Thuật ngữ sách Đông – Tây

 
Thuật ngữ sách Đông – Tây

Sách là phương tiện chứa thông tin dưới dạng chữ viết và hình ảnh. Thời cổ đại, sách có hình thức là những phiến đá, đất sét, sáp, vỏ cây, da, gỗ, xương thú và kim loại…
 
Trong tiếng Việt, thuật ngữ sách có nguồn gốc từ chữ (cè) trong Hán ngữ - một ký tự được khắc trên yếm rùa và xương thú thời nhà Thương (1766 TCN - 1122 TCN) theo cách viết Giáp cốt văn.
 
Các nét dọc của sách ()tượng trưng cho các phiến tre (hoặc gỗ), nét ngang ở giữa biểu thị cho sợi dây hoặc dải da dùng để nối các thanh tre. Hình thức sơ khai của sách là những thẻ tre liên kết với nhau, còn gọi là "trúc thư" (sách tre).
 
Một số học giả cho rằng nghĩa gốc của sách không phải là những thanh tre mà là hàng rào, một ký tự cũng đọc là sách (). Song trên thực tế, do sách () trông giống hàng rào nên người xưa thêm vào mộc ( gỗ) để tạo thành sách (: hàng rào), từ đó nghĩa ban đầu là sách tre đã biến mất. Trong Thuyết văn giải tự, ký tự trúc ( tre) cũng được thêm vào, vì chất liệu chính của trúc thư chính là tre, nhưng rất ít trường hợp sử dụng cách viết này.
 
Chữ sách () còn cách viết khác là sách (), cũng có nghĩa tương tự. Ngoài nghĩa gốc là những thẻ tre xâu lại, viết chữ trên đó, sách () còn nghĩa là "sách giấy đóng bìa" (Vận mệnh luận của Lý Khang); "chiếu thư của hoàng đế" (Tống sử. Lễ chí thất); "chiến lược" (Hán Thư. Chư hầu vương biểu tượng); "tước vị vua ban"(Chư thư. Hoàng hậu truyện, Tuyên Đế Nguyên Hoàng hậu); "danh phận" (Chích Thanh tạp thuyết của Vương Minh Thanh)...
 
Ở phương Tây, sách xuất hiện đầu tiên vào thời Ai Cập cổ đại, bằng hình thức chữ viết trên giấy cói (Papyrus) khoảng 3.000 - 2.400 năm trước Công nguyên, nghĩa là sớm hơn sách thẻ tre ở Trung Quốc khá lâu. Ngày nay, sách thường gồm có mực, giấy, giấy da hoặc các vật liệu khác được buộc chặt vào gáy. Sách có nhiều tờ giấy hợp thành, một mặt giấy gọi là trang.
 
UNESCO định nghĩa: Sách là "bất kỳ ấn phẩm nào dài hơn 49 trang (không bao gồm bìa trước và bìa sau, có tên nhà xuất bản, nhan đề và tên tác giả cụ thể", có số lượng xuất bản, giá cả và bản quyền.
 
Ngày xưa, sách gồm nhiều phần, mỗi phần đóng thành một cuốn riêng, gọi là quyển (), ví dụ: quyển nhất (卷一: cuốn một); quyển nhị (卷二: cuốn hai). Song, có lẽ cách gọi cuốn sách phù hợp với loại sách thẻ tre hay sách giấy cuộn lại; ngày nay, do sách đóng bìa thành từng bản, gọi là quyển sách xem ra phù hợp hơn là cuốn sách (dù ngày xưa, quyển cũng có nghĩa là cuốn).
 
Ngoài thuật ngữ sách (,) người Trung Quốc còn gọi chung là đồ thư (圖書), tức sách vở, tài liệu, địa đồ, thư tịch hoặc sách về sấm ký. Trong tiếng Nhật, sách được gọi là bổn (,ほん,hon), thư tịch (書籍,しょせき, shoseki) hoặc thư vật (書物,しょもつ, shomotsu); tiếng Anh gọi là book, có nguồn gốc từ âm * bōk(ō) trong tiếng Đức nguyên thủy (Proto-Germanic). Tương ứng với sách là từ birch (tiếng Latin), pustaka (पुस्तक - tiếng Phạn), còn từ livre (Pháp) và libro (Tây Ban Nha) đều có nguồn gốc từ tiếng Latin, nghĩa gốc là "vỏ bên trong của cây".
 
Ngày nay, bên cạnh sách giấy còn có sách điện tử (ebook); sách nói (audiobook, talking book) và một loại không ai ngờ là… "sách giả" (dummy book, faux book) - có thiết kế giống sách thật, song bên trong rỗng hoặc không có chữ. Điển hình là những sách giả trong thư viện sách khổng lồ của Lloyd Hesketh Bamford-Hesketh tại lâu đài Gwrych, North Wales vào thế kỷ 19, có lẽ để nhằm phô trương sự giàu có và "trí thức hình thức" của chủ sở hữu.
VƯƠNG TRUNG hIẾU 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến