BỎ RƠI VIỆT NAM:
5-NHỮNG NỖ LỰC BAN ĐẦU ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA QLVNCH
Mặc dù việc cải thiện và hiện đại hóa QLVNCH không phải là nỗ lực mới vào
năm 1969, nhiệm vụ này chỉ có tầm quan trọng thứ yếu trong những năm trước, khi
các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ tập trung vào việc tiến hành các hoạt động của
các đơn vị Hoa Kỳ trên chiến trường. Sau khi Richard Nixon được bầu làm tổng thống
và chủ trương tiếp theo của ông vào sứ mạng Việt Nam hóa, nỗ lực củng cố và hiện
đại hóa các lực lượng Nam Việt Nam đã trở thành ưu tiên hàng đầu của MACV.
Ngay cả trước khi Nixon nhậm chức, các kế hoạch đã được xây dựng để tăng
quy mô của QLVNCH. Vào đầu tháng 4 năm
1968, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã ra lệnh cho MACV xây dựng một kế hoạch hiện đại
hóa cho các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam. Kết quả là một kế hoạch được gọi
là Kế hoạch tháng 5-68, giải quyết ba mục tiêu. Mục tiêu đầu tiên là phát triển
QLVNCH thành một lực lượng cân bằng với khả năng chỉ huy, quản lý và tự hỗ trợ
để tiếp tục chiến đấu thành công sau khi quân đội Hoa Kỳ và Quân đội BV rút
lui. Để đạt được một lực lượng cân bằng, có năng lực đòi hỏi một lực lượng
không quân và hải quân mở rộng, cũng như các yếu tố hậu cần bổ sung. Một số hỗ
trợ sẽ tiếp tục được cung cấp bởi lực lượng Hoa Kỳ. Mục tiêu thứ hai là hiện đại
hóa QLVNCH bằng cách thay thế vũ khí lỗi thời bằng súng trường M-16 và súng máy
M-60. Các phương tiện và thiết bị truyền tin lỗi thời hoặc hư hỏng sẽ được thay
thế bằng các phương tiện và máy phát sóng hiện đại hơn. Mục tiêu thứ ba là lập kế hoạch chuyển giao
thiết bị của Hoa Kỳ cho QLVNCH khi lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.
Như đã lưu ý trước đó, hầu hết các đợt tăng cường lực lượng trước đây đều
liên quan đến việc tăng quy mô của Lục quân, trong khi không quân, hải quân và
TQLC tăng rất ít. Sự tăng trưởng không đồng đều này xảy ra khi các nhà hoạch định
Hoa Kỳ vẫn giữ quyết định rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ bù đắp cho những thiếu sót về
năng lực của các lực lượng đó. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán hòa bình
với Bắc Việt và quyết định chuyển giao nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc chiến
cho Nam Việt Nam, thì rõ ràng các lực lượng khác của miền Nam sẽ phải được hiện
đại hóa và tăng quy mô để thay thế khả năng chiến đấu bị mất đi khi Không quân,
Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ rút lui. Do đó, Kế hoạch tháng 5-68
không chỉ giải quyết vấn đề hiện đại hóa Lục quân mà còn tập trung vào việc
tăng cường năng lực của Không quân, Hải quân và TQLC.
Kế hoạch tháng 5-68 và những kế hoạch tiếp theo dự trù một lực lượng Hoa
Kỳ “còn lại” sẽ vẫn trú đóng và tiếp tục cung cấp hỗ trợ chiến đấu và hậu cần bổ
sung trong quá trình tái cấu trúc và hiện đại hóa QLVNCH. Quan trọng là, kế hoạch
này dựa trên giả định về việc quân đội Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam cùng rút khỏi Nam
Việt Nam, một giả định cuối cùng sẽ biến mất.
Khi kế hoạch được MACV đệ trình lên Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Clark
Clifford đã chỉ đạo sửa đổi để nhấn mạnh vào việc “tối đa hóa sức mạnh trên chiến
hào”, thay vì tập trung vào việc giúp QLVNCH tự cung tự cấp bằng cách tăng số
lượng các đơn vị hỗ trợ hậu cần. Vì lý
do chính trị trong nước, Clifford muốn tăng cường mức thể hiện của khả năng chiến
đấu trên chiến trường của Sài Gòn. Theo đó, vào ngày 25 tháng 6 năm 1968, Thứ
trưởng Quốc phòng Paul Nitze đã gửi cho chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên
quân một bản ghi nhớ chỉ đạo rằng Kế hoạch tháng 5 phải được sửa đổi theo mong
muốn của bộ trưởng. Ông đề xuất rằng kế hoạch phải được sửa đổi để phản ánh hai
giai đoạn. Trong “Giai đoạn I”, MACV sẽ cung cấp mọi hỗ trợ, đặc biệt là trong
lĩnh vực hậu cần, cần thiết để đảm bảo rằng QLVNCH đảm nhận một phần vụ lớn hơn
vai trò chiến đấu trên chiến trường. Trong “Giai đoạn II”, sẽ diễn ra đồng thời,
MACV sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển một cơ cấu lực lượng Nam Việt
Nam tự cung tự cấp “có khả năng trấn áp các cuộc nổi dậy VC có thể vẫn còn khi
lực lượng Bắc Việt và Hoa Kỳ rút lui”. Như nhà sử học của Quân đội Hoa Kỳ
Jeffrey J. Clarke chỉ ra, không có thời điểm nào trong các cuộc thảo luận về Kế
hoạch tháng 5-68 hoặc trong hướng dẫn tiếp theo do Clifford và Nitze cung cấp,
bất kỳ bên nào, bao gồm cả MACV, từng cân nhắc “viễn cảnh về một cuộc rút quân
đơn phương của Hoa Kỳ sẽ khiến miền Nam phải đối mặt với mối đe dọa kết hợp giữa
Việt Cộng và Bắc Việt”.
Với lễ nhậm chức của Richard Nixon, các kế hoạch hiện đại hóa QLVNCH và
chuyển giao nhiều trách nhiệm chiến đấu hơn đã trở nên cấp bách hơn. Bất chấp
những cảnh báo đã đề cập trước đó về việc cố gắng xây dựng một lực lượng Nam Việt
Nam để chống lại cả cuộc nổi dậy của VC và xâm lược của Quân Bắc Việt, Nixon và
Laird vẫn kiên quyết yêu cầu các đề xuất để thực hiện điều đó. Với hướng dẫn ban đầu được cung cấp trong Bản
ghi nhớ Nghiên cứu An ninh Quốc gia 36 và thông báo chính thức về Việt Nam hóa
tại Midway vào tháng 6 năm 1969, Tổng thống Nixon đã nêu rất rõ rằng ông muốn
cuộc chiến được chuyển giao cho miền Nam càng nhanh càng tốt. Để làm như vậy,
các nhà hoạch định quân sự tập trung vào ba lĩnh vực để tăng năng lực chiến đấu
của QLVNCH. Hai mục tiêu đầu tiên, tăng quy mô lực lượng và cung cấp vũ khí và
trang thiết bị hiện đại dễ hơn mục tiêu thứ ba, bao gồm nâng cấp chất lượng và
năng lực chiến đấu của lực lượng miền Nam trên chiến trường.
CẢI THIỆN CƠ CẤU LỰC LƯỢNG VÀ TRANG THIẾT BỊ
Khi Nixon gặp Tổng thống Thiệu tại Midway vào tháng 6 năm 1969 và tuyên bố
việc khởi xướng chính sách Việt Nam hóa, Thiệu đã bày tỏ mối quan ngại đáng kể
về năng lực của lực lượng mình trước tình hình quân đội Hoa Kỳ sẽ rút lui không
thể tránh khỏi. Ông thực sự lo lắng về giả định đằng sau chính sách mới cho rằng
một QLVNCH được cải tổ có thể chống lại cả cuộc nổi dậy của VC và cuộc xâm lược
của các đơn vị chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam. Theo đó, Thiệu và
các tướng lĩnh của ông đã đưa ra một số đề xuất của riêng mình. Nam Việt Nam muốn
tăng quân số từ 875.000 lên hơn 1 triệu. Lo ngại về khả năng tấn công bằng xe tăng của
Bắc Việt trên khắp DMZ, họ cũng muốn tăng cường khả năng thiết giáp của mình bằng
cách thành lập hai lữ đoàn thiết giáp mới và ba đội kỵ binh thiết giáp nữa. Là
một phần của nỗ lực này, họ hy vọng sẽ đổi xe bọc thép chở quân M-113 chạy bằng
xăng sang các mẫu xe chạy bằng dầu diesel hiện đại hơn và xe tăng hạng nhẹ M-41
lỗi thời của mình lấy xe tăng chiến đấu chủ lực M-48 mới hơn và mạnh hơn.
Ngoài ra, Sài Gòn đề xuất thành lập một nhánh pháo binh lãnh thổ mới với
65 khẩu đội lựu pháo 105 mm (390 khẩu pháo dã chiến) và 18 khẩu đội lựu pháo
155 mm (108 khẩu pháo dã chiến). Mức độ tăng cường này sẽ cải thiện đáng kể khả
năng yểm trợ hỏa lực cho các lực lượng an ninh lãnh thổ và cho phép các đơn vị
pháo binh sư đoàn và quân đoàn hiện có cơ động hơn và do đó phản ứng tốt hơn với
các đơn vị cơ động thường xuyên.
Thiệu không chỉ muốn cải thiện Lục quân mà còn muốn tăng cường khả năng của
các lực lượng khác. Ông yêu cầu hỗ trợ
tài chính nhiều hơn để tăng cường lực lượng lãnh thổ (tức ĐPQ/DQ). Ông yêu cầu
toàn bộ phi đội máy bay vận tải C-47 cũ của KQVN được thay thế bằng máy bay
C-130 mới hơn, lớn hơn và cung cấp thêm nguồn tài trợ cho ba đơn vị không quân
mới, tổng cộng 95 máy bay chuyên dụng mới phục vụ tìm kiếm và cứu nạn, hoạt động
biệt kích và giám sát bờ biển và sông. Ông cũng yêu cầu 8 trạm radar mới, 2 khẩu
đội tên lửa phòng không Hawk và 11 tiểu đoàn pháo phòng không. Ông muốn Hoa Kỳ
tài trợ nhiều tàu lớn hơn cho lực lượng hải quân miền Nam, tài trợ để thành lập thêm ba tiểu đoàn TQLC và tiến tới thành lập
một sư đoàn TQLC sau đó. Ngoài việc yêu cầu hỗ trợ để tăng quy mô và năng lực của
lực lượng, Thiệu còn yêu cầu thêm kinh phí để chi trả cho mức sống cao hơn cho
quân nhân của mình, bao gồm tăng lương và ăn uống miễn phí cho tất cả binh sĩ.
Rõ ràng, yêu cầu của Thiệu biểu thị sự gia tăng đáng kể trong nguồn tài trợ của
Hoa Kỳ dành cho QLVNCH.
Laird yêu cầu Abrams xem xét các yêu cầu của Thiệu và đề xuất những gì
nên làm về chúng. Sau khi nghiên cứu các vấn đề với đội ngũ nhân viên của mình,
Abrams trả lời Laird rằng ông ủng hộ việc tăng quy mô cơ cấu lực lượng QLVNCH,
cũng như một số cải tiến về vật chất, nhưng không chấp thuận các yêu cầu về các
đơn vị không quân, thiết giáp, pháo binh và phòng không mới. Lý do của ông là
những cải tiến này là không cần thiết xét đến sự hỗ trợ của lực lượng Hoa Kỳ.
Ông coi yêu cầu của Thiệu về việc hỗ trợ tài chính bổ sung cho quân nhân của
mình là một “vấn đề nội bộ của Nam Việt Nam”.
Đô đốc John S. McCain, chỉ huy Lực lượng Thái Bình Dương và là cấp trên
trực tiếp của Abrams, và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đã đồng ý với khuyến
nghị của Abrams về các yêu cầu của Thiệu. Sự xác nhận của Hội đồng Tham mưu trưởng
Liên quân đối với bộ trưởng quốc phòng cho biết rằng thiết bị hiện có của Nam
Việt Nam “có vẻ đủ về mặt yêu cầu hiện tại và khả năng kỹ thuật hạn chế của Việt
Nam”, nhưng lưu ý rằng “khi các khả năng này được cải thiện và nếu nhu cầu hoạt
động thay đổi, các hệ thống vũ khí tinh vi hơn nên được xem xét để trao cho
QLVNCH”.
Vào ngày 18 tháng 8 năm 1969, Laird đã chấp thuận các khuyến nghị của
Abrams về việc tăng cường cơ cấu lực lượng cho QLVNCH. Những điều này được gọi
chung là “Midway increas (Tăng cường Midway)”.
Với sự chấp thuận của mình, Laird đã cung cấp thêm hướng dẫn cho Abrams
và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, giao cho họ xem xét tất cả các chương
trình đang diễn ra và được dự kiến để cải thiện QLVNCH nhằm giúp QLVNCH có khả
năng đối phó với mối đe dọa kết hợp giữa Việt Cộng và Bắc Việt. Ông yêu cầu họ
không chỉ xem xét cải thiện cơ cấu lực lượng và trang thiết bị, mà còn xem xét
những cách mới để cải thiện khả năng lãnh đạo và huấn luyện, đồng thời phát triển
các chiến lược và chiến thuật mới phù hợp nhất với năng lực của Nam Việt Nam.
Chỉ thị của Laird đại diện cho một sự thay đổi mạnh mẽ trong hướng dẫn lập kế
hoạch mà Lầu Năm Góc và trụ sở MACV tại Sài Gòn đã thực hiện. Mặc dù đã nhiều lần
cảnh báo nghiêm trọng Nam Việt Nam không thể xử lý được mối đe dọa kết hợp,
nhưng rõ ràng là vì lý do chính trị trong nước, lực lượng Sài Gòn cuối cùng sẽ
tự mình phải đối phó với cả hai mối hiểm họa.
Vào ngày 2 tháng 9, Abrams đã trả lời hướng dẫn của Laird. Ông chỉ ra một
cách rất trực tiếp rằng các chương trình hiện đại hóa và cải tiến được đề xuất,
ngay cả với Midway Increase, sẽ không cho phép Nam Việt Nam xử lý được mối đe dọa
kết hợp hiện tại. Trích dẫn sự lãnh đạo kém, tỷ lệ đào ngũ cao và tình trạng
tham nhũng trong các cấp bậc cao của QLVNCH, Abrams báo cáo rằng theo ông lực
lượng Nam Việt Nam không thể được cải thiện về mặt số lượng hoặc chất lượng ở mức
độ cần thiết để đối phó với một mối đe dọa kết hợp; ông nêu rõ quan điểm của
mình rằng những gì bộ trưởng quốc phòng mong muốn đơn giản là không thể thực hiện
được.
Laird không thể chấp nhận đánh giá của Abrams, bởi vì nếu ông chấp nhận,
điều đó có nghĩa là ông sẽ phải thừa nhận rằng Hoa Kỳ không bao giờ có thể
thoát khỏi Chiến tranh Việt Nam một cách nhẹ nhàng, đặc biệt là khi xét đến thực
tế ngày càng rõ ràng là Bắc Việt sẽ không đồng ý rút quân song phương với Hoa Kỳ khỏi miền Nam. Điều tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể hy vọng là xây
dựng quân đội Nam Việt Nam để họ có thể cầm cự ít nhất trong một khoảng thời
gian hợp lý sau khi quân đội Hoa Kỳ rút đi. Vì vậy, Laird muốn đẩy nhanh các nỗ lực nhằm tăng cường khả
năng chiến đấu của QLVNCH.
Vào ngày 10 tháng 11, ông đã chỉ đạo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
đưa ra một kế hoạch mới, một kế hoạch “Giai đoạn III”, theo cách này hay cách
khác, sẽ tạo ra một lực lượng quân đội Nam Việt Nam có thể “duy trì ít nhất mức
độ an ninh hiện tại”. Ông bảo các nhà hoạch
định quân sự đảm nhận việc rút quân đơn phương của Hoa Kỳ sẽ cắt giảm sức mạnh
quân sự của Hoa Kỳ trước tiên xuống còn một “lực lượng hỗ trợ” từ 190.000 đến
260.000 quân vào tháng 7 năm 1971 và sau đó là một lực lượng cố vấn nhỏ hơn nhiều
vào tháng 7 năm 1973. Trên thực tế, ông bảo các nhà hoạch định lần thứ ba hãy
đưa ra một chương trình Việt Nam hóa khả thi, nhưng với điều kiện mới là lực lượng hỗ trợ Hoa Kỳ còn ở lại miền Nam sẽ
không lớn. Cuối cùng, các mệnh lệnh của Laird đã được truyền đạt rõ ràng; phản ứng
của giới quân sự Sài Gòn sau đó đã theo ý ông hơn. Abrams và ban tham mưu của
mình, nhận ra rằng con xúc xắc đã được tung ra liên quan đến việc rút quân cuối
cùng của Hoa Kỳ và bất chấp những lo ngại lớn của họ, dường như đã cố gắng đưa
ra kế hoạch tốt nhất có thể dựa trên các chỉ thị kiên quyết của Laird. Để tuân thủ các lệnh của bộ trưởng, các nhà
hoạch định quân sự đã giả định rằng mối đe dọa từ Việt Cộng đã giảm và sự hiện
diện của QĐNDVN ở miền Nam đang giảm, trong khi hầu như bỏ qua các lực lượng của
Hà Nội đang đóng quân ngay bên ngoài biên giới Nam Việt Nam.
Sau khi đưa ra những giả định có phần đáng ngờ này, MACV đã đệ trình các
khuyến nghị mới của mình vào cuối tháng 12. Vào tháng 1 năm 1970, Bộ Tổng tham
mưu đã đưa chúng vào Kế hoạch Cải tổ và Hiện đại hóa QLVNCH Giai đoạn III đã được sửa đổi, trong đó kêu gọi
tăng quân số QLVNCH lên 1.061.505 trong khoảng thời gian ba năm (giữa năm 1970
đến giữa năm 1973). Kế hoạch này cũng kêu gọi 10 tiểu đoàn pháo binh mới, 24 đại
đội xe tải và 6 phi đội trực thăng nữa cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Laird
và các nhân viên của ông nghĩ rằng kế hoạch này cuối cùng đã là một bước đi
đúng hướng, nhưng họ lo ngại rằng các nhà hoạch định của MACV vẫn chưa chấp nhận
thực tế là sẽ không có lực lượng hỗ trợ lớn nào của Mỹ còn ở lại và nghi ngờ rằng
quân đội đang cố gắng trì hoãn quá trình rút quân. Vì vậy, vào giữa tháng 2 năm 1970, Laird bay
đến Sài Gòn để gặp Abrams và Thiệu nhằm nhấn mạnh với họ về tính cấp bách của
tình hình. Ông bày tỏ nỗi thất vọng khi
MACV không đưa ra bất kỳ cách tiếp cận mới mẻ hoặc sáng tạo nào liên quan đến
việc thực hiện chương trình Việt Nam hóa. Trong thời gian ở Sài Gòn, ông đã gặp
riêng các tướng lĩnh cao cấp của miền Nam, họ bày tỏ mối quan ngại về kế hoạch
Giai đoạn III. Cụ thể, họ nhắc lại các yêu cầu trước đó về tăng cường pháo
binh, bao gồm pháo tầm xa 175 mm và pháo phòng không, và một lần nữa yêu cầu hỗ
trợ tài chính để cải thiện cuộc sống quân nhân.
Khi Laird trở về Washington, ông đã ra lệnh cho Hội đồng Tham mưu trưởng
Liên quân đánh giá lại kế hoạch Giai đoạn III được đề xuất theo yêu cầu của Nam
Việt Nam và đưa ra một kế hoạch toàn diện hơn. Hai tháng sau, Hội đồng Tham mưu
trưởng Liên quân đã đệ trình kế hoạch đã sửa đổi, được gọi là Kế hoạch Cải tổ
và Hiện đại hóa QLVNCH Củng cố (gọi tắt là CRIMP). Kế hoạch, bao gồm các năm tài chính 1970–72,
đã nâng tổng số lực lượng quân sự Nam Việt Nam được hỗ trợ lên con số chẵn 1,1
triệu. Laird đã phê duyệt hai năm đầu tiên của kế hoạch, nhưng hoãn phê duyệt
phần còn lại cho đến khi ông đánh giá tốt hơn về tình hình quân sự dài hạn ở miền
Nam và tình hình tài chính ở Hoa Kỳ.
CRIMP đã tác động đáng kể đến toàn bộ QLVNCH, nhưng, như trong quá khứ, Lục
quân đã nhận được phần lớn các cải tiến. Theo CRIMP, Lục quân cuối cùng đã nhận
được các khẩu pháo tầm xa 155 mm và 175 mm, vũ khí phòng không M-42 và M-55, xe
tăng M-48 và nhiều hệ thống thiết bị và vũ khí tinh vi khác. Đến cuối năm 1969,
Hoa Kỳ đã cung cấp 1.200 xe tăng và xe bọc thép, 30.000 súng máy, 4.000 súng cối,
20.000 máy bộ đàm và 25.000 xe jeep và xe tải.
Các thiết bị và vũ khí mới nhận được trong hai năm sau khi CRIMP được chấp
thuận đã cho phép Lục quân kích hoạt thêm một sư đoàn bộ binh (Sư đoàn bộ binh
số 3), cũng như một số đơn vị nhỏ hơn, bao gồm 25 tiểu đoàn biên phòng, nhiều
tiểu đoàn pháo binh, 4 đội kỵ binh thiết giáp, 3 tiểu đoàn xe tăng, 2 sở chỉ
huy lữ đoàn thiết giáp và 3 tiểu đoàn phòng không. Đến đầu năm 1972, quân số Lục
quân tăng lên đến 450.000, bao gồm 171 tiểu đoàn bộ binh, 58 tiểu đoàn pháo
binh, 22 đoàn kỵ binh và xe tăng thiết
giáp, và 60 tiểu đoàn pháo binh.
Các lực lượng chính quy được hưởng lợi rất nhiều từ CRIMP, nhưng các lực
lượng ĐPQ/DQ cũng vậy. Khi Việt Nam hóa
đạt được động lực, MACV và Washington đã lên kế hoạch lấp đầy khoảng trống do
các sư đoàn Hoa Kỳ rời đi để lại bằng cách mở rộng ĐPQ/DQ với những đơn vị mà họ
hy vọng có thể tiếp quản phần lớn an ninh lãnh thổ và hỗ trợ chương trình bình
định. Việc mở rộng lực lượng lãnh thổ liên quan đến việc tăng đáng kể về số lượng
và cải thiện thiết bị. Theo CRIMP, ĐPQ/DQ đã nhận được các loại vũ khí mới hơn,
hiện đại hơn, bao gồm súng trường M-16, súng máy M-60 và súng phóng lựu M-79, tất
cả đều là những cải tiến lớn so với hỗn hợp các loại vũ khí cũ đã bỏ đi mà trước
đây họ đã được trang bị. Sự gia tăng của các khẩu lựu pháo 105 mm cuối cùng đã
cho phép Bộ Tổng tham mưu Liên quân kích hoạt tổng cộng 174 tiểu đoàn pháo binh
lãnh thổ để hỗ trợ cho ĐPQ/DQ và lực lượng biệt kích biên giới. Việc tăng cường
mạnh mẽ hóa lực hỗ trợ cho các lực lượng lãnh thổ là đáng kể ở chỗ nó làm giảm
gánh nặng cho các lực lượng pháo binh thường trực, những lực lượng này sau đó
có thể tập trung vào việc hỗ trợ các tiểu đoàn cơ động chính quy trong các hoạt
động tác chiến của họ. Ngoài các thiết bị mới, sức mạnh nhân lực của các lực lượng
địa phương quân và dân quân đã được tăng cường trong nỗ lực đưa thêm quân đội
vào vùng nông thôn để hỗ trợ nỗ lực bình định. Cơ cấu chỉ huy của lực lượng ĐPQ
đã được tổ chức lại. Một số Bộ chỉ huy Nhóm được thành lập.
Không quân Việt Nam cũng được hưởng lợi rất nhiều theo CRIMP, tăng từ
17.000 vào cuối năm 1968 lên 37.000 vào cuối năm 1969 và cuối cùng là 64.000
vào năm 1973. Một sự nâng cấp đáng kể về máy bay và khả năng chỉ huy và kiểm
soát đi kèm sự gia tăng về số lượng nhân sự này. Năm 1968, máy bay ném bom chiến
đấu phản lực A-37 và F-5A bắt đầu thay thế máy bay tấn công cánh quạt cũ của
KQVN, do đó làm tăng đáng kể khả năng hỗ trợ mặt đất của KQVN. Khả năng vận
chuyển hàng hóa của KQVN cũng được cải thiện với việc nâng cấp đội bay C-47 ban
đầu là máy bay C-119, và cuối cùng là máy bay C-123 và C-7. Phi đội trực thăng
đã được mở rộng và cải thiện đáng kể khi các đơn vị hàng không của Quân đội Hoa
Kỳ bắt đầu rút đi, chuyển giao máy bay và thiết bị của họ cho các phi đội trực
thăng Việt Nam mới được hình thành (không giống như sự sắp xếp của Hoa Kỳ trong
đó Lục quân sở hữu hầu hết các trực thăng chở quân và tấn công, Không quân Việt
Nam lại sở hữu tất cả các trực thăng trong kho vũ khí của Nam Việt Nam). Vào cuối
năm 1972, khi Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân hoàn toàn, Không quân Việt Nam, theo các
điều khoản của một chương trình đặc biệt có tên là Enhance Plus (Tăng cường Hơn
nữa), sẽ nhận được 32 máy bay vận tải C-130A, mỗi máy bay có bốn động cơ, và
thêm máy bay vận tải C-7, máy bay ném bom chiến đấu F-5A và trực thăng.
Trong thời kỳ Việt Nam hóa, Không quân Việt Nam đã tăng gấp sáu lần so với
quân số năm 1964 và đến năm 1973, đã vận hành tổng cộng 1.700 máy bay, bao gồm
hơn 500 trực thăng. Vào thời điểm đó,
KQVN có 6 sư đoàn không quân, bao gồm tổng
cộng 10 phi đội máy bay ném bom chiến đấu A-37, 3 phi đội trực thăng tấn công
A-1H, 3 phi đội máy bay ném bom chiến đấu F-5E, 17 phi đội trực thăng UH-1, 4
phi đội trực thăng CH-47, 10 phi đội liên lạc và quan sát, 3 phi đội C7, 4 phi
đội AC-47, AC-119 và EC-47, cùng các đơn vị huấn luyện bổ sung khác.
Về mặt trang thiết bị, KQVN là một
trong những lực lượng không quân hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á vào thời điểm Hoa
Kỳ rút quân vào năm 1973.
Hải quân Việt Nam cũng đã trải qua quá trình mở rộng đáng kể trong thời kỳ
Việt Nam hóa. Hải quân, chỉ có 17.000 thủy
thủ vào năm 1968, đạt đến 40.000 vào năm 1972. Để tăng cường năng lực của HQVN
và đáp ứng các mục tiêu của chương trình Việt Nam hóa, MACV đã thiết lập hai
chương trình mới vào năm 1969. Chương trình đầu tiên được gọi là Chương trình
Tăng tốc Chuyển giao Tài sản, được thiết kế để tăng nhanh sức mạnh và huấn luyện
của hải quân và đồng thời, tăng tốc chuyển giao tàu và trách nhiệm chiến đấu từ
Hải quân Hoa Kỳ sang HQVN. Chương trình thứ hai, Chương trình tăng tốc chuyển
giao hậu cần, nhằm mục đích tăng cường khả năng hỗ trợ hậu cần của hải quân
Nhờ Chương trình Tăng tốc Chuyển giao Tài sản, HQVN đã khởi xướng một
chương trình tuyển dụng và huấn luyện mở rộng. Các chuyên gia và thủy thủ Việt
Nam đã phục vụ trên các tàu của Hải quân Hoa Kỳ để được huấn luyện tại chỗ. Khi
một con tàu của Hoa Kỳ được chỉ định để chuyển giao cho VNN, thủy thủ đoàn đã
trở thành thủy thủ đoàn Hoa Kỳ-Nam Việt Nam kết hợp. Mục tiêu là cung cấp cho
HQVN một con tàu mới, nhưng chỉ sau khi thủy thủ đoàn miền Nam đã sẵn sàng có
thể xử lý và điều khiển nó. Theo chương trình này, HQVN đã nhận được 2 tàu tuần dương nhỏ vào tháng 5
năm 1969. Ngay sau đó, Lực lượng trên sông của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu chuyển
giao các thuyền máy và trách nhiệm tuần tra sông của mình cho HQVN. Đến giữa
năm 1970, hơn 500 giang thuyền của Hoa Kỳ
đã được chuyển giao cho miền Nam. Vào
tháng 9 năm đó, HQVN tiếp quản các tàu và nhiệm vụ của chương trình ngăn chặn
ven biển Market Time, được thiết kế để ngăn chặn sự xâm nhập qua đường biển nguồn
tiếp tế cho quân đội Cộng sản ở miền Nam. Nỗ lực tăng cường thứ hai, Chương
trình tăng tốc chuyển giao hậu cần, được thiết kế để cải thiện cơ sở hạ tầng hậu
cần và khả năng hỗ trợ của hải quân. Nhờ hai chương trình tăng tốc này, HQVN đã
phát triển nhanh chóng và đến năm 1972 đã vận hành một đội tàu gồm hơn 1.700
tàu và thuyền các loại, bao gồm tàu tuần tra trên biển, tàu chở hàng lớn, tàu
tuần tra ven biển và trên sông, và tàu đổ bộ. Về mặt vật chất và trang thiết bị
hiện đại, Việt Nam hóa đã có hiệu quả. Đến năm 1970, lực lượng vũ trang của miền
Nam đã có bước nhảy vọt về mặt hiện đại hóa để trở thành một trong những lực lượng
quân sự lớn nhất và được trang bị tốt nhất trên thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét