1968 VÀ CUỘC TỔNG TẤN CÔNG TẾT Năm Mậu Thân, 1968, đã chứng minh là thời điểm then chốt của Chiến tranh
Việt Nam. Trong thời gian hưu chiến Tết năm đó, Quân đội Bắc Việt và lực lượng
Việt Cộng (VC) đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn trên khắp miền Nam Việt
Nam. Bắt đầu từ những ngày cuối tháng 1, họ đã tấn công hoặc pháo kích 36 trong
số 44 tỉnh lỵ, 5 trong số 6 thành phố tự trị và 64 trong số 242 thị trấn huyện
lỵ ở Việt Nam Cộng hòa. Tầm vóc và mức độ dữ dội của các cuộc tấn công này đã
gây sốc cho công chúng Hoa Kỳ; trước đó, họ đã được các nhà lãnh đạo quân sự và
chính trị Hoa Kỳ dẫn dắt để tin rằng tình thế đã thay đổi trong cuộc đấu tranh
chống lại người Cộng sản ở Việt Nam. Dù người Cộng sản có lợi thế là yếu tố bất ngờ, các lực lượng Hoa Kỳ và
miền Namđã phản ứng nhanh chóng với mối
đe dọa mới, đẩy lùi kẻ thù và giành lại quyền kiểm soát tình hình ở hầu hết các
khu vực.Chỉ ở Sài Gòn và kinh đô Huế,
cuộc giao tranh thực sự mới kéo dài hơn một tuần. Cuối cùng, cuộc tấn công đã dẫn
đến thất bại quân sự cho lực lượng Cộng sản, họ đã phải trả giá đắt cho những
thắng lợi ban đầu của mình. Theo ước tính, số thương vong của VC và Bắc Việt là
từ 32.000 đến 58.000 người. Mặc dù con số thương vong thực tế có thể còn gây
tranh cãi, nhưng hầu hết các nhà chức trách đều đồng ý rằng Việt Cộng đã phải
chịu tổn thất rất nhiều trong cuộc giao tranh Tết và không còn là mối đe dọa
quân sự đáng kể trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến.Tuy nhiên, ở cấp độ chiến lược, cuộc tấn công
đã chứng tỏ là một chiến thắng về mặt tâm lý cho lực lượng Cộng sản. Tổng thống
Lyndon B. Johnson đã bị chấn động bởi cường độ và quy mô của cuộc tấn công của
kẻ thù.Khi Tướng William C.
Westmoreland, chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, yêu cầu gửi thêm 206.000
quân, nhiều người Mỹ có ảnh hưởng, cả trong và ngoài chính nguyền Hoa Kỳ, bao gồm
nhiều người trước đây đã ủng hộ nỗ lực chiến tranh, bắt đầu đặt câu hỏi về sự
tham gia liên tục của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Đông Nam Á mà giờ đây có vẻ
như không thể nào thắng được. Phong trào phản chiến đã có thêm sức mạnh mới.
Vào ngày 31 tháng 3 một tổng thống buồn bã tuyên bố ông sẽ không ra tái tranh cử
chức tổng thống. Johnson đã ra lệnh Hoa Kỳ dừng ném bom miền Bắc phía trên vĩ
tuyến 20 và đồng thời đề xuất đàm phán hòa bình với Cộng sản. Nói rằng mình
đang phát động một “cuộc tấn công hòa bình”, Johnson đã cử cựu đại sứ Averell
Harriman đến Paris để bắt đầu đàm phán với Bắc Việt. Điều này báo trước một sự
thay đổi sâu sắc trong cả thái độ của người Mỹ đối với cuộc chiến và chiến lược
chính thức của Hoa Kỳ. Rõ ràng là không có “ánh sáng cuối đường hầm” và nhiều
người Mỹ đã đi đến kết luận rằng đã đến lúc chấm dứt chiến tranh ở miền Nam bằng
cách này hay cách khác. NIXON TRÊN LỘ TRÌNH
CHIẾN DỊCH Trong khi Johnson đang cố gắng giải quyết hậu quả của cuộc tấn công Tết Mậu
Thân, Richard M. Nixon đang vận động tranh cử mạnh mẽ cho chức vụ mà tổng thống
đương nhiệm Johnson sẽ sớm rời bỏ. Nixon đã đưa cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở
thành một yếu tố chính trong cương lĩnh của mình cho cuộc tranh cử tổng thống
năm 1968. Vào ngày 5 tháng 3, trong một bài phát biểu tại Hội trường Cựu chiến
binh Hoa Kỳ ở Hampton, New Hampshire, Nixon đã nói, “Tôi cam kết với các bạn một
ban lãnh đạo mới sẽ chấm dứt chiến tranh và giành được hòa bình ở Thái Bình
Dương.” Bất chấp những.lời phản đối sau đó của ông, ứng cử viên Nixon đã tạo
cho nhiều cử tri ấn tượng rằng mình có một “kế hoạch bí mật” để chấm dứt chiến
tranh. Trong một tuyên bố trên đài phát thanh vào ngày 8 tháng 3, ông nói, “Điều
cần thiết là chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến này và chấm dứt nó một cách
nhanh chóng… nhưng điều cần thiết là chúng ta phải chấm dứt nó theo cách mà
chúng ta có thể giành được hòa bình.” Vận động tranh cử tại Wisconsin vào cuối
tháng đó, ông đã làm rõ lập trường của mình, tuyên bố, “Mục tiêu của quốc gia
là giúp người Nam Việt Nam chiến đấu trong cuộc chiến chứ không phải chiến đấu
cho họ. . . . Nếu họ không gánh vác phần lớn gánh nặng trong việc tự vệ, họ sẽ
không được cứu giúp.” Trong nỗ lực tìm ra phương tiện để chấm dứt chiến tranh, Nixon đã phải đối
mặt với những vấn đề tương tự mà Lyndon Johnson đã phải đối mặt. Việc leo thang
và cam kết tăng cường số lượng quân nhân Hoa Kỳ đã không hiệu quả; cuộc tấn
công Tết Mậu Thân năm 1968 đã chứng minh thực tế đó quá rõ ràng. Bế tắc là
không thể chấp nhận được vì công chúng Hoa Kỳ ngày càng bất ổn sẽ không còn chịu
đựng được một cam kết lâu dài cho một cuộc chiến không thể thắng được. Câu trả
lời là rút khỏi Việt Nam, nhưng câu hỏi—một câu hỏi chính trị—là làm thế nào để
thực hiện điều đó một cách khéo léo mà không bỏ rơi Việt Nam vào tay Cộng sản.
Nixon đã đấu tranh riêng tư với vấn đề này, duy trì thái độ tương đối kín đáo
trước công chúng về vấn đề Việt Nam sau thông báo ngày 31 tháng 3 của Johnson rằng
ông sẽ không tái tranh cử. Nixon nói với tờ New York Times rằng ông sẽ không chỉ trích Johnson để
xem “cuộc tấn công hòa bình” của tổng thống có thể thu hút được gì từ Bắc Việt. Vào ngày 26 tháng 7, Nixon bay đến Washington theo yêu cầu của Tổng thống
Johnson để được nghe tóm tắt về Việt Nam từ Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk và Cố
vấn An ninh Quốc gia Walt W. Rostow. Sau các cuộc họp tóm tắt, Johnson giải
thích với Nixon về những gì ông đang cố gắng thực hiện trong các cuộc đàm phán
với Bắc Việt; tổng thống cay đắng vì người Cộng sản đã không phản ứng tích cực
hơn với lời đề nghị hòa bình của ông.Rusk cảnh báo Nixon rằng theo ý kiến của ông, “hoảng loạn” sẽ xảy ra
trên khắp Châu Á nếu Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam mà không có một giải pháp hòa
bình “danh dự”. Nixon nói rằng ông sẽ tiếp tục ủng hộ các mục tiêu của Hoa Kỳ tại
Nam Việt Nam và “cam kết không làm suy yếu vị thế đàm phán của Johnson trong
trường hợp Cộng sản thay đổi. . . .” Vào ngày 3 tháng 8 năm 1968, Nixon tiết lộ thêm về suy nghĩ của riêng
mình về cách giải quyết câu đố Việt Nam khi ông gửi ý tưởng của mình về việc chấm
dứt chiến tranh đến cuộc họp ủy ban quốc gia đảng Cộng Hòa tại Đại hội toàn quốc
của Đảng Cộng hòa ở Miami. Ông viết rằng “cuộc chiến phải được chấm dứt . . .
,” nhưng cảnh báo “phải kết thúc một cách danh dự, phù hợp với các mục tiêu hạn
chế của Hoa Kỳ và với các yêu cầu lâu dài về hòa bình ở Châu Á.” Sau đó, lần đầu
tiên, ông trở nên cụ thể hơn về cách đạt được nền hòa bình này trong danh dự.Ông ủng hộ việc tiếp tục tiến hành chiến
tranh cho đến khi kẻ thù đồng ý ký kết một nền hòa bình danh dự, đồng thời cải
thiện vũ khí và huấn luyện cho QĐVNCH. Nixon sau đó đã mô tả suy nghĩ của mình
vào thời điểm đó: “Khi họ [lực lượng Nam Việt Nam] được đưa vào, quân đội Hoa Kỳ
có thể—và nên được—loại bỏ dần. Việc loại bỏ dần này sẽ cứu sống người Mỹ và cắt
giảm chi phí của Hoa Kỳ.” Vào ngày 7 tháng 8 tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa, Nixon chính
thức nhận được đề cử của đảng mình cho chức tổng thống. Đối thủ Dân chủ của ông
là Phó Tổng thống Hubert H. Humphrey của Minnesota. Trong chiến dịch bầu cử sau
đó, Humphrey, theo nhà viết tiểu sử của Nixon là Stephen E. Ambrose, đã “bị mắc
kẹt” vì ông không thể tách khỏi Johnson về vấn đề Việt Nam, và do đó ông không
thể có cách tiếp cận “ôn hòa” hơn đối với cuộc chiến, điều này sẽ giúp cử tri
có sự lựa chọn rõ ràng giữa ông và Nixon. Nixon đã chỉ thị cho các nhà tư tưởng
và cây bút cốt cán“đặt con khỉ Việt Nam
lên lưng Humphrey, chứ không phải Johnson.”Đồng thời, ông tránh đưa ra bất kỳ bình luận thực chất nào về cách chấm
dứt chiến tranh, khiến Humphrey khó có thể tấn công ông về các chi tiết cụ thể.
Đó là một động thái chính trị tài tình, và Humphrey nhanh chóng trở thành mục
tiêu của tất cả những ai ghét chính quyền Johnson và việc chính quyền này tiếp
tục chiến tranh và/hoặc không thể giành chiến thắng. Cuộc chiến là một vấn đề nóng
hổi của chiến dịch, như đã được chứng minh bằng đại hội đảng Dân chủ thảm khốc ở
Chicago dẫn đến bạo loạn trên đường phố. Nixon biết rằng Tổng thống Johnson đang chuẩn bị công bố một lệnh tạm dừng
ném bom mới. Nhận ra rằng lệnh tạm dừng sẽ là một lợi ích cho Humphrey, ông đã
ra một tuyên bố dứt khoát rằng ông sẽ ủng hộ lệnh tạm dừng ném bom và hứa sẽ
“không chơi trò chính trị với cuộc chiến này.” Lời hứa của ông là rỗng tuếch,
vì cả hai bên đều đã “chơi trò chính trị” với cuộc chiến kể từ khi bắt đầu cuộc
xung đột. Nixon đã cố gắng làm giảm bớt một số tác động của tuyên bố của
Johnson, nhưng việc ngừng ném bom vẫn dẫn đến sự gia tăng ủng hộ đối với
Humphrey và đảng Dân chủ. Tuy nhiên, sự gia tăng này không kéo dài được lâu, vì
vào ngày 2 tháng 11, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Nam Việt Nam tuyên bố rằng
chính phủ của ông sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình Paris. Tuyên
bố của ông thực sự đã làm suy yếu sáng kiến hòa bình của Johnson và bất kỳ
khoản lợi nhuận chính trị tiềm năng nào cho Hubert Humphrey và đảng Dân chủ. NIXON CHIẾN THẮNG Vào ngày 5 tháng 11, bất chấp một loạt hoạt động vào phút chót của đảng
Dân chủ, Nixon đã giành được 43,4 phần trăm số phiếu phổ thông so với 42,7 phần
trăm của Humphrey, và giành được 301 phiếu đại cử tri so với 191 phiếu của đối
thủ. Vấn đề của Johnson giờ là của Nixon,và sau khi giành được chiến thắng hứa
hẹn sẽ chấm dứt chiến tranh, tổng thống đắc cử phải thực hiện lời hứa đó và tạo
ra một kế hoạch khả thi để đạt được hứa hẹn “hòa bình trong danh dự”. Nhà sử học
George C. Herring cho rằng Nixon rõ ràng nhận thức được rằng tương lai chính trị
và vị thế của ông trong lịch sử sẽ được xác định bởi khả năng giải thoát đất nước
khỏi vũng lầy Việt Nam của ông. Nixon nói với một trong những cố vấn của mình,
“Tôi sẽ không kết thúc như LBJ, ẩn náu trong Nhà Trắng và sợ phải lộ mặt trên
phố. Tôi sẽ chấm dứt cuộc chiến đó. Nhanh chóng.” Cuối cùng, ông thấy đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vào ngày 11
tháng 11, Nixon đã đến Nhà Trắng để tham dự một phúc trình về chính sách đối
ngoại từ Johnson và các cố vấn của ông ta. Chủ đề chính là chiến tranh Việt
Nam. Nixon đã được Bộ trưởng Ngoại giao Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng Clark M.
Clifford, Cố vấn An ninh Quốc gia Rostow, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương
Richard M. Helms và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Earle G.
Wheeler phúc trình ngắn gọn. Theo Nixon, “Tất cả họ đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ
phải đưa cuộc chiến tranh đi đến hồi kết thành công — bằng các cuộc đàm phán nếu
có thể, nhưng tiếp tục chiến đấu nếu cần thiết”. Những người phúc trình cũng cảnh
báo rằng “một cuộc rút quân của người Mỹ, hoặc một giải pháp đàm phán có thể được
hiểu là một thất bại, sẽ gây ra tác động tàn khốc” đối với các đồng minh và bạn
bè của Hoa Kỳ ở Châu Á và trên toàn thế giới. Clifford đã đưa ra cho tổng thống đắc cử ba phương án để cân nhắc khi ông
chuẩn bị nhậm chức: Nixon có thể tiếp tục chiến đấu mà không theo đuổi các cuộc
đàm phán; ông có thể tổ chức các cuộc đàm phán đơn phương riêng tư với Hà Nội;
hoặc ông có thể gây sức ép buộc Thiệu đến Paris để tham gia các cuộc đàm phán. Clifford đề xuất phương án cuối
cùng, nói rằng Tổng thống Johnson có thể giúp chuẩn bị bối cảnh cho cách tiếp cận
này bằng cách thông báo cho Thiệu rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục, có hoặc
không có ông ta. Clifford nghĩ rằng tổng thống Nam Việt Nam sẽ bị buộc phải
tham gia. Đồng thời, Clifford nói, Johnson nên thực hiện các biện pháp để giảm
mức độ giao tranh và bắt đầu rút quân khi ông chuẩn bị rời nhiệm sở. Clifford cảm
thấy rằng một hướng đi như vậy sẽ là “một bước tiến lớn để chấm dứt chiến
tranh” và Nixon có thể “dọn dẹp các chi tiết” sau khi nhậm chức. Bất chấp các khuyến nghị của Clifford, Nixon sau đó đã viết trong hồi ký
của mình rằng Johnson và các cố vấn của ông “không có cách tiếp cận mới nào để
đề xuất với tôi”. Tuy nhiên, sau cuộc họp, ông nói với báo chí rằng ông sẽ hoàn
toàn ủng hộ các chính sách của tổng thống sắp mãn nhiệm và chính quyền Johnson
sẽ phát biểu thay mặt cho chính quyền mới của ông trong hai tháng tiếp theo cho
đến khi ông nhậm chức;ông cho biết ông
hy vọng rằng chính sách một tiếng nói sẽ dẫn đến “một số hành động và tiến bộ rất
quan trọng hướng tới hòa bình”. Vào ngày 25 tháng 11, Nixon đã gặp giáo sư Henry Kissinger của Harvard tại
văn phòng chuyển giao Nhà Trắng tại Khách sạn Pierre ở New York. Tổng thống đắc
cử đã thảo luận các ý tưởng về chính sách đối ngoại với người mà ông đang cân
nhắc cho chức vụ cố vấn an ninh quốc gia, nói về NATO, Liên Xô, Trung Quốc, và
Trung Đông. Khi họ nói đến chủ đề Việt Nam, cả hai đều đồng ý rằng họ cần phải
suy nghĩ lại toàn bộ chính sách ngoại giao và quân sự đối với Việt Nam để
“tránh cái bẫy mà Johnson đã rơi vào” là chỉ dành cho một quốc gia hầu như toàn
bộ thời gian và năng lượng cho chính sách đối ngoại của tổng thống. Đối với cả
hai nhân vật chiến tranh ở Việt Nam là một phần của vấn đề lớn hơn nhiều về an
ninh và ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới. Nixon nhớ lại rằng ông cảm thấy “một
trực giác mạnh mẽ về Henry Kissinger, và tôi đã quyết định ngay tại chỗ rằng
ông ấy nên là Cố vấn An ninh Quốc gia của tôi”.Hai ngày sau, Nixon đề nghị Kissinger đảm nhiệm vị trí này và Kissinger
đã chấp nhận. Liên minh giữa Nixon và cố vấn an ninh quốc gia mới của mình sẽ
có tác động to lớn đến việc tiến hành chiến tranh ở Việt Nam và cuối cùng là đến
sự tồn tại liên tục của Nam Việt Nam như một quốc gia có chủ quyền. Vào ngày 12 tháng 12, Nixon đã gặp lại Tổng thống Johnson tại Nhà Trắng để
thảo luận về tình hình ở Việt Nam, và một lần nữa Johnson đã thúc giục Nixon tiếp
tục theo đuổi con đường này. Tổng thống đắc cử đã hứa rằng ông sẽ làm như vậy
và hứa thêm rằng mình sẽ đảm bảo Johnson sẽ nhận được sự tín nhiệm mà mình xứng
đáng khi chiến tranh kết thúc thành công. Cuối tháng đó, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia mới của ông đã có lời đề
nghị đầu tiên với các nhà đàm phán Bắc Việt tại Paris. Sử dụng doanh nhân người
Pháp Jean Sainteny làm trung gian, Nixon và Kissinger đã gửi cho Bắc Việt một
thông điệp rằng tổng thống mới quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh bằng đàm
phán. Bắc Việt trả lời rằng rào cản chính đối với các cuộc đàm phán có ý nghĩa
là việc Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ chính quyền Thiệu và những “yêu cầu vô lý” của họ.
Nixon, “không ngạc nhiên cũng không nản lòng” trước khởi đầu không mấy tốt đẹp
cho chính quyền mới, sau đó đã mô tả quan điểm của mình về Việt Nam khi ông chuẩn
bị chuyển vào Nhà Trắng: “Tôi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình với ba tiền
đề cơ bản liên quan đến Việt Nam. Đầu tiên, tôi sẽ phải chuẩn bị dư luận cho thực
tế rằng chiến thắng quân sự toàn diện không còn khả thi nữa.Thứ hai, tôi sẽ phải hành động theo những gì
lương tâm, kinh nghiệm và phân tích của tôi mách bảo là đúng về việc cần phải
giữ lạicam kết của chúng ta. Việc từ bỏ
miền Nam Việt Nam cho Cộng sản bây giờ sẽ khiến chúng ta phải trả giá vô cùng đắt
trong hành trình tìm kiếm một nền hòa bình ổn định, có cấu trúc và lâu dài. Thứ
ba, tôi sẽ phải kết thúc chiến tranh càng nhanh càng tốt. Ông cũng tuyên bố rằng ông đã loại trừ một chiến thắng quân sự nhanh
chóng và “đã chuẩn bị dành phần lớn năm đầu tiên tại nhiệm để đi đến một thỏa
thuận đàm phán” nhằm bảo vệ nền độc lập của Nam Việt Nam. Vị tổng thống mới
không nhận ra rằng việc đạt được thỏa thuận với Bắc Việt sẽ mất thêm ba năm nữa
và thêm 20.552 sinh mạng người Mỹ.
Nhận xét
Đăng nhận xét