TIẾNG SÉT ÁI TÌNH
Vâng, “Tiếng sét ái tình” là cụm từ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 20, ví dụ như câu: “Chàng đã bị tiếng sét ái tình” trong tiểu thuyết Nửa đêm trăng sụp (1963) của Bình Nguyên Lộc (tr.15).
“Tiếng sét ái tình” là cụm từ phỏng dịch (hoặc phát triển) từ “Coup de foudre” – một thành ngữ xuất hiện trong tiếng Pháp từ thế kỷ 17, vào thời đó “Coup de foudre” chỉ có nghĩa là “tiếng sét” hay “cú sét đánh”. Khi biên soạn từ điển Việt – Pháp, Jean Bonet cũng giải thích như vậy: “coup de foudre – Đánh sét” (Dictionnaire Annamite-Français (Langue Officielle Et Langue Vulgaire), 1900, tr. 208). “Đánh sét” tức là “cú sét đánh” theo ngữ pháp hiện nay, gắn liền với sự kinh ngạc do một sự kiện bất ngờ, khó chịu gây ra, chứ không liên quan gì với ái tình. Xét về nghĩa bóng thì thuật ngữ này “là những phiền não không lường trước được, giống như những đường kim tuyến xuyên qua trái tim chúng ta” (Dictionnaire universel của Antoine Furetière (1690). Đến cuối thế kỷ 18, cụm từ này mới tỏ ra lãng mạn: “coup de foudre” là sự nảy sinh bất ngờ của tình yêu mãnh liệt” – Từ điển của Viện Hàn lâm Pháp (Dictionnaire de l’académie française, 1798).
“Tiếng sét ái tình” là một hiện tượng cổ xưa, một kiểu tình yêu dữ dội hay điên cuồng mà người Hy Lạp gọi là “theia mania” (“sự điên rồ từ các vị thần”). Trong Kinh Thánh, “tiếng sét ái tình” xuất hiện khi lần đầu tiên Isaac nhìn thấy Rebekah (Sáng thế ký 24:67), hay khi Jacob gặp mặt Rachel lần đầu.
“Tiếng sét ái tình” là hiệu ứng tâm lý, mang tính ẩn dụ, liên quan đến “mũi tên tình yêu” hoặc “phi tiêu tình yêu”, những cụm từ có nguồn gốc từ thần Eros hay Cupid, đôi khi là từ thần Rumor trong thần thoại Hy Lạp và La Mã.
Vào thời Trung cổ, Phục hưng và Baroque, “mũi tên tình yêu” là mô típ để các nhà thơ hát rong người Provençal ở miền Nam nước Pháp sử dụng, đặc biệt là trong thế kỷ 11 và 12, rồi trở thành một phần của truyền thống tình yêu cung đình ở châu Âu. Trong văn chương có nhiều câu chuyện về tiếng sét ái tình, chẳng hạn như nhân vật Romeo đã yêu Juliet ngay từ cái nhìn đầu tiên (Romeo and Juliet – 1597 của William Shakespeare); như Marius Pontmercy và Cosette yêu nhau ngay khi nhìn vào mắt nhau (Les Misérables – 1862 của Victor Hugo)…
Trong truyện cổ tích VN cũng có những “tiếng sét ái tình”, chẳng hạn như cảm giác lần đầu chàng Trương Chi (con nhà thuyền chài) gặp Mỵ Nương (con quan tể tướng). Nếu “Tiếng sét ái tình” trong tiếng Việt dùng để mô tả cảm giác “yêu từ cái nhìn đầu đầu tiên”, thì người Pháp sử dụng thuật ngữ Coup de foudre, tương ứng với nghĩa của Love at first sight trong tiếng Anh, Amore a prima vista (Ý) hay Flechazo (Tây Ban Nha); và cũng tương tự như Любо́вь с пе́рвого взгля́да trong tiếng Nga; Hitomebore (一目ぼれ) – Nhật hay Yījiànzhōngqíng (一見鍾情) trong tiếng Trung Quốc – phiên Hán Việt là “Nhất kiến chung tình”.
Vâng, trong văn học Trung Quốc cũng có nhiều trường hợp “nhất kiến chung tình”, ví dụ như chuyện tình giữa Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy trong kịch Tây Sương ký của Vương Thực Phủ; hay Lý Thiên Kim và Bùi Nghiêu Tuấn trong vở Tường đầu mã thượng của Bạch Phác…
“Tiếng sét ái tình” là cụm từ phỏng dịch (hoặc phát triển) từ “Coup de foudre” – một thành ngữ xuất hiện trong tiếng Pháp từ thế kỷ 17, vào thời đó “Coup de foudre” chỉ có nghĩa là “tiếng sét” hay “cú sét đánh”. Khi biên soạn từ điển Việt – Pháp, Jean Bonet cũng giải thích như vậy: “coup de foudre – Đánh sét” (Dictionnaire Annamite-Français (Langue Officielle Et Langue Vulgaire), 1900, tr. 208). “Đánh sét” tức là “cú sét đánh” theo ngữ pháp hiện nay, gắn liền với sự kinh ngạc do một sự kiện bất ngờ, khó chịu gây ra, chứ không liên quan gì với ái tình. Xét về nghĩa bóng thì thuật ngữ này “là những phiền não không lường trước được, giống như những đường kim tuyến xuyên qua trái tim chúng ta” (Dictionnaire universel của Antoine Furetière (1690). Đến cuối thế kỷ 18, cụm từ này mới tỏ ra lãng mạn: “coup de foudre” là sự nảy sinh bất ngờ của tình yêu mãnh liệt” – Từ điển của Viện Hàn lâm Pháp (Dictionnaire de l’académie française, 1798).
“Tiếng sét ái tình” là một hiện tượng cổ xưa, một kiểu tình yêu dữ dội hay điên cuồng mà người Hy Lạp gọi là “theia mania” (“sự điên rồ từ các vị thần”). Trong Kinh Thánh, “tiếng sét ái tình” xuất hiện khi lần đầu tiên Isaac nhìn thấy Rebekah (Sáng thế ký 24:67), hay khi Jacob gặp mặt Rachel lần đầu.
“Tiếng sét ái tình” là hiệu ứng tâm lý, mang tính ẩn dụ, liên quan đến “mũi tên tình yêu” hoặc “phi tiêu tình yêu”, những cụm từ có nguồn gốc từ thần Eros hay Cupid, đôi khi là từ thần Rumor trong thần thoại Hy Lạp và La Mã.
Vào thời Trung cổ, Phục hưng và Baroque, “mũi tên tình yêu” là mô típ để các nhà thơ hát rong người Provençal ở miền Nam nước Pháp sử dụng, đặc biệt là trong thế kỷ 11 và 12, rồi trở thành một phần của truyền thống tình yêu cung đình ở châu Âu. Trong văn chương có nhiều câu chuyện về tiếng sét ái tình, chẳng hạn như nhân vật Romeo đã yêu Juliet ngay từ cái nhìn đầu tiên (Romeo and Juliet – 1597 của William Shakespeare); như Marius Pontmercy và Cosette yêu nhau ngay khi nhìn vào mắt nhau (Les Misérables – 1862 của Victor Hugo)…
Trong truyện cổ tích VN cũng có những “tiếng sét ái tình”, chẳng hạn như cảm giác lần đầu chàng Trương Chi (con nhà thuyền chài) gặp Mỵ Nương (con quan tể tướng). Nếu “Tiếng sét ái tình” trong tiếng Việt dùng để mô tả cảm giác “yêu từ cái nhìn đầu đầu tiên”, thì người Pháp sử dụng thuật ngữ Coup de foudre, tương ứng với nghĩa của Love at first sight trong tiếng Anh, Amore a prima vista (Ý) hay Flechazo (Tây Ban Nha); và cũng tương tự như Любо́вь с пе́рвого взгля́да trong tiếng Nga; Hitomebore (一目ぼれ) – Nhật hay Yījiànzhōngqíng (一見鍾情) trong tiếng Trung Quốc – phiên Hán Việt là “Nhất kiến chung tình”.
Vâng, trong văn học Trung Quốc cũng có nhiều trường hợp “nhất kiến chung tình”, ví dụ như chuyện tình giữa Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy trong kịch Tây Sương ký của Vương Thực Phủ; hay Lý Thiên Kim và Bùi Nghiêu Tuấn trong vở Tường đầu mã thượng của Bạch Phác…
Nhận xét
Đăng nhận xét