CHUYỆN CHỮ NGHĨA

CHUYỆN CHỮ NGHĨA

Dịp tết vừa qua, trong một dịp khai bút đầu xuân tại một thành phố phía bắc, một vị khách mời đã phóng bút viết lên 4 chữ hán “quốc thái dân an” với mong ước cầu cho đất nước thanh bình dân cư an lạc. Chuyện sẽ không có gì là ầm ĩ nếu như vị khách mời đó không viết sai một chữ quan trọng trong câu là chữ “thái”. Chữ thái “”mà vị khách đã viết lại có nghĩa là vượt quá (như trong từ “thái quá”) chứ không phải là chữ thái  với ý nghĩa thanh bình mà người khách muốn nói đến.  Nguyên nhân của sự sai lầm này, có thể bắt nguồn từ sự đồng âm nhưng khác chữ trong tiếng Hán.


Đưa ra 2 ví dụ trên  để thấy rằng, việc cẩn trọng trong sử dụng ngôn từ không bao giờ là chuyện thừa. Có những điều dường như rất quen thuộc đến nỗi chúng ta chẳng cần phải bận tâm khi đọc đến, nhưng vô tình chúng ta đã làm thay đổi hoàn toàn một ý nghĩa tốt đệp thành vô nghĩa.

Với những người công giáo chúng ta, có một lỗi rất nhỏ hay mắc phải, đó là việc nhầm lẫn giữa từ “người” và từ “ngươi” trong khi đọc các bài Lời Chúa, đặc biệt là các bài thánh vịnh. Thử tưỏng tượng đoạn sách tiên tri Isaia sau người đọc sách thay toàn bộ từ “người” thành từ :ngươi” thí ý nghĩa sẽ thay đổi ra sao : “ …. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi không đếm xỉa tới….” .


Nói vậy, không chỉ riêng trong việc công bố lời chúa, ngay cả trong đời sống thường nhật, thói quen sử dụng văn nói vào văn viết nhiều khi cũng gây ra những câu văn tối nghĩa thậm chí có thể làm người đọc nghĩ sai về nội dung cần truyền tải.

Chẳng hạn như, trong buổi lễ tạ ơn Chúa của một tân linh mục ở một xứ đạo nọ, các thành viên ban chức việc giáo xứ đã treo lên một băng rôn “Thánh lễ tạ ơn tân linh mục”. Đọc cái băng rôn này, có người thắc mắc tại sao lại phải tạ ơn tân linh mục? ông ấy có đóng góp gì to lớn cho xứ đạo này à ?! Rõ ràng ý tưởng tốt của các thành viên ban chức việc giáo xứ đã bị hiểu ngược hoàn toàn 1800‑ chỉ vì quá tiết kiệm một  từ “của”


Đâu năm, nói chuyện chữ nghĩa một chút, để mỗi chúng ta tự nhắc nhau cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng ngôn từ, đặc biệt là trong thời buổi nhà nhà Internet, người người facebook, thông tin lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Lời căn dạn “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” chắc cần thay đổi thành “xoay bút 7 lần trước khi viết” để phù hợp trong thời đại ngày nay phải không các bạn?

Cầu mong sao các bạn không phải rót vào tình huống dở khóc dở cười như kiểu viết của tấm bảng cổ động sau


Jos Phú Thi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến