Bài 11-SỰ KIỆN 30.4.1975 [Phần 1]
Bài 11
SỰ KIỆN 30.4.1975
[Phần 1]
Sự kiện 30 tháng 4 năm
1975, thường được gọi là Ngày 30 tháng Tư, Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất
Đất nước (tên gọi tại Việt Nam) hoặc ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ (Fall of
Saigon) (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen
trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài, là sự kiện chấm dứt Chiến
tranh Việt Nam khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến
vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực
tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt
Nam.
Sài Gòn sau đó được đổi
tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ
cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều
người đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng quy định mới
về hộ khẩu góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó, tuy nhiên tỷ lệ
giảm không nhiều (tốc độ giảm trung bình là 10.000 người mỗi năm trong khi dân
số Sài Gòn là gần 4 triệu người, nhưng đến năm 1979, dân số lại bắt đầu tăng trở
lại).
CÁC SỰ KIỆN DẪN ĐẾN 30
THÁNG 4
Sau Hiệp định Paris
tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hòa suy giảm nghiêm
trọng, nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm
1974. Sự suy sụp này còn do các mục tiêu tác chiến không thể hoàn thành như đã
định cũng như những thất bại liên tiếp trên chiến trường.
Hoa Kỳ giảm viện trợ
Sau khi quân đội Mỹ
rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa đã dần bị cắt
giảm:
Tài khóa 1973: 2,1 tỷ
USD
Tài khóa 1974: 1,4 tỷ
USD
Tài khóa 1975: 0,7 tỷ
USD
Theo lời kể của ông
Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng Kế hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc bấy
giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách
phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng 8 năm 1974 tại
Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:
Mới vài ngày trước đây
là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện
cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài Gòn đi Tokyo.
Giáo sư Nutter cũng rất
bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:
Quốc hội Hoa Kỳ đôi
khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung tâm Tài nguyên Đông Dương
(Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức
tìm cách tiêu diệt quý quốc.
Nền kinh tế và chi
tiêu của Việt Nam Cộng hòa duy trì được chủ yếu nhờ viện trợ Mỹ. Nền công nghiệp
miền Nam nhỏ bé, nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Lạm phát phi mã xảy ra
cùng với tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ.
Ông Bùi Diễm, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, nhận định tình hình kinh tế
và quân sự của miền Nam Việt Nam rất xấu khiến người dân không hài lòng với
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tiền lương quân nhân không đủ sống do đó tình
hình chính trị cũng xấu theo. Nạn đào ngũ là một vấn đề nghiêm trọng đối với
Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Riêng từ tháng 4 tới tháng 12/1974, có 176.000 lính
đào ngũ. Tại các lực lượng tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, biệt động
quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55%), tiếp theo là các đơn vị dù (30%) và thủy
quân lục chiến (15%). Trong khi đó, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy
trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn
sàng hy sinh mục đích cá nhân để cống hiến cho nỗ lực chiến tranh của tập thể,
đó là ưu thế quyết định của họ.[9] Bên cạnh đó, họ đã cố gắng duy trì nỗ lực
chiến tranh giải phóng đất nước suốt 30 năm và không có lý do gì để từ bỏ nó
khi mà quân đội của mình ngày càng hùng mạnh và chiếm được thế thượng phong. Mọi
người lính và chỉ huy quân Giải phóng đều cho rằng ngày chiến thắng đã cận kề,
chỉ còn cách họ một trận đánh cuối cùng.
Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng
hòa
Sau này, trong tập hồi
ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam đã viết: một trong những động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là
do Mỹ đã giảm viện trợ, khiến cho lực lượng quân lực Việt Nam Cộng hòa (vốn được
tổ chức rập khuôn theo lối đánh tốn kém của Mỹ) đã không thể có đủ tài chính để
duy trì số lượng lớn vũ khí. Đó là vì "hỏa lực không quân đã sút giảm gần
60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ,
và nhiên liệu." Trong khi quân đội Sài Gòn cần 3 tỉ đô mỗi năm để duy trì
bộ máy chiến tranh thì đối thủ của họ chỉ cần 10% con số đó để xây dựng một lực
lượng quân sự đủ lớn để vừa giữ vững miền Bắc vừa tăng cường quân đội chiến đấu
ở miền Nam. Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn do yếu tố tâm lý khi
tinh thần của binh lính xuống rất thấp, số lượng đào ngũ tăng mạnh. Ngay cả tại
những đơn vị tinh nhuệ của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, tỷ lệ đào ngũ cũng tăng
lên mức rất cao. Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55% mỗi năm), tiếp
theo là các đơn vị dù (30%) và thủy quân lục chiến (15%).
Tuy nhiên, quân số và
vũ khí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn có những sự vượt trội nhất định khi
có 1.351.000 quân, 383 xe tăng (162 M48A3, 221 M41) và 1.691 thiết giáp chở
quân M-113, không quân vượt trội hoàn toàn với 550 phi cơ A-1H, A-37 và F-5, 23
phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 phi cơ UH-1 và CH-47, khoảng 200 phi
cơ O1, O2 và U17, khoảng 150 phi cơ C7, C-47, C-119 và C-130), 1 không đoàn tân
trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC-119, AC-130 Spectre
Gunship. Ngoài ra còn có phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), phi đoàn quan
sát RC-119L và biệt đoàn đặc vụ 314, trong khi đó Quân Giải phóng không thể triển
khai lực lượng không quân ở miền Nam và lực lượng tăng thiết giáp cũng tương đối
hạn chế.[12] Ngay cả lực lượng bộ binh của quân Giải phóng cũng không thể đạt tới
con số 1 triệu quân, kể cả ở thời điểm cao nhất.
Theo hồi ký của Đại tướng
Văn Tiến Dũng thì cục diện chiến trường đang chuyển biến ngày càng bất lợi cho
quân lực Việt Nam Cộng hoà. Tại Khu 9, các cuộc hành quân lấn chiếm bị thất bại,
hơn 2.000 đồn bốt bị phá, 400 ấp chiến lược với gần 800.000 dân bị quân Giải
phóng xóa bỏ. Khu 8 có hơn 200 ấp chiến lược với hơn 130.000 dân bị xóa bỏ. Tại
Khu 5, quân Giải phóng đã chuyển lên thế tiến công ngày càng mạnh, mở rộng bàn
đạp vùng giáp ranh (Nông Sơn, Thượng Đức, Tuy Phước, Minh Long, Giá Vụt), xoá hẳn
gần 800 đồn bốt, giải phóng 250 ấp với 200.000 dân.
Trong hồi ký của mình,
Đại tướng Văn Tiến Dũng cho rằng tinh thần và sức chiến đấu của quân lực Việt
Nam Cộng hoà giảm sút rõ rệt. Do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, nhiều binh sĩ mất chỗ
dựa tinh thần từ lâu nay (được cường quốc số 1 hỗ trợ), nền kinh tế thì ngày
càng khó khăn do kinh tế khủng hoảng và nạn lạm phát 300% trong năm 1974. Có
170.000 lính đào ngũ, rã ngũ trong năm 1974, dù tăng cường thêm lính quân dịch
thì tổng số quân vẫn giảm 20.000 so với năm 1973. Cuối 1974, quân Giải phóng chủ
lực của miền Đông Nam Bộ phối hợp với lực lượng của địa phương mở chiến dịch Đường
14 - Phước Long giành thắng lợi lớn. Trong hơn 20 ngày quân Giải phóng đã diệt
và bắt trên 5.400 lính, thu 3.000 súng các loại, giải phóng thị xã Phước Long
và toàn tỉnh Phước Long. Chiến bại này đánh dấu một bước suy sụp mới của quân
Sài Gòn. Quân chủ lực của VNCH đã không còn đủ sức hành quân giải toả quy mô lớn
để lấy lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng trên các địa bàn giáp
ranh, dù Phước Long chỉ cách Sài Gòn 50 km.
Ngay sau thất bại Phước
Long, cố vấn Mỹ John Pilger đã tiên liệu trước về sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn
sẽ diễn ra trong nay mai. Ông viết:
Sài Gòn đang sụp đổ
trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là
"thủ đô tiêu dùng" nhưng chẳng hề sản xuất được một mặt hàng nào
ngoài chiến tranh. Trong hàng ngũ của quân đội lớn thứ tư thế giới vào thời điểm
đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ cả nghìn người trong một ngày...
DIỄN BIẾN CHÍNH TRỊ VÀ
QUÂN SỰ
Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam Cộng hòa
Tổng thống Gerald Ford
không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm ngân sách cho chiến trường Việt
Nam. Đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định Paris, Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam đã huy động gần như toàn bộ lực lượng của mình[15] gồm 270 ngàn quân chủ lực
cho chiến dịch, mở cuộc tấn công lớn trên toàn miền Nam Việt Nam, bắt đầu là ở
Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột thất thủ gây chấn động hệ thống phòng thủ của quân đội
Việt Nam Cộng hòa và là khởi đầu của những chiến dịch nối tiếp nhau.
Quân lực Việt Nam Cộng
hòa đông hơn nhiều với hơn 1,3 triệu quân[16] nhưng tỏ ra bất lực và đề nghị Mỹ
chi viện. Ngày 23 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu nhận được thư của Tổng thống Mỹ là
Gerald Ford:
Nhà Trắng
Ngày 22 tháng 3 năm 1975
Thưa Tổng thống,
Cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt Nam chống lại
quý quốc thật vô cùng xáo trộn khiến riêng cá nhân tôi lo âu. Theo quan điểm của
tôi, thì cuộc tấn công của Hà Nội tượng trưng cho một sự việc không kém gì sự
huỷ bỏ Hiệp định Paris bằng vũ lực.
Biến chuyển này mang theo hậu quả nghiêm trọng
nhất cho cả hai dân tộc chúng ta. Đối với Ngài và nhân dân Ngài thì đây là lúc
hy sinh lớn nhất, nó sẽ quyết định chính số phận quý quốc. Tôi tin tưởng rằng
dưới quyền lãnh đạo của Ngài, quân lực và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục
công cuộc bảo vệ kiên trì chống lại vụ xâm lược mới này. Tôi cũng tin tưởng chắc
chắn rằng nếu có được sự yểm trợ bổ túc từ bên ngoài vào thì quý quốc sẽ thắng
thế trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của mình.
Riêng đối với Hoa Kỳ thì vấn đề cũng không kém
phần cấp bách.
Khi hành động như thế này, Hà Nội đang tìm cách
huỷ diệt tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu để thành đạt, với phí tổn vô
cùng to lớn, suốt mười năm qua.
Sự quyết tâm của Hoa Kỳ để yểm trợ một người bạn
đang bị các lực lượng (Bắc Việt) với vũ khí hùng mạnh tấn công, hoàn toàn vi phạm
một thoả ước quốc tế (đã được ký kết) long trọng, là một điều hết sức cần thiết.
Riêng tôi, tôi quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ đứng vững
sau lưng Việt Nam Cộng hòa trong giờ phút tối quan trọng này. Với mục đích tôn
trọng những bổn phận của Hoa Kỳ trong tình thế này, tôi đang theo dõi những biến
chuyển với chủ tâm cao độ nhất và đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn của
tôi về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép. Về việc
cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ
cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường.
Trước khi chấm dứt, tôi xin được nhắc lại một lần
nữa lòng cảm phục liên tục của tôi đối với quyết tâm của Ngài và đối với sức bền
bỉ và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa.
Kính thư,
(ký) Gerald R. Ford
Dù là nói tới quyết
tâm ủng hộ nhưng người thảo bức thư đã khôn khéo gài vào: "(tôi) đang khẩn
cấp tham khảo ý kiến các cố vấn về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi
và pháp luật cho phép".
Ngày 23 tháng 3, Huế
rơi vào tay Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong khi ở Đà Nẵng, hàng ngàn
binh lính tìm cách chạy thoát một cách thiếu tổ chức bằng đường biển khỏi thành
phố đang bị bao vây và nã pháo. Trong 4 sư đoàn bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng
hòa, 4 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân, tổng cộng
12 vạn quân và hàng ngàn nhân viên quân sự và địa phương quân, chỉ có 16.000
rút được. Trong số gần 2 triệu dân thường dồn lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 3,
chỉ có hơn 50.000 sơ tán được bằng đường thủy.Còn lại là 70.000 binh sĩ VNCH bị
bắt làm tù binh.[20] Ngoài ra 33 máy bay phản lực A-37 còn nguyên vẹn cùng gần
60 máy bay khác tại căn cứ không quân Phù Cát cũng bị bỏ lại. Trong cuộc sụp đổ
của Đà Nẵng, không có một trận chiến nào. Khi Quân Giải phóng tiến vào thành phố,
không mấy binh sĩ VNCH đóng quanh thành phố chống cự. Các trung tâm phòng thủ
còn lại dọc theo bờ biển cũng nhanh chóng tan vỡ dây chuyền: Quảng Ngãi ngày 24
tháng 3; Quy Nhơn và Nha Trang ngày 1 tháng 4; và cảng Cam Ranh ngày 3 tháng 4.
Ngày 28/3/1975, Tổng
tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ, tướng Frederick C. Weyand, bay sang Sài Gòn khảo
sát tình hình để báo cáo cho Tổng thống Mỹ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ là James
R. Schlesinger đã chỉ đạo Weyand không được hứa gì nhiều với chính quyền Nguyễn
Văn Thiệu vì không thể đảo ngược được tình thế, ông ta thấy tình hình của quân
Việt Nam Cộng hòa đã trở nên quá tồi tệ.
Sau khi tướng Weyand về
Mỹ, Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger tuyên bố một giả thuyết giật gân, rằng
"nếu cộng sản nắm chính quyền thì có thể 200.000 người Việt Nam sẽ bị tàn
sát”. Sáng hôm sau, tờ báo Pacific Starsand Stripes (tờ báo của quân đội Mỹ),
xuất bản ở Sài Gòn, đăng lại lời tuyên bố ấy bằng chữ đậm. Nhiều người dân ở miền
Nam Việt Nam tin lời Schlesinger và hoảng sợ, bỏ nhà cửa để tìm cách chạy trốn
(tuy nhiên, cuối cùng không có một cuộc tàn sát nào xảy ra, quân Giải phóng tiến
vào Sài Gòn một cách thuận lợi với sự hỗ trợ của nhiều người dân, nhiều người
dân khác thì rất ngạc nhiên vì quân Giải phóng có thái độ mềm mỏng và kỷ luật tốt,
họ không hề tiến hành cướp bóc hoặc phá phách như những gì báo chí Mỹ-VNCH
tuyên truyền).
Thấy rõ sự thất bại
không thể cứu vãn nổi, sau khi xem báo cáo của Weyand, Ngoại trưởng Henry
Kissinger đã nguyền rủa: “Sao bọn chúng (Việt Nam Cộng hòa) không chết quách
đi. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống vất vưởng hoài”. Phần lớn
nhân vật trong Quốc hội và Chính phủ Mỹ phản đối việc đưa quân Mỹ trở lại Việt
Nam. Vấn đề cấp bách hơn lúc này là phải đưa người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa bỏ
ra nước ngoài
Trong nửa đầu tháng 4,
với Quân đoàn 2 của quân Giải phóng từ phía bắc tiến vào và quân đoàn 3 từ Tây
Nguyên đổ xuống, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa lần lượt
rơi vào tay Quân Giải phóng.
Ngày 9 tháng 4, Quân
đoàn 4 Quân giải phóng định đánh chiếm huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trên hành
tiến - tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng của Sài Gòn - nhưng Sư đoàn 18 của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự ác liệt có tổ chức để giữ vững được thị xã.
Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Trận Xuân Lộc đã gây thương vong rất lớn cho cả hai bên.
Ngày 17 tháng 4, Thượng
viện Hoa Kỳ từ chối khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 722 triệu Mỹ kim mà chính
phủ Gerald Ford đề nghị. Tuy không ai tin rằng viện trợ Mỹ có thể xoay chuyển
tình thế, một số chuyên viên như Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger hy vọng rằng
ngân khoản đó có thể giúp Việt Nam Cộng Hòa lấy lại được đủ vị thế về quân sự để
thuyết phục đối phương ngừng tiến quân và đàm phán. Hai ngày sau phán quyết này
của Thượng viện, giám đốc CIA William Colby nói với tổng thống Ford: "Nam
Việt Nam đang đối mặt với thất bại hoàn toàn và nhanh chóng". Các chuyến
bay di tản do CIA tổ chức đã bắt đầu đưa các cộng tác viên người Việt rời Việt
Nam, và Sứ quán Mỹ đã bắt đầu đốt tài liệu mật từ trước đó. Ngày 20 tháng 4 các
thủ tục pháp luật được đơn giản hóa cho việc sơ tán người Việt bắt đầu có hiệu
lực. Việc sơ tán này được thực hiện tại sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, do tướng
Homer Smith chỉ huy. Các máy bay C-130 và C-140 liên tục lên xuống vào ban
ngày; công việc giấy tờ được tiếp tục suốt đêm. Tướng Smith đã phải dùng đến
toàn bộ trung đội Thủy quân lục chiến số 43 của Mỹ để giữ trật tự tại Tân Sơn
Nhất.
Ngày 20 tháng 4, lực
lượng phòng thủ Xuân Lộc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị buộc phải rút lui.
Khi Xuân Lộc thất thủ, không còn gì có thể cứu vãn chế độ Sài Gòn nữa. Việc bỏ
Xuân Lộc khiến Sài Gòn gần như bỏ ngỏ, không còn phòng thủ từ xa nữa; Quân giải
phóng áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Cùng ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mỹ
Martin đến phủ Tổng thống thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu từ chức, bởi phía Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã liên tục tuyên bố sẽ không đàm phán với tổng thống Thiệu.
Do sức ép lớn từ các
tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, bộ
trưởng kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối ngày 21 tháng 4
năm 1975. Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình phát biểu
suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ.
Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa
thách thức: “Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một
mình thì làm sao ăn nổi. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…”. Ông Thiệu lên án thẳng
Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo."
Cũng trong bài diễn
văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng ông ta sẽ không bỏ chạy mà
sẽ tiếp tục cầm súng chiến đấu: "Dù mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu,
quân đội vẫn còn trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn
Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ...". Tuy nhiên,
những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Sau khi từ chức,
ông Thiệu về nhà, đề nghị Mỹ thu xếp một chuyến bay để đưa ông ta và gia đình
ra nước ngoài. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi
Sài Gòn vào đêm ngày 25/4/1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật
trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar - trưởng CIA ở Sài Gòn Để cho
việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn
Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch
(dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần).
Phó Tổng thống Trần
Văn Hương lên thay nhưng phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
không chấp nhận nói chuyện với ông. Thời điểm 21 tháng 4 khi Nguyễn Văn Thiệu từ
chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng "chìa khóa
là ngày 21 tháng 4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn
công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy."
Đêm hôm đó, tại sở chỉ huy tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng
Văn Tiến Dũng, người chỉ huy các cánh quân Giải phóng tiến về thành phố, ra lệnh
bắt đầu cuộc tổng tiến công.
Để đảm bảo áp đảo chắc
thắng, Quân Giải Phóng đưa thêm cả Quân đoàn 1 (hay còn gọi là Binh đoàn Quyết
thắng) bằng tàu biển và hàng không vào chiến trường cho trận cuối cùng có tên
là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn,
tổ chức thành 5 quân đoàn.
Trong nỗ lực cuối
cùng, tướng Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trước khoảng 6 nghìn người Thiên Chúa giáo
hữu khuynh vào xế trưa ngày 25/4 về chuyện phòng thủ Sài Gòn, rằng "ông ta
sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết, những kẻ chạy theo Mỹ là hèn
nhát". Phụ nữ và trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, còn người dân Sài
Gòn "sẽ ở lại chiến đấu". Thậm chí Nguyễn Cao Kỳ còn tuyên bố rằng:
Sài Gòn "sẽ trở thành một Leningrad thứ hai" (Leningrad là nơi quân
dân Liên Xô đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm của kẻ thù). Việc phân phối
vũ khí sẽ được ông ta cho làm ngay, mọi người nên ở lại Sài Gòn để chiến đấu.
Nhưng tất cả chỉ là những lời nói suông và chẳng được thực hiện một chút nào.
Sau khi phát biểu xong, Nguyễn Cao Kỳ bỏ vào sân bay Tân Sơn Nhất để sắp xếp
cho các máy bay di tản sang Thái Lan và đồng thời cũng bí mật ra lệnh cho một
trực thăng đến đón mình. Sáng ngày 29/4/1975, Nguyễn Cao Kỳ đã dùng trực thăng
chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông
từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.[33]
WIKIPEDIA
Nhận xét
Đăng nhận xét