Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại
Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại
Chính quyền Việt Nam dù đã thừa nhận sai lầm của Cải cách
Ruộng đất nhưng vẫn che giấu phần lớn sự thật lịch sử. Ở hải ngoại, đang có nhiều
nỗ lực để đưa những trang sử bị chôn vùi này đến với các thế hệ công chúng người
Việt.Người thực hiện phần lớn nội dung cuộc triển lãm và hội thảo này là Giáo sư Alex-Thái Võ từ Trung tâm Việt Nam, Đại học Texas Tech.
Vào tháng 9 năm 2014, Bảo tàng lịch sử quốc gia của Việt Nam có tổ chức Triển lãm Cải cách Ruộng đất 1946-1957.
Điều này có lẽ cũng dễ hiểu, vì trong thời gian đằng đẳng 70 năm qua, Cải
cách Ruộng đất chỉ được công khai nói với dân chúng trong duy nhất một cuộc triển
lãm, bị dẹp bỏ ngay sau bốn ngày. Sách giáo khoa lịch sử trong nước, nếu có đề
cập đến Cải cách Ruộng đất, thì chỉ vỏn vẹn một vài dòng, như: "Có một số
sai lầm khi tiến hành cải cách." Tối giản đến mức tối nghĩa.
Trong cuộc hội thảo tại Santa Ana, California, hai ngày 17 và 18/8/2024,
có câu hỏi rằng làm thế nào để người Việt trẻ tuổi trong nước biết được về câu
chuyện Cải cách Ruộng đất 70 năm trước. Ông Châu Thụy, Giám đốc Bảo tàng di sản
người Việt, nói rằng hoạt động hội thảo được truyền trực tiếp trên mạng xã hội.
Nhưng còn công chúng người Việt hải ngoại, người Việt ngay tại Little
Saigon, miền Nam California, nơi không có sự kiểm duyệt gì cả, thì thế nào?
Quan sát số người đến xem triển lãm và vào nghe hội thảo tại Santa Ana,
tôi thấy có khoảng 150 lượt người đến, và rằng dù số người trẻ tuổi có đông hơn
so với các sinh hoạt hội đoàn thường thấy, nhưng vẫn là rất ít so với số người ở
độ 60 tuổi trở lên.
Họa sĩ Ann Phong có nêu một câu hỏi là làm thế nào để đưa những kiến thức
lịch sử như thời kỳ Cải cách Ruộng đất và Di cư 1954 vào chương trình học cho
các em nhỏ người Việt lớn lên ở Mỹ. Bà được trả lời là người Việt tại các khu học
chánh đang cố gắng làm điều đó.
Trong vài năm gần đây, các giáo sư Vũ Tường, Alex-Thái Võ, cùng các đồng
nghiệp trẻ, là những người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về Việt Nam, đã có nhiều cố gắng,
liên tục tổ chức các cuộc hội thảo về Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam, về Việt
Nam Cộng hòa,… và mới nhất chính là cuộc triển lãm và hội thảo tại Santa Ana,
nhằm mục đích truyền lại những kiến thức lịch sử ấy cho thế hệ trẻ lớn lên ở Mỹ.
Bước đầu đã có một số thành công nhỏ, như đưa được vài chương trình về người Mỹ
gốc Việt vào các học khu miền Nam California, xuất bản được một số sách.
Nhưng có lẽ khó khăn vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân của những khó khăn này
có thể có nhiều, chẳng hạn như là khoảng cách thế hệ với văn hóa khác nhau. Những
người Việt lớn lên ở Mỹ có những lo lắng, quan tâm khác về nước Mỹ, chứ không
phải Việt Nam, huống hồ gì là lịch sử Việt Nam. Những người trẻ ấy sống trong một
khung cảnh hoàn toàn khác với không gian ký ức mà cha ông họ vẫn đang sống
trong đó, dù đang ở Mỹ.
Một người dự hội thảo cho biết rằng gia đình ông đã trải qua cuộc di cư
vào Nam vào năm 1954, và sau đó chính ông lại bỏ chạy sang Mỹ. Tuy nhiên, khi
ông nói với các con ông về Việt Nam Cộng hòa thì họ rất thờ ơ, tệ hơn nữa khi
ông nói về quân đội Việt Nam Cộng hòa thì họ lắc đầu ngao ngán. Ông hy vọng câu
chuyện về Cải cách Ruộng đất và những cuộc di cư khổ ải đó sẽ làm cho những người
Việt trẻ tuổi hiểu rõ lịch sử hơn, xuất phát từ tình yêu thương gia đình.
Trong hai ngày hội thảo, vào dịp cuối tuần tại Santa Ana, nơi được xem là
thủ đô của người Việt hải ngoại, với rất đông người Việt đảm nhận các chức vụ
dân cử từ khu học chánh, thị trưởng, hội đồng thành phố, cho tới nghị sĩ tiểu
bang California, nhưng tôi không thấy có vị dân cử nào đến dự. Không rõ tôi có
bỏ sót không, hay là họ đến tham dự nhưng quá im lặng?!
Tại cuộc triển lãm ở Việt Nam vào năm 2014, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: “Có những mất mát không thể nào bù đắp và trở thành nỗi đau kéo dài rất lâu. Và những giá trị bài học ấy luôn có tính thời sự.”
Trong buổi sáng ngày thứ hai của cuộc hội thảo tại Santa Ana vào năm
2024, sau khi sơ lược về cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc vào Nam
năm 1954, ông Alex-Thái Võ nói rằng không ngờ là sau đó, vào năm 1975, lại có một
cuộc di cư thứ hai, lần này tàn khốc hơn.
Ông xúc động mạnh khi nói điều đó và kết luận rằng mục đích của các nhà
nghiên cứu như ông, khi trình bày lại lịch sử không phải là để kích động sự hận
thù, mà để nhìn rõ lịch sử, như những gì thật sự đã xảy ra.
Tại cuộc triển lãm ở Việt Nam vào năm 2014, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nói với báo Tuổi Trẻ rằng: “Có những mất mát không thể nào bù đắp và trở thành nỗi đau kéo dài rất lâu. Và những giá trị bài học ấy luôn có tính thời sự.”
Joaquin Nguyễn Hòa
Nhận xét
Đăng nhận xét