1-TRƯƠNG VÔ KỴ
1
TRƯƠNG VÔ KỴ
Người ấp ủ giấc mơ
thống nhất giang hồ bằng vương đạo
Cha là ngũ
hiệp Trương Thuý Sơn, phái Võ Đang, mẹ là "ma nữ" Ân Tố Tố của Thiên
Ưng Giáo. Trương Vô Kỵ là đứa con mang haì dòng máu chánh tà, ra đời trong một
bối cảnh nghiệt ngã, và số phận đưa đẩy phải đảm nhận vai trò hoá giải hận thù
xung đột truyến kiếp giữa Minh giáo với Lục đại môn phái.
Sinh ra trên Băng Hoả đảo, Trương Vô Kỵ có được cái tâm đôn hậu của một "thánh nhân" kiểu vua Thuấn, có lẽ nhờ bẩm thụ được linh khí của trời đất. Về đến Trung Thổ, chứng kiến cảnh cha mẹ bị bức tử, và nhận di ngôn của mẹ là phải báo thù, trái tim trẻ thơ đó có lần thoáng lên ngọn lửa hờn căm, nhưng rồi nó dễ dàng bị dập tắt trong biển lòng nhân hậu.
Trên Quanh Minh đỉnh, Trương Vô Kỵ lần đầu tiên hiển lộ thân thủ, dùng tuyệt thế thần công áp đảo cả hai phe chính tà, cứu nguy cho phe Minh giáo trước sự tấn công của Lục đại môn phái, khiến mọi người đều kinh hãi lẫn thán phục. Lúc đó, dù đối diện với bao kẻ thù, và quá đủ điều kiện để rửa hờn, nhưng chàng thiếu niên Trương Vô Kỵ đã biết xóa bỏ mọi tư thù để xả thân hóa giải tất cả oán cừu giữa hai khối chính tà.
Không có ai bắt buộc, cũng không có động cơ riêng tư nào, mà chỉ đơn thuần vì tiếng gọi của lương tri muốn xóa bỏ mọi hận thù trong chốn giang hồ. Chàng thiếu niên trẻ tuổi đó tự nhiên đảm nhận sứ mệnh đem lại yên bình cho võ lâm. Phe chính giáo chấp nhận ra đi, với tâm trạng hân hoan và lá cờ sáng ngời chính nghĩa. Phe Minh giáo tránh được một thảm họa diệt vong, xung đột nội bộ chấm dứt và tất cả giáo chúng đều đồng tâm tôn Trương Vô Kỵ lên ngôi giáo chủ đời thứ ba mươi bốn.
Đó là hình ảnh ban đầu của “vua Thuấn võ lâm”.
Tại chùa Vạn An, Trương Vô Kỵ cũng không ngần ngại xả thân cứu tất cả các cao thủ của Lục đại môn phái thoát khỏi tháp lửa, trong đó không thiếu những kẻ đã đối xử hiểm độc và thô bỉ với mình. Dĩ đức báo oán, Trương Vô Kỵ đã thực sự chinh phục được cả hai phe chính lẫn tà.
Có lẽ không thể có nhân vật võ lâm nào lý tưởng hơn để thiết kế công cuộc thống nhất võ lâm. Vừa khoan dung nhân hậu, vừa thông thạo y thuật, võ công lại vô địch khi tổng hợp được hai môn tuyệt học của hai phe chính tà: Cửu dương thần công của phái Thiếu Lâm và Càn khôn đại na di của Minh giáo ở mức cao nhất. Thân thế cũng quá đổi đặc biệt: Mang hai dòng máu chính tà, cháu ngoại Bạch Mi Ưng Vương, đồ tôn của Trương Tam Phong, nghĩa tử của Kim Mao Sư Vương. Và điều quan trọng bậc nhất là Trương Vô Kỵ được cả hai phe chính tà mặc nhiên xem như là minh chủ võ lâm. Một sự tổng hợp quá đổi lý tưởng, quá đổi tham lam và quá đổi cường điệu, chỉ xuất hiện một lần trong mọi tác phẩm võ hiệp.
Cho nên, Trương Vô Kỵ chỉ là cái bóng để Kim Dung thử triển khai ý đồ của mình. Nói chung, đó là hình ảnh của một vua Thuấn chốn võ lâm, vừa sành y đạo của Kỳ Bá, vừa thấu triệt Cửu dương thần công lẫn Càn khôn đại na di!
Nhưng hình ảnh lý tưởng đó có đem lại sự thành công như mong đợi hay không?
Mọi mưu toan thống nhất giang hồ bằng thủ đoạn bá đạo như Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần hoặc Nhậm Ngũ Hành đều đưa đến kết cục bi thảm cho kẻ thủ ác lẫn nạn nhân. Tả Lãnh Thiền bỏ thây giữa đám loạn kiếm trong thạch động. Nhậm Ngũ Hành bỏ mạng vì Hấp Tinh đại pháp, môn võ công bá đạo mà ông ta dùng làm phương tiện để xưng bá giang hồ. Nhạc Bất Quần trở thành một quái tượng sinh lý như Đông Phương Bất Bại.
Nhưng nếu từ bỏ con đường bá đạo để thống nhất giang hồ bằng con đường vương đạo như Trương Vô Kỵ cũng không thể thành công. Đó chỉ là giấc mơ ngàn đời của bao thế hệ phương Đông. Bởi lẽ, chắc gì Nghiêu Thuấn đã có thật, và cái xã hội “thời thái bình cửa thường bỏ ngõ” (Nguyễn Công Trứ) cũng chỉ là một “vùng đất hứa” muôn thuở của con người.
Mạnh Tử suốt đời giong ruổi để thuyết phục các vị vua đương thời trị nước theo vương đạo, nên đành chấp nhận thất bại. Tần Thủy Hoàng biết dùng tư tưởng pháp gia bá đạo của Hàn Phi Tử nên đã thành công.
Đó là lịch sử.
Sinh ra trên Băng Hoả đảo, Trương Vô Kỵ có được cái tâm đôn hậu của một "thánh nhân" kiểu vua Thuấn, có lẽ nhờ bẩm thụ được linh khí của trời đất. Về đến Trung Thổ, chứng kiến cảnh cha mẹ bị bức tử, và nhận di ngôn của mẹ là phải báo thù, trái tim trẻ thơ đó có lần thoáng lên ngọn lửa hờn căm, nhưng rồi nó dễ dàng bị dập tắt trong biển lòng nhân hậu.
Trên Quanh Minh đỉnh, Trương Vô Kỵ lần đầu tiên hiển lộ thân thủ, dùng tuyệt thế thần công áp đảo cả hai phe chính tà, cứu nguy cho phe Minh giáo trước sự tấn công của Lục đại môn phái, khiến mọi người đều kinh hãi lẫn thán phục. Lúc đó, dù đối diện với bao kẻ thù, và quá đủ điều kiện để rửa hờn, nhưng chàng thiếu niên Trương Vô Kỵ đã biết xóa bỏ mọi tư thù để xả thân hóa giải tất cả oán cừu giữa hai khối chính tà.
Không có ai bắt buộc, cũng không có động cơ riêng tư nào, mà chỉ đơn thuần vì tiếng gọi của lương tri muốn xóa bỏ mọi hận thù trong chốn giang hồ. Chàng thiếu niên trẻ tuổi đó tự nhiên đảm nhận sứ mệnh đem lại yên bình cho võ lâm. Phe chính giáo chấp nhận ra đi, với tâm trạng hân hoan và lá cờ sáng ngời chính nghĩa. Phe Minh giáo tránh được một thảm họa diệt vong, xung đột nội bộ chấm dứt và tất cả giáo chúng đều đồng tâm tôn Trương Vô Kỵ lên ngôi giáo chủ đời thứ ba mươi bốn.
Đó là hình ảnh ban đầu của “vua Thuấn võ lâm”.
Tại chùa Vạn An, Trương Vô Kỵ cũng không ngần ngại xả thân cứu tất cả các cao thủ của Lục đại môn phái thoát khỏi tháp lửa, trong đó không thiếu những kẻ đã đối xử hiểm độc và thô bỉ với mình. Dĩ đức báo oán, Trương Vô Kỵ đã thực sự chinh phục được cả hai phe chính lẫn tà.
Có lẽ không thể có nhân vật võ lâm nào lý tưởng hơn để thiết kế công cuộc thống nhất võ lâm. Vừa khoan dung nhân hậu, vừa thông thạo y thuật, võ công lại vô địch khi tổng hợp được hai môn tuyệt học của hai phe chính tà: Cửu dương thần công của phái Thiếu Lâm và Càn khôn đại na di của Minh giáo ở mức cao nhất. Thân thế cũng quá đổi đặc biệt: Mang hai dòng máu chính tà, cháu ngoại Bạch Mi Ưng Vương, đồ tôn của Trương Tam Phong, nghĩa tử của Kim Mao Sư Vương. Và điều quan trọng bậc nhất là Trương Vô Kỵ được cả hai phe chính tà mặc nhiên xem như là minh chủ võ lâm. Một sự tổng hợp quá đổi lý tưởng, quá đổi tham lam và quá đổi cường điệu, chỉ xuất hiện một lần trong mọi tác phẩm võ hiệp.
Cho nên, Trương Vô Kỵ chỉ là cái bóng để Kim Dung thử triển khai ý đồ của mình. Nói chung, đó là hình ảnh của một vua Thuấn chốn võ lâm, vừa sành y đạo của Kỳ Bá, vừa thấu triệt Cửu dương thần công lẫn Càn khôn đại na di!
Nhưng hình ảnh lý tưởng đó có đem lại sự thành công như mong đợi hay không?
Mọi mưu toan thống nhất giang hồ bằng thủ đoạn bá đạo như Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần hoặc Nhậm Ngũ Hành đều đưa đến kết cục bi thảm cho kẻ thủ ác lẫn nạn nhân. Tả Lãnh Thiền bỏ thây giữa đám loạn kiếm trong thạch động. Nhậm Ngũ Hành bỏ mạng vì Hấp Tinh đại pháp, môn võ công bá đạo mà ông ta dùng làm phương tiện để xưng bá giang hồ. Nhạc Bất Quần trở thành một quái tượng sinh lý như Đông Phương Bất Bại.
Nhưng nếu từ bỏ con đường bá đạo để thống nhất giang hồ bằng con đường vương đạo như Trương Vô Kỵ cũng không thể thành công. Đó chỉ là giấc mơ ngàn đời của bao thế hệ phương Đông. Bởi lẽ, chắc gì Nghiêu Thuấn đã có thật, và cái xã hội “thời thái bình cửa thường bỏ ngõ” (Nguyễn Công Trứ) cũng chỉ là một “vùng đất hứa” muôn thuở của con người.
Mạnh Tử suốt đời giong ruổi để thuyết phục các vị vua đương thời trị nước theo vương đạo, nên đành chấp nhận thất bại. Tần Thủy Hoàng biết dùng tư tưởng pháp gia bá đạo của Hàn Phi Tử nên đã thành công.
Đó là lịch sử.
*
Con người đôn hậu Trương Vô Kỵ đó hoàn toàn không có thủ đoạn và tham vọng chính trị nên dễ dàng sa bẫy Chu Nguyên Chương.
Tên gian hùng này bày việc giết Hàn Lâm Nhi với bọn Tử Đạt và Thường Ngộ Xuân, nhưng lại âm thầm bố trí bối cảnh để Trương Vô Kỵ nghe lầm là hai vị đại ca kết nghĩa của mình đang mưu toan cùng Chu Nguyên Chương ám hại mình để mưu cầu công danh phú quý. Chỉ ngần đó cũng đủ để con người Trương Vô Kỵ trọng nghĩa quý tình kia ngán ngẫm cuộc “tranh bá đồ vương” để âm thầm mang Triệu Mẫn ra đi, nhường sân khấu chính trị lại cho tên gian hùng Chu Nguyên Chương dựng nên triều Minh.
Một phần dòng chảy giang hồ hòa nhập vào dòng chảy của lịch sử và tan biến trong đó. Phần khác vẫn cứ âm thâm trôi theo chu kỳ muôn thuở. Trong dòng chảy đó, sẽ tiếp tục có những Trương Vô Kỵ, ngày ngày kẻ lông mày cho hiền thê để giấc mơ “thống nhất giang hồ” của Kim Dung chìm trong ánh mắt hồ thu của giai nhân, sẽ tiếp tục có những Vi Tiểu Bảo lưu manh nhưng nghĩa hiệp, cũng như sẽ tiếp tục có những lãng tử Lệnh Hồ Xung đáng yêu bên cạnh những Nghi Lâm vướng lụy. Và còn mãi những mưu toan dùng thủ đoạn cùng bạo lực để thống trị võ lâm đan xen với những hoài bão thống nhất giang hồ bằng con đường vương đạo.
Cái nào sẽ thắng? Câu hỏi sẽ được bỏ lửng. Nhưng lịch sử giang hồ vẫn tiếp tục dòng chảy trong tác phẩm Kim Dung, dù Kim Dung đã ngừng bút từ lâu.
HUỲNH NGỌC CHIẾN
Nhận xét
Đăng nhận xét