Bài 4: DÙNG TỪ ĐỘC ĐÁO


DÙNG TỪ ĐỘC ĐÁO

Muốn có một bài nghị luận hay thì phải biết dùng những từ hay, viết được những đoạn hay. Dùng từ hay là một trong vài yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay.
Một trong vài yếu tố của văn hay là bài văn đó đọc lên từ ngữ cứ như “găm’ vào tâm khảm người đọc. Từ ngữ linh hoạt, dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật, sự việc… làm cho người đọc khoái trá thấy mình không thể viết được như vậy, phải thốt lên lời cảm phục: “Viết tài quá!”.
Muốn thế, một mặt người viết vừa phải tích lũy cho mình một vốn từ ngữ phong phú, mặt khác phải có ý thức sử dụng khi viết.
Từ độc đáo mang tính 2 mặt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ ta có đoạn văn hay, ngược lại dễ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ.
Từ ngữ là vốn chung của cộng đồng, nhưng trong thực tế có những từ không phải ai cũng biết sử dụng, dùng đúng, dùng hay – nhất là những từ Hán Việt.
Sẽ rất chán cho người đọc khi một bài viết không dùng được một từ nào cho “trúng”, cho độc đáo, cho hay. Đó là chưa kể viết sai, viết kém. Hay không hiểu đúng từ mà vẫn dùng bừa, dùng ẩu.
***********************
VÍ DỤ MINH HỌA
***********************
1.
Ở đoạn thơ của Tử, tuy chưa hiểu từng ý, tôi cũng đã cảm nhận cái hồncái khí hậucái không khícái nhịp độ bao trùm toàn bài. Cái gì đó rất là bi kịchnghịch lý như đời của Tử.
Vừa là lụa, là trăng, là bát ngát chim bayêm đềm vời vợi, như chốn quảng hàn, mà rõ là máu, là gánh máu của đời mình đi bơ vơ trên biển cả đời mình
(Chế Lan Viên)
2.
Khúc bạc mệnh đã gảy xong rồi, mà oán hận vẫn còn dài mãi nên Nguyễn Du mới tự xưng cái tên thân mật của mình và đau đáu hỏi:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Xuân Diệu)
3.
Mở đầu (Văn chiêu hồn) là một cái nhìn rất bi thiết về cuộc đời. Một cõi dương ảm đạm một thế giới vắng lặng, mênh mông. Toàn một màu chết: Màu bạc của ngàn lau, màu vàng của lá rụng, tiếng sương sa lác đác, tiếng mưa khóc không thôi.
(Hoài Thanh)
4.
Chương III TẮT ĐÈN không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lênmột số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ mà lòng tham đã hết tính người. Sinh vật lý trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người . Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thươngnào cả…
Ở chương này, cả chị Dậu quý mến của tác giả, của độc giả cũng chỉ là một con sinh vật mà thôi. Thật được làm người vớitối thiểu phẩm cách làm người thì có đời nào chị Dậu phải điđọa lạc nhân phẩm của mình đến mức phải đưa con đi bán như một hiện vật cũ ở chỗ chợ người, chợ giời
(Nguyễn Tuân)
HANSY
(Biên khảo)
**********************************************************************************************************

Nhận xét

Bài đăng phổ biến