HÀNH LÍ


HÀNH LÍ
Hành lí là một từ dễ hiểu chỉ “đồ dùng mang theo khi đi xa”. Hành () có nghĩa là “đi”, còn lí () nghĩa là gì, lai lịch của nó thế nào thì ý kiến của các học giả Việt Nam cũng như Trung Quốc còn khác nhau.

Ở Việt Nam, Bửu Kế cho rằng hành có nghĩa là “đi”, còn lí dùng để chỉ “người đi đường”, về sau dùng theo nghĩa “vật đem theo để đi đường”; từ hành lí bắt nguồn từ phong tục xưa, đi đường xa thường mang theo một giỏ mận để tặng bạn. Ở đây, chúng ta thấy nghĩa của lí do Bửu Kế nêu ra là có tính chất phỏng đoán từ nghĩa của hành líchứ thực ra trong tiếng Hán lí () chỉ có nghĩa là “cây / quả mận”, không hề có nghĩa là “người đi đường”.

Cũng là một sự phỏng đoán khi Bửu Kế nói rằng vì ở Trung Quốc có tập tục đi đường xa mang theo một giỏ mận để tặng bạn nên lí có nghĩa là “vật mang theo để đi đường”. Nếu như ở Trung Quốc có tập tục này thì sự suy luận của Bửu Kế là đúng. Điều đáng tiếc là Bửu Kế không nói rõ ông căn cứ vào tài liệu nào để nói rằng ở Trung Quốc có tập tục này. Nếu có thì các học giả Trung Quốc đã dựa vào đó để giải thích lai lịch của lí trong hành lí. Nhưng qua tài liệu mà chúng tôi có được thì không có học giả nào khẳng định ở Trung Quốc có tập tục này.

Nguyễn Lân và Đào Duy Anh không dựa vào tập tục như Bửu Kế nhưng hai tác giả này cũng cho rằng lí () có nghĩa là “đồ đem theo đi đường”. Giải thích như vậy là chưa chính xác vì “đồ đem theo đi đường” là nghĩa của từ hành lí chứ không phải là nghĩa của riêng lí. Thiều Chửu thì cho rằng lí có nghĩa là “sắm sửa đồ dùng khi đi đường”, chữ cùng nghĩa với chữ . Vũ Ngọc Khánh và Nguyễn Thị Huế giải thích: “... hành: đi; lí: sửa soạn. Khi đi đâu phải mang quần áo đồ dùng dọc đường (hành); việc sửa soạn này là cần thiết (lí). Do đó hành lí có nghĩa là đồ đạc của người mang theo khi đi xa. Ý kiến của các tác giả này theo tôi cũng là một sự phỏng đoán vì chữ và chữ trong tiếng Hán không có nghĩa là “sửa soạn” hay “sắm sửa”.

Bàn về nghĩa và lai lịch của lí () trong từ hành lí, điều đáng chú ý trước hết là ở cuốn Tả truyện, một bộ sách chép sử rất có giá trị của Tả Khưu Minh đờinhà Chu, Trung Hoa, cách đây khoảng 3.000 năm có hai từ 行理(hành lí) và 行李 (hành lí), cách đọc giống nhau, chữ viết khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau. Ở “Tả truyện, Chiêu Công thập tam niên” có câu: hành lí chi mệnh, vô nguyệt bất chí (行理之命, 无月不至). Hành lí (行理) trong câu này được Đỗ Dự chú là “người được sai đi sứ” (tức là người đi làm công việc ngoại giao). Và câu này có nghĩa là “Sứ mệnh sứ giả không tháng nào là không có”. Với nghĩa này và theo cách viết này thì lí () có nghĩa là “làm, giải quyết (công việc ngoại giao)”. Hành lí thời đó là một chức quan nhỏ chuyên việc đốingoại.

Ở “Tả truyện, Hi Công tam thập niên” lại có từ hành lí (行李) trong câu “Hành lí chi vãng lai, cọng kì phạt khốn” (行李之往来, 共其乏困). Đỗ Dự chú: “hành lí (行李) là người được phái đi”. Và câu này có nghĩa là “việc đi về của sứ giả đều rất mệt nhọc”.

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao hai từ hành lí đọc giống nhau, nghĩa giống nhau mà cách viết lại khác nhau ở hai chữ lí. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng từ hành lí viết đúng phải là 行理. (lí) ở đây có nghĩa là “trị” () tức là “xử lý, giải quyết công việc”. Còn chữ (lí) có nghĩa là “cây / quả mận” nghĩa này chẳng liên quan gì đến nghĩa hành lí, chẳng qua đây là lối viết giả tá. Giả tá là mượn chữ đã có biểu thị một từ đồng âm khác nghĩa. Đó là mối quan hệ giữa chữ và chữ trong 行理行李. Riêng bản thân chữ trong từ 行理 các học giả Trung Quốc cũng còn có ý kiến khác nhau.

Có người cho chữ ở đây phải viết là (lại), 行理 phải viết là 行吏 (hành lại; lạilà một chức quan nhỏ). Hành lại chỉ chức quan được phái đi làm ngoại giao.

Hành lí (行李) ngoài nghĩa danh từ, còn được dùng với nghĩa động từ như câu sau đây ở “Nguỵ thư Tống khâm truyện”: “ 顷因行李, 承足下高, 伫之劳, 为日久矣 ” (Khoảnh nhân hành lí, thừa túc hạ cao vấn, diên trữ chi lao, vi nhật cửu hĩ), có nghĩa là “Vừa rồi nhờ đi sứ, được túc hạ (từ tôn xưng bạn lúc gửi thư), cao vấn (thăm hỏi, quan tâm), công mong chờ, kể đã lâu ngày”. Hành lí ở đây có nghĩa là “đi sứ” tức là “làm công việc ngoại giao”.

Đến đời Hán Đường 行李 (hành lí) bắt đầu được dùng với nghĩa “lữ hành” tức là “đi xa” như trong câu thơ sau đây của Đỗ Phủ: “ 别离已五年, 尚在行李中 ” (Biệt li dĩ ngũ niên, thượng tại hành lí trung) có nghĩa là: “Biệt lí đã năm năm, vẫn còn đang lữ hành”. Cũng có lúc 行李 được dùng với nghĩa danh từ như trong câu sau đây của Thích Vi đời Nguyên: “ 舟行两日, 遂抵兰溪, 行李往, 为通道 ” (Châu hành lưỡng nhật, toại để Lan Khê, hành lí vãng hoàn, thử vi thông đạo) có nghĩa là “Đi thuyền hai ngày đến được Lan Khê, khách lữ hành qua lại, đây là con đường giao thông”.

Khoảng đến đời Minh thì 行李 (hành lí) mới được dùng với nghĩa là “vật mang theo khi đi xa” như hiện nay.

Tóm lại chữ (lí) trong từ hành lí (行李) là một chữ giả tá, thông với chữ (lí) có nghĩa là “trị; xử lí, giải quyết công việc”. Từ hành lí (行李) đã trải qua một quá trình biến đổi ý nghĩa: Trước hết chỉ “người đi sứ” và chỉ “việc đi sứ”. Có lẽ do đi sứ là đi xa nên phái sinh nghĩa mới là “lữ hành, đi xa” và “khách lữ hành, người đi xa”. Người đi xa bao giờ cũng phải mang theo đồ đạc nên hành lí phái sinh thêm một nghĩa mới nữa là “đồ đạc mang theo khi đi xa”.

PGS, TS LÊ XUÂN THẠI

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
[2] Thiều Chửu, Hán - Việt tự điển, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997.
[3] Bửu Kế, Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hoá, 1999.
[4] Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006.
[5] Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế, Từ điển từ nguyên giải nghĩa, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 1998.
Nguồn: Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư,


Nhận xét

Bài đăng phổ biến