Giai thoại NGUYỄN DU
Giai thoại NGUYỄN DU
Khoảng cuối đời Gia Long (1802-1819) Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc thành, một hôm hội yến, mời đông đủ liêu thuộc và cố thần nhà Lê tới dự, trong đó có Nguyễn Du.
Quan khách vào tiệc, đàn sáo vang lừng rồi ả đào ra múa hát. Nguyễn Du thấy bọn này tuy xinh đẹp, trẻ trung, nhưng giọng hát quê mùa, cung bực lộn xộn, lên xuống thiếu phép tắc nên không lưu ý đến. Ông thả hồn nghĩ những truyện xa xôi, chẳng biết bên tai họ đã hát những bài gì và múa những điệu gì.
Gần mãn tiệc, có một ả gầy nhom, hình dung tiều tụy, tuổi trạc ngoài bốn mươi, đứng gõ phách hát. Ông lắng nghe, thấy giọng hát thanh tao, êm ái dịu dàng, rõ ra lối hát Cửa quyền ngày trước. Đã hơn 20 năm tai chưa từng nghe tiếng hát ấy, nay bỗng dưng lại đựơc nghe lấy làm thoả thích. Ông nghĩ lấy làm lạ, tự hỏi tại sao chốn hồng trần đô hội này lại có tiếng hát phong lưu tao nhã như thế.
Hát xong nàng buông phách, một mình thơ thẩn dạo ra ngoài hành lang. Ông lén đến bên hỏi:
“Cô quê quán ở đâu và học hát từ bao giờ? Tôi nghe giọng hát quen thuộc lắm”.
Nàng ngước nhìn ông hồi lâu rồi lễ phép thưa:
“Thiếp xin phép hỏi đại nhân có phải là cậu Bảy, con quan cố Tham tụng không?”
Ông nhìn nàng:
“Phải. Nàng là cô Cầm chăng?”
Nàng nức nở đáp:
“Vâng, thiếp chính là cô Cầm ngày trước”.
Nguyên Cầm nương là danh ca trong đội nữ nhạc nhà Lê, cuối đời vua Hiển Tông (1740-1786), Nguyễn Du từng theo cha là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm vào cung chiêm bái các lễ khánh tiết và cùng với anh là Kiều Nhạc hầu Nguyễn Khản vào trong phủ chúa Trịnh Sâm dự yến nên thường được nghe nàng hát. Dần dần hai người yêu nhau vì sắc, trọng nhau vì tài, đã cùng nhau đi chơi thuyền trên Giám hồ ca hát ngâm vịnh, mượn trăng thanh gió mát để giãi bày tâm sự.
Sau gặp lúc loạn ông về núi Hồng Sơn ẩn lánh, còn nàng lưu lạc đi đâu không ai biết. Nay tự nhiên gặp nhau ở đây, nỗi mừng rỡ kể sao cho xiết.
Nàng níu áo ông kể lể:
“Khi Vũ Văn Nhậm thống trị Bắc hà, thiếp vẫn giữ nghề cũ, thường đựơc gọi vào trong dinh Đốc tướng hát. Các tướng Tây Sơn rất thích hát múa những điệu ở trong cung, có tối thiếp được thưởng mấy trăm quan tiền, mượn thanh sắc thiếp nhiều phen làm cho những danh tướng Tây Sơn thất điên bát đảo. Nào ngờ việc thay đổi, bãi bể hoá nương dâu, vua Quang Trung ra Bắc lần thứ hai giết Vũ Văn Nhậm, rồi quân Tàu ùn ùn kéo sang. Thiếp phải tránh về Kinh Bắc, vốn liếng mất hết, chỉ còn hai bàn tay trắng, lưu lạc hơn 10 năm, nếm trải đủ mùi cay đắng. Khi trở về cố đô thì cung phủ chúa Trịnh là đống tro tàn, dinh thự vương hầu thành đường quan lộ, mắt trông cảnh cũ, bao xiết thương tâm. Nơi múa hát xưa không biết vùi lấp đâu, thiếp bao phen tốn công tìm tòi mà không thấy.
Nay tuổi đã già, nhan sắc ngày càng phai lạt, thiếp thuê tạm mấy gian nhà lá ở ngoài thành, thỉnh thoảng trong dinh các quan yến tiệc hay dân gian tế lễ lại tìm thiếp đến hát.
Than ôi! Giang hà nhật hạ, món tiền thù tặng ít ỏi chẳng được như xưa, nhưng cũng nhờ đó làm kế sinh nhai cho qua ngày tháng. Thiếp nghĩ tủi phận mình kém người ca nữ trên bến Tầm Dương, vô duyên không kiếm đâu ra anh lái buôn chè tham lợi, nhưng rất tự hào là trong các đình đám, mỗi khi thiếp cất tiếng hát lên, bọn vương tôn công tử lại thì thầm: “Đấy là tiếng hát Cửa quyền ngày trước”.
Nghe nàng kể lể, ông ngậm ngùi than thở:
“Công đức nhà Lê hơn 300 năm và sự nghiệp anh hùng vua Quang Trung đã theo dòng nước trôi, duy chỉ còn tiếng hát Cửa quyền của nàng ca nữ”.
Sau khi từ biệt, trên đường đi, cảm thương khôn nén, ông soạn bài ca để gửi hứng :
Long thành cầm giả ca
Long thành giai nhân
Bất ký danh tự
Ðộc thiện huyền cầm
Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh
Học đắc tiên triều cung trung Cung Phụng khúc
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến
Thử thời tam thất chánh phương niên
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến
Hoãn như luơng phong độ tùng lâm
Thanh như chích hạc minh tại âm
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch
Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm
Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện
Tận thị Trung Hòa Ðại Nội âm
Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh đảo
Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo
Hào hoa ý khí lăng công hầu
Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo
Tính tương tam thập lục cung xuân
Hoán thủ Trường An vô giá bảo
Thử tịch hồi đầu nhị thập niên
Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên
Chỉ xích Long thành bất phục kiên (kiến)
Hà huống thành trung ca vũ diên
Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa
Nhan xú thần khô hình lược tiểu
Lang tạ tàn my bất sức trang
Thùy tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu
Cựu khúc tân thanh ám lệ thùy
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự
Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi
Thành quách suy di nhân sự cải
Kỷ độ tang điền biến thương hải
Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong
Ca vũ không lưu nhất nhân tại
Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì
Thương tâm vãng sự lệ triêm y
Nam Hà quy lai đầu tận bạch
Quái để giai nhân nhan sắc suy
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng
Khả liên đối diện bất tương tri.
Trên Thi viện đã có nhiều bản dịch thơ. Ở đây, xin giới thiệu thêm hai bản dịch:
1/
Bản dịch của
Bùi Khánh Đản:
Người đẹp Long thành,
Tính danh chẳng nhớ,
Đàn cầm nổi tiếng tài hoa,
Khắp thành đều gọi tên là Cầm nương,
Học được khúc Cung phụng trong cung triều trước,
Tự cho trên trời dưới đất ai cũng nhường,
Nhớ thuở thanh niên từng gặp gỡ,
Bên bờ hồ Giám tiệc đêm mở,
Nàng vừa hai mốt tuổi đương xuân,
Xuân phong ánh mặt hoa đào nở,
Má ửng như ngây đẹp tuyệt trần,
Năm cung thánh thót tay ngà lựa.
Êm như gió mát thoảng rừng thông,
Trong như tiếng hạc giữa thanh không,
Buồn như Trang Tích ngọa bệnh ngâm khúc Việt,
Mạnh như Tiến Phúc đầu bia sét đánh tung,
Người nghe khoan khoái đều không chán,
Chính khúc ngày xưa ở nội cung.
Tây Sơn văn võ hết thảy say mê mệt,
Lăn lóc đêm ngày hay chẳng biết,
Tả hữu đua nhau thưởng gấm là,
Tiền coi như rác quăng nào tiếc.
Vương hầu còn kém vẻ hào khí,
Bọn trẻ Ngũ lăng không đáng kể,
Đưa nhẹ ba mươi sáu tiếng tơ,
Đã thành bảo vật Trường an quý.
Tiệc ấy trải qua hai chục thu,
Về Nam sau buổi Tây Sơn thua,
Thăng Long gang tấc còn không thấy,
Huống cảnh trong thành múa hát xưa.
Tuyên phủ Sứ quân vì khách họp vui vẻ,
Trong tiệc ca nhi đều tuổi trẻ,
Cuối tiệc một người tóc đốm hoa,
Mình gầy mặt võ trông buồn tẻ,
Nét my tàn tạ, mặc sơ sài,
Ai biết là nàng thuở trước tiếng ca hay tuyệt thế.
Giọng mới cung xưa giọt lệ rơi,
Lặng nghe tiếng hát não lòng người,
Chợt khi nhớ đến truyện hai mươi năm trước,
Hồ Giám từng phen đã gặp ai,
Việc thế biến thiên thành quách đổ,
Biển dâu thay đổi bao nhiêu độ,
Tây Sơn sự nghiệp nhất đán đã tiêu tan.
Ca vũ một người còn mãi đó,
Trăm năm chớp mắt có gì đâu.
Truyện cũ thương tâm rỏ lệ sầu,
Từ lánh về Nam đầu đã bạc,
Giai nhân nhan sắc cũng phai màu,
Rõ ràng mở mắt ngờ trong mộng,
Gặp gỡ buồn thay chẳng biết nhau.
2/ Bản dịch của Trần Nhất Lang:
Gái Long thành không hay tên họ
Giỏi Nguyễn cầm lấy đó đặt tên
Tiếng đàn như nhạc cõi tiên
Khúc Cung phụng ấy của tiền triều xưa.
Nhớ thuở trước Giám Hồ yến tiệc
Tóc ta xanh đã biết tiếng nàng
Ngây thơ đôi tám mơ màng
Áo hồng, má đỏ lại càng dễ thương!
Tay nhẹ lướt năm cung trầm bổng
Tiếng khoan như gió thoảng ngàn thông
Trong như tiếng hạc trên không
Mạnh như tiếng sét đánh tung bia chùa;
Buồn như thể Trang xưa ngâm Việt
Khiến người nghe mải miết say sưa
Vốn là khúc nhạc ngày xưa
Trung Hòa Đại Nội để vua thưởng nhàn.
Khi quân lính Tây Sơn tiệc mở
Đã say như điếu đổ thâu canh
Thưởng tiền, tả hữu đua tranh
Bạc vung như nước cốt giành cuộc vui;
Nét hào hoa vương hầu nào sánh
Trẻ Ngũ Lăng có thấm vào đâu
Vẻ xuân hun đúc hạt châu
Cầm ca chi bảo đứng đầu Trường An.
Từ năm ấy đã tròn hai chục
Tây Sơn tàn, ta được vào Nam
Long thành lâu chửa ghé thăm
Người xưa múa hát thấy thầm trong mơ.
Quan Tuyên Phủ vì ta khoản đãi
Trong tiệc này có giải ca vui
Đào nương xuân nữ đương thời
Duy nơi cuối chiếu một người hoa râm,
Mặt vàng võ, tấm thân bé nhỏ
Môi không son, mày bỏ không tô
Ai hay người ấy bây giờ
Tài hoa đệ nhất ngày xưa một thời!
Khúc cũ dạo, lệ rơi từng giọt
Tai lắng nghe mà xót lòng ta
Bỗng dưng nhớ chuyện đã qua
Hai mươi năm trước Giám Hồ gặp nhau.
Cuộc hưng phế, bể dâu mấy độ
Thành đổi dời, người có khác chi
Tây Sơn triều cũ còn gì?
Còn chăng là một ca nhi tên Cầm!
Cõi nhân thế trăm năm là mấy
Cảm chuyện xưa áo tẩy dòng châu
Từ Nam trở lại, bạc đầu
Trách sao nhan sắc người đâu chẳng tàn.
Gặp nhau không dám hỏi han
Rưng rưng đôi mắt bàng hoàng xót xa.
Người đẹp Long thành,
Tính danh chẳng nhớ,
Đàn cầm nổi tiếng tài hoa,
Khắp thành đều gọi tên là Cầm nương,
Học được khúc Cung phụng trong cung triều trước,
Tự cho trên trời dưới đất ai cũng nhường,
Nhớ thuở thanh niên từng gặp gỡ,
Bên bờ hồ Giám tiệc đêm mở,
Nàng vừa hai mốt tuổi đương xuân,
Xuân phong ánh mặt hoa đào nở,
Má ửng như ngây đẹp tuyệt trần,
Năm cung thánh thót tay ngà lựa.
Êm như gió mát thoảng rừng thông,
Trong như tiếng hạc giữa thanh không,
Buồn như Trang Tích ngọa bệnh ngâm khúc Việt,
Mạnh như Tiến Phúc đầu bia sét đánh tung,
Người nghe khoan khoái đều không chán,
Chính khúc ngày xưa ở nội cung.
Tây Sơn văn võ hết thảy say mê mệt,
Lăn lóc đêm ngày hay chẳng biết,
Tả hữu đua nhau thưởng gấm là,
Tiền coi như rác quăng nào tiếc.
Vương hầu còn kém vẻ hào khí,
Bọn trẻ Ngũ lăng không đáng kể,
Đưa nhẹ ba mươi sáu tiếng tơ,
Đã thành bảo vật Trường an quý.
Tiệc ấy trải qua hai chục thu,
Về Nam sau buổi Tây Sơn thua,
Thăng Long gang tấc còn không thấy,
Huống cảnh trong thành múa hát xưa.
Tuyên phủ Sứ quân vì khách họp vui vẻ,
Trong tiệc ca nhi đều tuổi trẻ,
Cuối tiệc một người tóc đốm hoa,
Mình gầy mặt võ trông buồn tẻ,
Nét my tàn tạ, mặc sơ sài,
Ai biết là nàng thuở trước tiếng ca hay tuyệt thế.
Giọng mới cung xưa giọt lệ rơi,
Lặng nghe tiếng hát não lòng người,
Chợt khi nhớ đến truyện hai mươi năm trước,
Hồ Giám từng phen đã gặp ai,
Việc thế biến thiên thành quách đổ,
Biển dâu thay đổi bao nhiêu độ,
Tây Sơn sự nghiệp nhất đán đã tiêu tan.
Ca vũ một người còn mãi đó,
Trăm năm chớp mắt có gì đâu.
Truyện cũ thương tâm rỏ lệ sầu,
Từ lánh về Nam đầu đã bạc,
Giai nhân nhan sắc cũng phai màu,
Rõ ràng mở mắt ngờ trong mộng,
Gặp gỡ buồn thay chẳng biết nhau.
2/ Bản dịch của Trần Nhất Lang:
Gái Long thành không hay tên họ
Giỏi Nguyễn cầm lấy đó đặt tên
Tiếng đàn như nhạc cõi tiên
Khúc Cung phụng ấy của tiền triều xưa.
Nhớ thuở trước Giám Hồ yến tiệc
Tóc ta xanh đã biết tiếng nàng
Ngây thơ đôi tám mơ màng
Áo hồng, má đỏ lại càng dễ thương!
Tay nhẹ lướt năm cung trầm bổng
Tiếng khoan như gió thoảng ngàn thông
Trong như tiếng hạc trên không
Mạnh như tiếng sét đánh tung bia chùa;
Buồn như thể Trang xưa ngâm Việt
Khiến người nghe mải miết say sưa
Vốn là khúc nhạc ngày xưa
Trung Hòa Đại Nội để vua thưởng nhàn.
Khi quân lính Tây Sơn tiệc mở
Đã say như điếu đổ thâu canh
Thưởng tiền, tả hữu đua tranh
Bạc vung như nước cốt giành cuộc vui;
Nét hào hoa vương hầu nào sánh
Trẻ Ngũ Lăng có thấm vào đâu
Vẻ xuân hun đúc hạt châu
Cầm ca chi bảo đứng đầu Trường An.
Từ năm ấy đã tròn hai chục
Tây Sơn tàn, ta được vào Nam
Long thành lâu chửa ghé thăm
Người xưa múa hát thấy thầm trong mơ.
Quan Tuyên Phủ vì ta khoản đãi
Trong tiệc này có giải ca vui
Đào nương xuân nữ đương thời
Duy nơi cuối chiếu một người hoa râm,
Mặt vàng võ, tấm thân bé nhỏ
Môi không son, mày bỏ không tô
Ai hay người ấy bây giờ
Tài hoa đệ nhất ngày xưa một thời!
Khúc cũ dạo, lệ rơi từng giọt
Tai lắng nghe mà xót lòng ta
Bỗng dưng nhớ chuyện đã qua
Hai mươi năm trước Giám Hồ gặp nhau.
Cuộc hưng phế, bể dâu mấy độ
Thành đổi dời, người có khác chi
Tây Sơn triều cũ còn gì?
Còn chăng là một ca nhi tên Cầm!
Cõi nhân thế trăm năm là mấy
Cảm chuyện xưa áo tẩy dòng châu
Từ Nam trở lại, bạc đầu
Trách sao nhan sắc người đâu chẳng tàn.
Gặp nhau không dám hỏi han
Rưng rưng đôi mắt bàng hoàng xót xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét