TUYỆT ĐỐI TỪ CHỐI 5 LOẠI “NHỜ VẢ” NÀY
TUYỆT ĐỐI TỪ CHỐI
5 LOẠI “NHỜ VẢ” NÀY
Nếu
nói thông minh là một loại thiên phú, như vậy lương thiện chính là một loại chọn
lựa. Nó là nền tảng của cuộc sống, kết nối tình thương giữa người với người. Có
tâm lương thiện là tốt, nhưng phải biết cách tự bảo vệ mình, càng nên hiểu rõ
dùng tâm lương thiện ở đúng người đúng việc.
Lòng
tốt cần sử dụng đúng người đúng việc, bạn nên nhớ trong cuộc sống này, không phải
ai cũng "xứng" để nhận được sự giúp đỡ.
Trong
cuộc sống, có năm loại nhờ vả, dù bạn và đối phương có quan hệ tốt đến đâu đi nữa,
cũng tuyệt đối không nên giúp đỡ.
1.
Đừng giúp những việc vượt quá năng lực bản thân
Người
xưa có câu: "Sức hèn chớ vác nặng nhiều, nói không trọng lượng chớ điều
khuyên ai."
Câu
này muốn khuyên mọi người chỉ nên làm những gì mà bản thân có đủ năng lực, cho
dù muốn làm việc thiện cũng nên hiểu rõ chừng mực.
Những
việc nằm trong khả năng, có thể giúp cứ giúp, những việc nằm ngoài khả năng, đừng
miễn cưỡng bản thân làm gì.
Vì
cái tiếng "người tốt", vì để giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết, cố ép
bản thân đi giúp những việc nằm ngoài tầm với, không chỉ tự gia tăng áp lực cho
bản thân, mà còn mất rất nhiều trí lực và thời gian, thậm chí có khi còn phản
tác dụng.
Biết
cách từ chối, cũng là một trong những biểu hiện của sự trưởng thành.
Thực
ra không giúp những việc không thể, chính là lựa chọn tốt nhất cho bản thân và
người khác: vừa không tự làm khó bản thân, lại có thể để người kia tự đưa ra một
lựa chọn mới.
Đây
mới là biểu hiện trách nhiệm tốt nhất đối với bản thân và người khác.
Cho
nên, đừng vì làm người tốt mà cái gì cũng nhận giúp, làm liên lụy bản thân, khiến
bản thân mệt mỏi, cũng đừng vì chữ "Xin lỗi, tôi không thể giúp" của
đối phương mà giận dỗi, ôm hận.
Việc
của bản thân nên tự mình nghĩ cách giải quyết. Muốn làm người tốt cũng nên tùy
vào khả năng của mình, như vậy mới đem lại kết quả tốt.
2.
Đừng giúp những việc làm hại đến người khác
Nếu
có người nhờ bạn làm những việc tổn thương người khác, dù có thân thiết, cũng đừng
nên mù quáng giúp đỡ.
Đừng
vì một phút nghĩa khí nhất thời, mà để hối hận cả một đời. Bạn sẽ mãi mãi không
biết được, cái bạn gọi là "lương thiện", là "người tốt"
kia, sẽ gây thương tổn đến người khác như thế nào đâu.
Trong
trường hợp này, lòng thiện của bạn lại giúp người khác làm điều ác, và chính bạn...
cũng đang làm điều ác.
3.
Đừng giúp người khác đưa ra quyết định quan trọng
Đừng
giúp người khác trong việc quyết định những chuyện quan trọng.
Đừng
để sự nhiệt tình của bản thân dẫn người khác đến quyết định sai lầm, cũng đừng
để những hạn chế của bản thân ảnh hưởng đến người khác.
Tôi
đã từng đọc một đoạn văn trong sách có nội dung rất đáng suy ngẫm:
"Đến
khi bạn già rồi, nhìn lại quá khứ, nhớ lại những việc đã từng trải qua, từ việc
du học đến lần đầu tiên quyết định công việc cho bản thân, từ việc chọn người
yêu đến đối tượng kết hôn, tất cả đều là những thay đổi lớn trong số phận, buộc
bạn tự đưa ra quyết định.
Thế
nên, dù bạn có kinh nghiệm nhiều đến đâu chăng nữa cũng đừng nên giúp bất cứ ai
quyết định những việc quan trọng trong đời họ.
Dù
người đó có là người thân, bạn thân đi nữa, cũng không nên giúp họ việc này. Bởi
vì sau tất cả những quyết định, đó là cuộc đời của họ, không phải bạn.
4.
Đừng giúp người khác những chuyện liên quan đến tiền bạc và lợi ích
Những
người càng tốt bụng lại càng khó nhận ra ý xấu từ người khác.
Đa
số rất nhiều người lương thiện sẽ không để ý, cũng không nhận ra bản thân mình
đang bị người khác tính kế, lợi dụng lòng tốt của họ để làm chuyện xấu.
Có
đôi khi, bạn dùng hết cả tấm lòng để giúp người ta, khiến bản thân mệt mỏi, người
nhà bận tâm, nhưng đến cuối cùng lại chỉ nhận được sự phản bội, bị người ta
"cắn ngược" một cái.
Đây
cũng là một trong những lý do mà con người trong xã hội ngày nay mang tiếng
"lạnh lùng, vô tâm". Bởi vì có quá nhiều sự lừa gạt, dối trá, nên họ
lựa chọn vô cảm với cuộc sống.
Giữa
bạn bè, người thân với nhau, khi gặp khó khăn, thỉnh thoảng nhờ giúp đỡ là một
việc hết sức bình thường.
Nhưng
người xưa có câu rất đúng: "Không nên có tâm hại người, nhưng nhất định phải
có tâm phòng người.
Vì
thế, những việc liên quan đến tiền bạc và lợi ích, đừng nên tùy tiện giúp đỡ,
phải biết thận trọng suy xét rõ ràng.
Bạn
nên nhớ kỹ, bạn không chỉ có một mình, phía sau bạn còn có cả một gia đình. Vì
vậy đừng vì một phút nhất thời làm người tốt mà liên lụy những người thân yêu của
mình.
5
Đừng giúp những người không biết ơn, biết "đủ"
Đôi
khi, cho một nắm gạo, người ta có thể coi bạn là "ân nhân", nhưng cho
một bao gạo, người ta sẽ coi bạn là kẻ thù.
Đưa
hoa hồng cho người biết thưởng thức, người ta sẽ quay đầu mỉm cười với bạn một
cái. Ngược lại, đưa hoa hồng cho người không biết ơn, anh ta chỉ biết
"soi" gai trên hoa hồng và nghĩ bạn không có ý tốt.
Lòng
tốt của bạn cũng như vậy, bạn giúp những người khác nhau sẽ nhận được kết quả
hoàn toàn khác nhau.
Đừng
tự làm bản thân khó xử, đừng giúp những người không biết ơn, biết "đủ",
đừng khiến tâm thiện của bản thân bị "nhiễm bẩn" bởi những người
không đáng, cũng đừng để lòng tốt của bản thân bị người ta chà đạp.
Đối
với một người biết ơn, dù bạn chỉ giúp việc nhỏ xíu, anh ta vẫn không quên tình
nghĩa. Đối với một người vô ơn, dù bạn có giúp anh ta nhiều hơn nữa, anh ta đều
cho rằng sự giúp đỡ của bạn là hiển nhiên.
Đến
một ngày nào đó bạn không thể giúp đỡ được nữa, anh ta sẽ nghĩ rằng bạn nợ anh
ta.
Lòng
tham con người là vô đáy, đối với những người không biết "đủ", sự lương
thiện của bạn sau này sẽ chỉ làm hại bản thân bạn.
Bạn
sẽ không thể gọi được một người đang giả vờ ngủ thức dậy, cũng sẽ không thể nào
làm thỏa mãn được một người vô ơn và tham lam.
Lương
thiện và nhân ái là miễn phí, nhưng nó không phải thứ đồ rẻ mạt. Lòng tốt cần sử
dụng đúng người, yêu thương cần có lý trí, nên nhớ, không phải ai cũng xứng để
được nhận lòng tốt và tình yêu thương.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét