gì đi nữa, nếu như thế thì chắc chắn chúng không phải là chim Lạc.
Theo tôi, những con chim đang bay trên trống đồng Đông Sơn và Ngọc Lũ có khả năng là chim Hồng hoàng (Buceros bicornis), sinh sống ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc hoặc những loài chim thuộc họ Diệc (Ardeidae) - dựa vào quan điểm chữ “lạc” () trong chim lạc của Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm: Chim lạc là heron (diệc). Ở nước ta, tùy theo loài, chúng được gọi là diệc, vạc hay cò… Nhiều học giả VN và Trung Quốc cũng đã đồng ý đó là “chim diệc” (heron). Trên thế giới có khoảng 64 loài thuộc họ Diệc (Ardeidae). Những con chim đang bay trên trống đồng có thể nằm trong bốn loài sau: diệc xám (Ardea cinerea), diệc lửa (Ardea purpurea), vạc (Nycticorax nycticorax) và vạc rừng (Gorsachius melanolophus). Những loài chim này sống khắp nơi ở nước ta và người Việt cổ đã từng lấy chúng làm biểu tượng cho những người nông dân siêng năng, cần cù vì chim diệc được tin là có đức tính cần cù.
VƯƠNG TRUNG HIẾU

Nhận xét

Bài đăng phổ biến