1. Đã cái nư
là gì? Từ điển tiếng
Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa nư là cơn giận. Đã cái nư là đã cơn giận,
hả dạ, hả giận. Theo từ điển
Từ ngữ Nam Bộ, nư còn có nghĩa là tình trạng gây khó dễ cho ai đó. Làm nư là
làm mình làm mẩy, làm khó dễ. Trong một số
trường hợp, cái nư được hiểu là cái bụng. Ăn cho đã
cái nư = Ăn cho đã cái bụng. Cuối cùng,
cái nư có thể mang nghĩa tương đương với cái nết xấu. Nhìn hiền
lành, xinh đẹp mà cái nư hung dữ = Nhìn hiền lành mà mà xấu tính, hung dữ. Một số ý kiến
cho rằng âm ‘nư’ trong ‘làm nư’ gần âm với ‘no’, ‘nê’… nhưng gần nghĩa với
‘nũng’ trong ‘nũng nịu’. Làm nư có thể có gốc là từ láy làm nũng làm nư. Tiếng Việt
có hiện tượng âm láy vô nghĩa: sạch sành sanh, vội vội vàng vàng, tất tần tật,
lề mà lề mề. Trong trường hợp của làm nũng làm nư, làm nư ban đầu không có
nghĩa cụ thể, sau này được dùng để thay thế cho làm nũng, nhưng mang sắc thái
tiêu cực hơn. Nư là
phương ngữ Nam bộ xưa. Hiện nay người miền Tây, người Nghệ An hay người Huế vẫn
thường dùng từ này. “Nư lên” là khi trẻ con bắt đầu gào khóc, làm nũng. Khi trẻ
con khóc to quá, người ta có thể nói: "Nư đã khiếp". 2. Đã cái nư
phổ biến khi nào? Thời điểm
“đã cái nư” thực sự phổ biến, công lớn phải nhờ vào ca sĩ Trúc Nhân. Trong
chương trình Giọng Ải Giọng Ai, Trúc Nhân khi sử dụng quyền loại thí sinh đã
nói “muốn loại cho đã cái nư”. Khi đăng tải trên Facebook, đoạn cắt này đạt 18
triệu lượt xem. Sau này Lâm
Vỹ Dạ tự đăng tải clip châm biếm cách cô ăn uống với tiêu đề: Ngọc Trinh - Trấn
Thành không thể chấp nhận được “cái nư” ăn của Lâm Vỹ Dạ. Cái nư ở đây được
dùng với ý nghĩa là phong cách ăn (cái nết) hoặc khả năng ăn (cái bụng, sức
ăn). Khi Lynk
Lee chuyển giới và bị công kích, chị thẳng thừng đáp trả lại anti-fan trên
Facebook. Nhiều người dùng “hả hê” vì động thái cứng rắn này, bình luận “đã cái
nư”. Đã có thời
điểm, làm nư chỉ hành động trẻ con khóc dai để vòi vĩnh. Sau này được áp dụng
cho cả người lớn, ý chỉ người thường lên cơn giận, bù lu bù loa, ăn vạ để đạt
được mong muốn mà không để ý tới người xung quanh. Sự thay đổi
đối tượng này giống với từ ‘trộm vía’. Trộm vía là lời mở đầu khi khen sức khỏe,
ngoại hình hoặc tính cách trẻ nhỏ. Thời hiện đại, cách dùng trộm vía được mở rộng
cho người lớn, chỉ những điều may mắn, tốt lành. Ví dụ: Cụ năm nay đã lớn tuổi,
trộm vía vẫn khỏe mạnh, không ốm đau. 3. Dùng nư như
nào? Cứ nhắc đến
chuyện đó là bà làm nư hoài. Cái nư ăn
khó chấp nhận. Bữa nay mệt
quá, phải đi ăn cho đã cái nư. Tao phải đạt
điểm cao hơn nó tao mới đã cái nư.
Nhận xét
Đăng nhận xét