ĐỐ BẠN DỊCH ĐƯỢC 9 TỪ SAU RA TIÊNG ANH

ĐỐ BẠN DỊCH ĐƯỢC 
9 TỪ SAU RA TIÊNG ANH

Tiếng Việt của chúng ta cũng có cho riêng mình những từ ngữ "độc quyền", không thể diễn tả trong các ngôn ngữ khác.


Tiếp tục với series wordporn nhé. Như đã từng nêu, tiếng Việt của chúng ta cũng là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú, nên tất nhiên sẽ có những từ "độc quyền" của người Việt mà không một ngôn ngữ nào có thể diễn tả được.

Ví dụ như các từ dưới đây. Đố các bạn dịch được 9 từ này ra tiếng Anh. Nếu cảm thấy có thể dịch "chuẩn" và thuyết phục, xin hãy gửi mail cho chúng tớ về địa chỉ: chude.VHNN@kenh14.vn.
1.

Đây thực chất là một từ mới, chưa có trong từ điển và cách định nghĩa trên có thể nói là khá chuẩn. Trong tiếng Anh cũng có từ để chỉ tiểu thuyết về tình yêu - Love story - nhưng không diễn tả được hết sắc thái của "ngôn tình". 

Đặc biệt hơn, từ này có thể dùng thay cho tính từ trong một số trường hợp. Ví dụ như: Cuộc đời này đâu có "ngôn tình" như em nghĩ?

2.



Một ví dụ có thể lấy trong bài hát Chị tôi của nhạc sĩ Trọng Đài: "Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan". Người đa đoan có thể hiểu là người hay gặp rắc rối, hoặc trong lòng vướng bận nhiều chuyện, có thể là chuyện tình ái. 

Nhưng đa đoan lại không có nghĩa là đa tình và rắc rối không phải do bản thân người đó gây ra, nên không thể dùng các từ "Trouble Maker" (người gây rắc rối) hoặc "amative" (đa tình) trong tiếng Anh được.

3.

Đây cũng là một từ không có trong từ điển mà bắt nguồn từ trào lưu của cư dân mạng nên có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Cách định nghĩa trong ảnh là giống với từ "cay đắng" - theo như ý kiến của một số chuyên gia ngôn ngữ. 
Tuy nhiên "đắng lòng" hiện nay chuyển sang một sắc thái khác mang tính gây cười, câu view, dùng để diễn tả nhiều cảm xúc khác nhau mà không hoàn toàn mang tính tiêu cực nữa. Hoặc đôi khi, đắng lòng để chỉ cảm xúc buồn bã, chán chường chứ không có nghĩa cay đắng gì cả. 

Còn về từ sát nghĩa trong tiếng Anh thì... chúng tớ chịu.

4. 


Trong tiếng Anh có từ "sad" cũng được dùng để chỉ khung cảnh buồn bã. Tuy nhiên để mô tả hết sắc thái của từ "đìu hiu" thì thực chưa tới, vì từ này khi nghe người ta còn cảm nhận được sự cô quạnh nữa.

5.


Nếu chỉ là lửa cháy lom đom, trong Tiếng Anh cũng có một số từ, như "flare". Tuy nhiên "lom dom" hiện nay còn được dùng cho cả người, để chỉ những người không có phong thái, luôn có xu hướng nhấp nhổm không yên, hoặc những người dáng vẻ nhỏ bé, khó làm việc. Ví dụ: "Trông lom dom thế kia thì đá sao nổi quá bóng".

Tiếng Anh liệu có từ nào đa tác dụng như "lom dom" không nhỉ?

6.


Xin lưu ý rằng đượm khi dùng bằng tính từ sẽ mang nghĩa hoàn toàn khác - dùng để chỉ lửa cháy to, đều, và có từ cùng nghĩa trong tiếng Anh. 

Tuy nhiên với "đượm" động từ thì khác. Bản thân từ này đã mang một sắc thái rất khó tả, hơn nữa để tìm từ gần nghĩa trong tiếng Anh thì vô cùng khó. Bạn có tìm được không?
7. 


Bạn cũng có thể hiểu là người "đồng bóng" hoặc "sớm nắng chiều mưa".
8.


Đây cũng là một từ không có trong từ điển, được nhiều người giải thích là "đi trong giấc mơ". Tuy nhiên nó cũng có thể sử dụng thay cho danh từ, ý chỉ một nơi mơ hồ, vô định.

9.


Nhiều người nhầm tưởng đây là từ mượn của từ "feeling" trong tiếng Anh nhưng không phải. Và nếu nó mang nghĩa như trong hình thì quả thực dịch được ra tiếng Anh là cả một vấn đề không đơn giản.

VĂN HOÁ NGÔN NGỮ
--------------------------
*Các định nghĩa được lấy trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2000.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến