BƠ VƠ LỤC BÁT-Sao Khuê Nguyễn
BƠ VƠ LỤC BÁT
Câu thơ lục
bát còn đây
Giữa chừng để đó không ai thêm vần
Lâu rồi giấy trắng bâng khuâng
Nhớ thương cũng chỉ có ngần ấy thôi!
Giữa chừng để đó không ai thêm vần
Lâu rồi giấy trắng bâng khuâng
Nhớ thương cũng chỉ có ngần ấy thôi!
Tim ơi xin chớ bồi hồi
Vầng trăng đã khuyết chia đôi lời thề
Nửa vần lục bát ngô nghê
Nửa vần còn lại chưa về cùng nhau
Đường đời lạc mất từ lâu
Để cho lục bát nát nhầu nhớ thương
Gối đầu một giấc đoạn trường
Chiêm bao mộng thấy vấn vương nỗi niềm
Bao giờ máu chảy về tim
Để cho lục bát đi tìm cội xưa
Hoa tàn nguyệt lặn sao thưa
Cuộc đời thì vẫn gió mưa hững hờ
Làm sao trở lại giấc mơ
Mòn con mắt đợi bao giờ cố nhân?
Bơ vơ lạc lõng nửa vần ...!
Sao Khuê
Nguyễn
***********************
*
*
Lục bát là
một thể thơ trữ tình phát xuất từ ca dao của dân tộc Việt. Dựa vào âm hưởng nhẹ
nhàng luyến láy, đượm đà của lục bát mà các nhà thơ đã đưa đẩy tâm hồn lãng mạn
của mình vào khoảng trời bao la mát ngọt của thơ ca.
Nhưng trớ
trêu thay, cuộc đời này luôn tồn tại hai mặt đối lập của một thực thể. Vì thế,
thật nao lòng khi ta tình cờ ghé vào không gian dỗi hờn – dù nhẹ nhàng nhưng
chất chứa không ít bi thương – của những dòng LỤC BÁT BƠ VƠ trong hồn thơ SAO
KHUÊ NGUYỄN.
Câu
thơ lục bát còn đây
Giữa chừng để đó không ai thêm vần
Giữa chừng để đó không ai thêm vần
Như Bến và
Thuyền vậy. Bến một đời thủy chung dẫu mỏi mòn chờ đợi nhưng thuyền ơi sao cứ
xuôi theo dòng nước vô tình đi mãi không về, để hẹn thề xưa cứ nhạt nhòa dần
theo năm tháng ngóng trông…
Lâu
rồi giấy trắng bâng khuâng
Nhớ thương cũng chỉ có ngần ấy thôi!
Nhớ thương cũng chỉ có ngần ấy thôi!
Vò võ bó gối
thở than thân phận. Trách trời dỗi đất oán nguyệt hận mây… nhưng mà với kẻ có
thể đã bạc tình với ta thì rất nương nhẹ, chỉ như làn gió thoảng ngoài cốt làm
động lòng thương cảm mà khêu lại ánh lửa ân tình xưa cũ, để thấy rằng cái chất
“thương” trong ta sao mà lớn rộng vô cùng và lạ lẫm đến thế.
Tim
ơi xin chớ bồi hồi
Vầng trăng đã khuyết chia đôi lời thề
Nửa vần lục bát ngô nghê
Nửa vần còn lại chưa về cùng nhau
Vầng trăng đã khuyết chia đôi lời thề
Nửa vần lục bát ngô nghê
Nửa vần còn lại chưa về cùng nhau
Thực và mộng
từ khi người đi đã lẫn lộn trong nhau khó lòng phân biệt. Có khi giữa ban ngày
chấp chới trong hồn bóng dáng cùa ai kia hiện về làm mờ mịt cả hồn đơn, lắm lúc
giữa đêm trường ma mị giật thót lên tỉnh giấc chao chùng trong viễn cảnh
Bến-Thuyền tan rã giữa bão tố phong ba của cám dỗ tình đời. Ôi!
Đường đời lạc mất từ lâu
Để cho lục bát nát nhầu nhớ thương
Gối đầu một giấc đoạn trường
Chiêm bao mộng thấy vấn vương nỗi niềm
Đường đời lạc mất từ lâu
Để cho lục bát nát nhầu nhớ thương
Gối đầu một giấc đoạn trường
Chiêm bao mộng thấy vấn vương nỗi niềm
Dẫu là thế
người ơi ta vẫn mãi hoài hy vọng một cuộc tao phùng kỳ diệu để câu thơ mở cửa
vườn tình thuở nao sẽ tiếp tục ráp nối những tứ vần ngát lịm của mật ngọt tình
yêu. Vẫn nhắn nhủ và khẳng định với người rằng: “Thuyền ơi, có nhớ Bến chăng?/
Bến thời một dạ khăng khăng đợi Thuyền…”.
Bao
giờ máu chảy về tim
Để cho lục bát đi tìm cội xưa
Hoa tàn nguyệt lặn sao thưa
Cuộc đời thì vẫn gió mưa hững hờ
Để cho lục bát đi tìm cội xưa
Hoa tàn nguyệt lặn sao thưa
Cuộc đời thì vẫn gió mưa hững hờ
… Có thả hồn
bay bổng vào cõi mộng du để cố quên thực tại ê chế đang gặm nát con tim tội
nghiệp đang thổn thức tiếng lòng tan vỡ thì mộng mơ đó cũng không áp đảo được
đau thương muộn phiền đang tứ phía bủa giăng bóp nghẹt cả thể xác lẫn linh hồn.
Và thế là ta vẫn cứ lẩn quẩn mãi trong cái ngục tù chật hẹp nhưng tràn đầy thất
vọng…
Làm
sao trở lại giấc mơ
Mòn con mắt đợi bao giờ cố nhân?
Bơ vơ lạc lõng nửa vần ...!
Mòn con mắt đợi bao giờ cố nhân?
Bơ vơ lạc lõng nửa vần ...!
***
Lục bát là những
điệu vần của tình tự yêu thương. Khi Lục Bát Bơ Vơ cũng là lúc báo hiệu cánh
chim tình yêu đang sụm lòng trong gió giông nghiệt ngã của tình trường. Hỡi
những cặp uyên ương đã từng trao nhau môi tình mật ngọt, nếu còn muốn có nhau,
còn muốn cùng nhau… xin đừng để câu Sáu phải đợi chờ câu Tám ráp vần trong mỏi
mòn khắc khoải nữa!
HANSY
**************************************************************************************************************************************************************
Nhận xét
Đăng nhận xét