QUY TẮC SỬ DỤNG DẤU HỎI – NGÃ

 
QUY TẮC SỬ DỤNG DẤU
HỎI – NGÃ  
1. Từ láy:
Các thanh ngang và sắc đi với thanh hỏi (Vd: dư dả, lửng lơ, nóng nảy, vất vả,…). Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã (Vd: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ,…). Để cho dễ nhớ chúng ta có thể tóm gọn trong hai câu thơ sau:
 
Em Huyền mang nặng ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc hỏi đau thế nào?
 
2. Từ Hán Việt
phần lớn viết với dấu hỏi (trong tổng số yếu tố Hán-Việt, có 176 yếu tố viết dấu hỏi, chiếm 62%; 107 yếu tố viết dấu ngã, chiếm 38%).
 
• Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là CH, GI, KH và các từ khởi đầu bằng nguyên âm hoặc bán nguyên âm như ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.
 
• Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là M, N(NH-NG), V, L, D, N (cho dễ nhớ tôi viết thành Mình Nên Viết Là Dấu Ngã).
 
33 từ tố Hán-Việt có dấu ngã cần ghi nhớ:
 
Bãi: bãi công, bãi miễn.
Bão: hoài bão, bão ho
Bĩ: vận bĩ, bĩ cực thái lai
Cưỡng: cưỡng bức, miễn cưỡng
Cữu: linh cữu
Đãi: đối đãi, đãi ngộ
Đãng: quang đãng, dâm đãng
Đễ: hiếu đễ
Đỗ: đỗ quyên
Hãi: kinh hãi
Hãm: kìm hãm, hãm hại
Hãn: hãn hữu, hung hãn
Hãnh: hãnh diện, kiêu hãnh
Hoãn: hoãn binh, hoà hoãn
Hỗ: hỗ trợ
Hỗn: hỗn hợp, hỗn độn
Huyễn: huyễn hoặc
Hữu: tả hữu, hữu ích
Kỹ: kỹ thuật, kỹ nữ
Phẫn: phẫn nộ
Phẫu: giải phẫu
Quẫn: quẫn bách, quẫn trí
Quỹ: công quỹ, quỹ đạo
Sĩ: sĩ diện, chiến sĩ, nghệ sĩ
Tễ: dịch tễ
Thuẫn: hậu thuẫn, mâu thuẩn
Tiễn: tiễn biệt, thực tiễn, hoả tiễn
Tiễu: tuần tiễu, tiễu phỉ
Tĩnh: bình tĩnh, yên tĩnh
Trĩ: ấu trĩ
Trữ: tích trữ, trữ tình
Tuẫn: tuẫn nạn, tuẫn tiết
Xã: xã hội, xã giao, thị xã
 
Như vậy chỉ cần nắm các quy tắc trên và nhớ 33 trường hợp đặc biệt viết với dấu ngã là có thể viết đúng chính tả toàn bộ 283 yếu tố Hán-Việt có vấn đề hỏi ngã cũng coi như nắm được căn bản chính tả DẤU HỎI HAY DẤU NGÃ trong tiếng Việt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến