Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?
Radar trên đảo Tri Tôn:
Trung Quốc có thể do thám miền
Trung Việt Nam và xa hơn?
Việc Trung Quốc thiết lập hệ thống radar trên đảo Tri Tôn sẽ
có tác động như thế nào đến Việt Nam?Uy lực của hệ thống radar SIAR
Tiến sĩ Benjamin J. Sacks, nhà nghiên cứu từ Rand Corporation, ngày thứ Bảy 26/10 bình luận với BBC News Tiếng Việt về khả năng SIAR có thể phát hiện được máy bay và các thiết bị tàng hình.
Lợi thế do thám dịch chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc
Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá với BBC News Tiếng Việt vào ngày thứ Sáu 26/10:
"Tác động lớn nhất sẽ là việc Trung Quốc có khả năng phát hiện các động
thái của Việt Nam trong một phạm vi rộng lớn hơn, bao trùm toàn bộ miền Trung của
Việt Nam. Trước đây, trạm radar của Việt Nam ở bán đảo Sơn Trà cho Việt Nam một
lợi thế về thông tin và quan sát tại khu vực giữa Biển Đông. Nay với trạm radar
của Trung Quốc trên đảo Tri Tôn, lợi thế đó đã chuyển sang Trung Quốc."
Bán đảo Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng được xem là khu vực phòng thủ trọng
điểm của Việt Nam, nơi có trạm radar được gọi là "mắt thần Đông
Dương".
"Trạm Rađa 29, thuộc Trung đoàn 290 - Sư đoàn Phòng không 375 là trạm
tiền tiêu có vị trí trọng yếu, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của
thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, được mệnh danh là 'Mắt thần
Đông Dương' có nhiệm vụ cảnh giới và theo dõi không lưu của toàn bộ vùng nước
Biển Đông và bầu trời Việt Nam," theo cổng thông tin điện tử thành phố Đà
Nẵng vào ngày 18/3/2024.
Tiến sĩ Benjamin J. Sacks cũng nhắc đến việc hệ thống SIAR sẽ tạo một
"chướng ngại đa miền" đáng kể giữa Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa.
"Trung Quốc sẽ gia tăng khả năng giám sát đối với tất cả các tàu bè
ra vào hoặc hiện diện tại Cảng Đà Nẵng, một cảng nước sâu chiến lược của Việt
Nam và các tàu thuyền Việt Nam di chuyển giữa thành phố Hải Phòng ở miền Bắc và
Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam."
"Vấn đề này quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của
Việt Nam. Đà Nẵng là một nút thắt quan trọng trong Hành lang kinh tế Đông-Tây của
Đông Nam Á và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hải của Việt
Nam."
Ông đánh giá hệ thống SIAR trên đảo Tri Tôn có thể được dùng để can thiệp
hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc quân sự và dân sự của Việt Nam và
thu thập thông tin tình báo, gây cản trở quá trình quá cảnh an toàn của các quốc
gia khác giữa Việt Nam và Quần đảo Hoàng Sa.
Ông đánh giá hệ thống SIAR trên đảo Tri Tôn có thể được dùng để can thiệp
hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc quân sự và dân sự, hệ thống điều khiển
hàng hải dân sự và quân sự của Việt Nam, cũng như có thể thu thập thông tin
tình báo.
Sự xâm lấn rộng hơn của Trung Quốc có thể khiến phương tiện của các quốc
gia khác đối mặt với nhiều rủi ro khi đi qua vùng biển giữa Việt Nam và Hoàng
Sa.
Chiến thuật mới sau vụ giàn khoan Hải Dương 981
Giáo sư Alexander L Vuving đánh giá Trung Quốc có thể sẽ thử nghiệm chiến thuật mới trên Biển Đông.
"Theo tôi, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động thăm dò dầu khí
và sẽ dùng các hoạt động này để khẳng định chủ quyền theo 'đường lưỡi bò' của họ
ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ sử dụng các chiến thuật đã thành công trong quá khứ
hoặc thử nghiệm những chiến thuật mới. Trung Quốc sẽ không lặp lại những gì họ
đã làm trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014."
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt
Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình là vào ngày 1/5/2014, đặt tại địa
điểm chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý.
Sự kiện này đã dẫn tới đối đầu trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bước đi của Trung Quốc cũng đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ
của người dân Việt Nam cả ở trong và ngoài nước.
Tiến sĩ Collin Koh đánh giá sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Hà
Nội đã không nhượng bộ trước sự cưỡng bức của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Biển
Đông.
Xét sức mạnh quân sự vượt trội của Trung Quốc so với Việt Nam hiện nay,
ông cho rằng hệ thống radar SIAR trên đảo Tri Tôn cũng có điểm yếu, đó là dễ lộ
sơ hở và dễ bị tấn công và hoàn toàn nằm trong phạm vi tấn công tầm xa của Hà Nội.
"Xét về góc độ địa lý, hệ thống do thám trên đảo Tri Tôn nằm ở những
khu vực không có chiều sâu chiến lược về phòng thủ. Nói cách khác, chúng dễ bị
phát hiện và dễ bị đối thủ tấn công."
"Khác với các hệ thống ở xa hơn, chẳng hạn xung quanh các khu vực
ven biển ở đất liền như thành phố Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông) hoặc thậm chí là
đảo Hải Nam, các cơ sở quân sự trên quần đảo Hoàng Sa không được xem là an toàn
trước đối thủ trong thời chiến."
"Chúng nằm gần các vị trí quân sự của Việt Nam và nằm trong phạm vi
của một số hệ thống tấn công tầm xa quan trọng của Việt Nam - đặc biệt là tàu
ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị tên lửa hành trình đối đất Klub-S, đóng
vai trò quan trọng trong cách tiếp cận A2/AD [năng lực chống tiếp cận/chống xâm
nhập]."
Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá với BBC News Tiếng Việt vào ngày thứ Sáu 26/10:
Chiến thuật mới sau vụ giàn khoan Hải Dương 981
Giáo sư Alexander L Vuving đánh giá Trung Quốc có thể sẽ thử nghiệm chiến thuật mới trên Biển Đông.
Nhận xét
Đăng nhận xét