“HỒ” TRONG “HỒ CHÍ MINH” CÓ PHẢI LÀ “HỒ NƯỚC”?


“HỒ” TRONG “HỒ CHÍ MINH”
CÓ PHẢI LÀ “HỒ NƯỚC”?


Chữ "Hồ" trong Hồ Chí Minh -Ảnh: ST trên một trang mạng TQ
Sáng nay (21/5/2017), tình cờ đọc bài do GS Trần Đình Sử chia sẻ trên FB:  “Giả thuyết về ẩn ýtên Người – Hồ Chí Minh” (Báo “Giáo dục Việt Nam" - 19/5/2017) của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.

Lời giới thiệu của toà soạn: “Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Tiền Giang) chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ tên của Người - Hồ Chí Minh”.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Thịnh  đặt vấn đề:

“Vào năm 1940, ở tuổi “tri thiên mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đổi tên thành Hồ Chí Minh và giữ mãi họ tên này.

Điều khó hiểu nhất là tại sao Người lại chuyển từ họ Nguyễn sang họ Hồ, phải chăng Người có ẩn ý?

Sau khi đưa ra những “tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng”, và “tìm hiểu, nghiên cứu hoàn cảnh sống” khá công phu, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh đưa ra “giả thuyết”:

“Minh tượng trưng cho Trí tuệ, Chí tượng trưng cho Ý chí, vậy Hồ có tượng trưng cho Tình người không?

Cũng có thể được nếu ta hình dung một mặt hồ phẳng lặng, bao dung, tượng trưng cho lòng nhân ái, cho Tình người.

Phải chăng Người muốn hàm ý nhấn mạnh một chân lý bình thường nhưng vô cùng cần thiết cho chúng ta hiện nay và mai sau, đó là giá trị của con người được đúc kết qua ba nhân tố “Tình người, Ý chí, Trí tuệ”.

Không biết, ông Nguyễn Viết Thịnh là Tiến sĩ (chuyên môn) gì, nhưng cách giải thích ý nghĩa của chữ “Hồ” trong Hồ Chí Minh: Hồ (nước) = Tình người, quả là ngộ nghĩnh.

“Ngộ nghĩnh” ở chỗ Tiến sĩ đã nhầm lẫn giữa hai chữ “HỒ” đồng âm, dị tự, dị nghĩa:
1.
“HỒ” là tên họ người (trong Hồ Chí Minh 胡志明), tự hình là  (gồm chữ cổ  biểu thanh, bộ nhục () biểu ý, nghĩa gốc là cái yếm cổ con bò, hoặc yếm thịt ở cổ các giống chim (như gà tây), và các con thú khác). Chữ “Hồ” (trong Hồ Chí Minh 胡志明) không có nghĩa nào chỉ về hồ, đầm[1]. (Lưu ý: Có người khi chiết tự, thì phân tích bộ nhục () thành bộ nguyệt ; cổ  nguyệt  = hồ . Điều này có thể chấp nhận được trong chiết tự).
2.
“HỒ” nghĩa là hồ nước, tự hình là  (chữ Hồ  có bộ thuỷ biểu thị nước, chữ “hồ”  biểu thanh, nghĩa gốc nghĩa là “hồ, đầm”). Đây chính là chữ “HỒ” mà Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh đem ra “tán” (làm cơ sở) để giải thích nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh (cũng như tất cả những người họ Hồ khác ở Việt Nam, Trung Quốc) không ai lấy chữ hồ  này để ghi tên họ[2].

Bút tích của Hồ Chí Minh (1968). "Việt Trung hữu nghị, Vạn cổ trường thanh, Hồ Chí Minh, nhất cửu lục bát niên thư"
 Theo chúng tôi, dù Hồ Chí Minh có lấy chữ hồ  (nghĩa là hồ nước) để ghi tên họ mình đi chăng nữa, thì “giả thuyết” của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cũng hết sức khiên cưỡng, “tán tụng” một cách vô căn cứ. Huống chi, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh lại lấy chữ “hồ”  (nghĩa gốc là cái yếm con bò, sau dùng chỉ tên họ người) để “hình dung một mặt hồ phẳng lặng, bao dung, tượng trưng cho lòng nhân ái, cho Tình người”, thì quả là kì tài! Phải chăng, ý Tiến sĩ vì “hồ” này không có nước nên nó tuyệt đối “phẳng lặng, bao dung”, hay ông muốn đổi họ "Hồ"  = "Hồ" ?[3].

           Có một thực tế là nhiều người năng lực nghiên cứu yếu kém, nhưng cứ viết bài, ra sách, “ăn theo Hồ Chí Minh”, “đi lên từ Bác”. Thế rồi, “hết nạc vạc đến xương”. Nói như dân gian, đến chuyện “ị không ra” cũng đem phân tích, tán tụng, gán ghép cho tiền nhân, lãnh tụ đủ thứ không hề có thật. Lại nữa, báo chí, nhà xuất bản cứ thấy viết sách, viết bài ca ngợi, tán tụng lãnh tụ là in ngay, ca ngợi lãnh tụ đồng nghĩa với yêu nước, yêu Đảng, đôi khi không cần biết mức độ chính xác của tư liệu đến đâu. (Cách đây 4 năm, chúng tôi đã từng có loạt bài về những cuốn sách bình giảng về thơ chữ Hán Hồ Chí Minh có quá nhiều sai sót của Nhà phê bình Lê Xuân Đức – một trong những người “đi lên từ thơ Bác”). Trường hợp bài “Giả thuyết về ẩn ý tên Người – Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cho thêm một ví dụ. 

         Viết đến đây bỗng nghĩ, lẽ ra tôi và bạn đọc không nên mất thời gian vào những bài như thế này. Nhưng thôi, đã đọc, lại trót ngứa tay viết rồi thì đăng lên vậy, xem như là một cách hưởng ứng bài do GS Trần Đình Sử chia sẻ,

Hoàng Tuấn Công
5/2017
Chú thích:
Bạn đọc tham khảo và so sánh thêm một số nghĩa của hai chữ “hồ”:
1.  (tên họ người):  “ [hồ] [Pinyin: hú] ① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): 胡人 Người Hồ, dân tộc Hồ; 胡兵伺便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn); ② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy:  Nói ẩu, nói tầm bậy; ③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: 胡不歸? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); 胡爲乎來哉! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); 胡可得而法? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); 國胡以饋之? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【胡爲】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: 胡爲至今而不朝也? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); 譆!汝非盜耶?胡爲而食我? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu); ④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;⑤ (văn) Đen: 或謔張飛胡或笑鄧艾吃 Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi); ⑥ (văn) Dài lâu: 永受胡福 Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ); ⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ; ⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang); ⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên); ⑩ [Hú] (Họ) Hồ.
2.  (hồ nước)  [hồ] [Pinyin: hú] ① Hồ: 湖畔 Bờ hồ; 洞庭湖 Hồ Động Đình; 湖水清清 Nước hồ trong xanh; ② Hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc (gọi tắt) [trích Hán Việt từ điển-Trần Văn Chánh].

[3]-Trong bài này chúng tôi không bàn đến chuyện tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lấy tên là Hồ Chí Minh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến