Giai thoại LÊ QUÝ ĐÔN
Giai thoại LÊ QUÝ ĐÔN
Lê Quý Đôn thuở nhỏ tên là Lê
Danh Phương, quê ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn
Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Một lần, Lê Danh Phương
cùng các bạn thiếu niên thường ra cái ao rộng trước cổng làng để tắm. Bỗng có một
vị quan lớn đi qua; có ý hỏi đường đến thăm nhà quan Thượng Thư Lê Phú Thứ. Cậu
bé Lê Danh Phương thản nhiên đứng dạng hai chân, dang hai tay ra để cản đường.
Rồi cậu nói: “Đố ông biết chữ gì đây? Nếu biết, cháu sẽ đưa ông về nhà, còn nếu
không thì đợi đấy!” Vị quan lớn rất khó chịu và không muốn trả lời… Lê Danh
Phương liền giải thích: “Chữ Thái (太),
thế mà cũng không biết!”… Cuối cùng, vị quan lớn cũng tìm đến được nhà bạn. Ông
rất ngạc nhiên khi thấy cậu bé trần truồng hồi nãy, bây giờ lại đang ngồi im
trên cái ghế đẩu ở trong vườn nhà quan Thượng. Khi nghe vị quan bạn thuật lại
chuyện với một thái độ bực dọc, quan Thượng thư Lê Phú Thứ cảm thấy rất ngượng
ngùng, xấu hổ với bạn; lập tức gọi Lê Danh Phương vào nhà để mắng, rồi ra điều
kiện: cậu phải làm ngay một bài thơ với đầu đề "Rắn đầu biếng học" để
xin lỗi cha và bác; nếu không làm được thì sẽ bị đánh đòn. Chỉ một lát sau, Lê
Danh Phương đã viết xong bài thơ và thoát được đòn roi của cha.
Nội dung bài thơ như sau:
Chẳng phải Liu Điu vẫn giống
nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha,
thẹn đèn Hổ Lửa đau lòng mẹ,
nay thét Mai Gầm rát cổ cha,
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da,
từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
kẻo Hổ Mang danh tiếng thế
gia (
Để thể hiện lời tự thú, tự
trách, tự hứa của bản thân trước người cha và người bạn của cha mình, ngoài việc
sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nghiêm trang, ngắn gọn, chặt chẽ;
ngoài việc sử dụng những yếu tố ngôn từ trong một số câu tục ngữ và đơn vị
thành ngữ tiếng Việt rất tế nhị; ngoài việc sử dụng kết hợp từ thuần Nôm với một
vài từ Hán - Việt và điển cố văn học khá hợp lý, Lê Danh Phương còn chú ý sử dụng
nhiều danh từ tiếng Việt chỉ một số loài bò sát, nhất là một số loài rắn độc. Từ
rắn là một danh từ chỉ động vật thuộc loài bò sát, thân dài có vảy, không chân,
di chuyển bằng cách uốn thân. Trong bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Danh
Phương, từ rắn đầu là danh từ đã được chuyển hóa thành tính từ để chỉ từ rắn
trong rắn mặt - một khẩu ngữ; nói về hạng trẻ con không chịu nghe theo những lời
dạy dỗ của cha mẹ, bất chấp cả sự răn đe của người trên và trở nên rất bướng bỉnh,
khó bảo.
Tương tự, từ liu điu là một danh
từ chỉ loài rắn nhỏ, có nọc độc ở hàm trên, đẻ con, sống ở ao hồ, ăn ếch nhái
đã được tác giả sử dụng trong câu phá đề theo biện pháp tu từ ẩn dụ để chỉ hạng
người không được học hành, bình thường.
Từ hổ lửa là một danh từ chỉ
loài rắn độc có khoang, màu đỏ như màu lửa được tác giả dùng trong câu thực thứ
nhất theo phép chuyển nghĩa thành tính từ thể hiện một phản ứng tâm lý hổ thẹn
của con người; ở đây là người mẹ.
Từ mai gầm là danh từ chỉ chung
loài rắn độc còn có tên là cạp nong, cạp nia. Rắn cạp nong thân có nhiều khoang
đen - vàng xen kẽ. Rắn cạp nia thân có nhiều khoang đen - trắng xen kẽ, cỡ nhỏ
hơn cạp nong.
Từ mai gầm là danh từ được tác
giả sử dụng trong câu thực thứ hai theo phép chuyển nghĩa thành động từ thể hiện
thái độ giận dữ, bực tức của con người; ở đây là người cha.
Từ ráo trong rắn ráo là danh từ
chỉ loài rắn lành, cỡ trung bình, lưng màu nâu, bụng màu vàng, ăn ếch nhái được
tác giả sử dụng trong câu luận thứ nhất theo phép chuyển nghĩa thành động từ
ráo mép chỉ thói quen nói dối rất xấu của người con trước cha mẹ.
Từ lằn trong thằn lằn là danh từ
chỉ loài động vật thuộc nhóm bò sát, thân và đuôi dài phủ vảy, bốn chi khỏe, sống
ở bờ bụi, ăn sâu bọ được tác giả dùng trong câu luận thứ hai theo phép chuyển
nghĩa thành tính từ để chỉ hậu quả ở việc xử phạt của người cha đối với con
mình về chuyện biếng học.
Từ trâu là danh từ chỉ rắn hổ
trâu - một loài rắn hổ mang rất lớn, rất khoẻ, rất độc, da màu đen được tác giả
dùng trong câu kết thứ nhất theo phép chuyển nghĩa thành địa danh chỉ ấp Trâu;
quê hương Mạnh Tử (Trung Quốc).
Tương tự, từ lỗ là danh từ liên
quan đến nơi ở của rắn, được tác giả dùng trong câu kết thứ nhất cũng theo phép
chuyển nghĩa thành địa danh chỉ nước Lỗ; quê hương Khổng Tử (Trung Quốc).
Từ hổ mang là danh từ chỉ loài rắn
độc có tập tính ngẩng đầu, bạnh mang để đe dọa kẻ địch được tác giả dùng trong
câu kết thứ hai theo phép chuyển nghĩa thành tính từ chỉ một trạng thái tâm lý
của con người (xấu hổ mang danh).
Bên cạnh việc dùng hai từ địa
danh (Trâu, Lỗ) chỉ quê hương của Mạnh Tử, Khổng Tử; tượng trưng cho Nho học,
khi viết bài thơ Rắn đầu biếng học, Lê Danh Phương còn lựa chọn những từ trong
một số câu tục ngữ Việt và trong một số đơn vị thành ngữ tiếng Việt để đặt vào
những vị trí cần thiết ở đầu đề và cả trong tám câu thơ của bài thơ: từ Rắn đầu
trong đầu đề và trong câu thừa đề có trong thành ngữ "Rắn đầu rắn mặt";
từ liu điu trong câu phá đề có ở tục ngữ: "Trứng rồng lại nở ra rồng, liu
điu lại nở ra dòng liu điu"; từ giống trong câu phá đề có trong thành ngữ
"Giống nào ra giống ấy"; từ đau lòng trong câu thực thứ nhất có trong
thành ngữ "Đau lòng xót ruột"; cụm từ nay thét mai gầm trong câu thực
thứ hai xuất phát từ thành ngữ "Nay thét mai gào"; từ ráo mép trong
câu luận thứ nhất có trong thành ngữ "Ráo mồm ráo mép"; cụm từ năm ba
trong câu luận thứ hai bắt nguồn từ câu tục ngữ "Năm bà ba chuyện"; cụm
từ siêng học trong câu kết thứ nhất bắt nguồn từ câu tục ngữ "Siêng làm
thì có, siêng học thì hay"; cụm từ hổ mang danh trong câu kết thứ hai có
trong thành ngữ "Xấu hổ mang danh"; và từ thế gia trong câu kết thứ
hai có trong thành ngữ "Thế gia vọng tộc".
Nhờ phối hợp sử dụng ngôn từ và
thể loại hết sức nhuần nhuyễn, tinh tế, Lê Danh Phương qua bài thơ Rắn đầu biếng
học đã nói lên đầy đủ những khía cạnh trong nội dung lời tự thú, tự trách, tự hứa
của mình: tuy bản thân vốn sinh ra từ một gia đình có học, nhưng cậu lại ương
bướng, ngang ngạnh, khó dạy bảo, không chăm lo học hành; và tự nhận thấy với những
lỗi ấy chắc chắn cậu sẽ bị cha xử phạt nặng. Những lỗi của cậu đã làm cho mẹ rất
đau lòng, xót ruột mỗi khi thắp đèn cho cậu học, mỗi lần nhóm lửa nấu cơm cho cậu
ăn. Những lỗi của cậu không chỉ gợi niềm đau xót, hổ thẹn âm thầm, thường xuyên
ở mẹ, mà còn dẫn đến thái độ bực tức, lo lắng, giận dữ ở cha. Dù mẹ có buồn, dù
cha có giận và thậm chí nhiều lần đã bị cha xử phạt nghiêm khắc, nhưng cậu vẫn
“lếu láo”; nghĩa là vẫn học bài một cách qua loa, đại khái, cốt cho có, cho
xong. Mãi đến lúc này, trước một lỗi rất nặng (vừa biếng học, vừa vô lễ), cậu mới
thực sự biết nhận lỗi và biết hứa từ nay chăm chỉ học hành để xứng đáng con nhà
quyền thế, để xứng danh với truyền thống học phong của gia đình. Cả quan Thượng
và vị khách chẳng những hết giận, mà còn tỏ ra rất thán phục về tài làm thơ của
cậu bé)
vế đối: Những muốn Tự Do
cho mới nhà, Thơ câu dại ý cóc mò tha, sách lề Đường Luật còng lưng mẹ, thầy
thưởng Trường Ca mát bụng cha, Song Thất sao quên câu tuấn kiệt, Tứ Ngôn chăng
nhớ bậc tài ba, vững lòng Lục Bát mà vui đạo, kim Cổ Phong lưu thi Việt
gia (Trường Văn Nguyễn Phước Thắng) (Tự Do, Đường Luật, Trường Ca, Song Thất,
Tứ Ngôn, Lục Bát, Cổ Phong là các thể loại thơ. Trong bài thơ này,Cóc dùng với
nghĩa là con cóc, ý nói thơ dở, thơ con cóc; Song Thất cũng có thể hiểu là cửa
sổ (song) trong nhà (thất); Tứ Ngôn có thể hiểu là ý tứ (tứ) cao lớn (ngôn, vì
theo từ điển Hán Việt Đào Duy Anh, "ngôn" còn có nghĩa là cao lớn); Lục
Bát cũng có thể hiểu là sông Lục, núi Bát thuộc tỉnh Bắc Ninh (bao gồm Bắc Ninh
và Bắc Giang ngày nay) quê hương những làn Quan họ, một cái nôi của thơ ca Việt
Nam. Ngoài ra, Lục Bát cũng có nghĩa là "lục tìm chén bát" để ăn cơm,
"có thực mới vực được đạo")
Một hôm, một vị quan bên Liêu Xá
đến thăm ông Lê Trọng Thứ. Vị quan có nghe tiếng cậu bé con quan Thượng Lê rất
hay chữ, muốn trực tiếp thử tài. Nể tình, ông Lê Trọng Thứ cho gọi Lê Quý Đôn tới.
Ông khách nói: "Ta nghe
cháu còn bé mà đã hay chữ, nhà cháu gần ngã ba sông, vậy ta ra vế đối
là: Tam xuyên (三川)!"
Vế đối giản dị mà hóc búa, chữ
tam (三) có
ba nét sổ ngang nhưng dựng lên, thành ba nét sổ đứng và là chữ xuyên(川). "Tam xuyên" (三川) lại có nghĩa "ba con
sông". Lê Quý Đôn chưa đáp ngay mà cứ trân trân nhìn ông khách có mang cặp
kính. Ông khách rất vui vì tìm được vế đối rất hiểm, liền hỏi: "Sao, có đối
được không, cháu bé?"
Lê Quý Đôn lễ phép thưa: "Dạ,
cháu xin đối là: Tứ mục (四目)!".
"Tứ mục" (四目) có nghĩa "bốn con mắt".
Chữ đối lại thật chuẩn, chữ "tứ" (四) viết quay dọc lại, cũng là chữ "mục" (目).
Sinh thời Lê Quý Đôn nổi tiếng
là người thông thái, đọc và hiểu không biết bao nhiêu sách vở thời bấy giờ. Ông
thi đỗ Khôi nguyên. Lẽ thường, tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, đỗ đạt sớm thường
hay mắc tính kiêu ngạo. Thời trẻ, Lê Quý Đôn cũng không tránh khỏi điều ấy.
Chuyện kể, sau khi thi đỗ, ông liền cho treo ngay trước ngõ tấm biển với hàng
chữ: "Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn" (Nghĩa là: Ai không hiểu chữ gì
thì hãy đến mà hỏi). Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong
số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu
còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa,
lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất,
lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ
cháu viết hộ. Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn
không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ
"chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao, cụ
lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi: "Bẩm,
"chi" nào ạ?" Cụ thở than rằng: "Đến chữ "chi"
cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao
trả lời được kia chứ?" Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới
đọc luôn hai vế đối:
Chi chi tam thập niên dư, xích
huyện hồng châu kiên thượng tại Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu
nay vẫn đó)
Tại tại số thiên lý ngoại, đào
hoa lưu thủy tử hà chỉ (Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về
đâu)
Thấy câu đối hay và lạ, Lê Quý
Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước
linh cữu mà khóc rằng: "Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng
Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi". Lạy xong, cụ già chống gậy
ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại, bởi thế nên sau này
không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì. Có thuyết khác nói giai thoại này là
do cụ già viết cho Cao Bá Quát.
Tuy bị cụ già làm cho bẽ mặt
nhưng Lê Quý Đôn vẫn chưa bỏ được tính kiêu ngạo, sau đó ông đến cầu siêu cho
cha ở ngôi chùa làng. Nhà sư trụ trì thấy ông thì mừng rỡ mà rằng: "Quan Bảng
vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo, chả là đứa tiểu
đồng của bần tăng nghe người nào đó đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra,
nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đối thế
này, xin quan chỉ cho:
Hạ bất khả hạ, thượng bất khả
thượng (dưới không thể dưới, trên không thể trên)
Chỉ nghi tại hạ, bất khả tại thượng (đúng
nên ở dưới, không thể ở trên)
Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra,
đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê
Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (một).
Đúng là trong chữ "hạ" (dưới), thì chữ "nhất" ở trên chứ
không thể viết dưới. Trong chữ "thượng" thì chữ "nhất" nằm
dưới và chữ "bất", chữ "khả" thì chữ "nhất" lại
ngồi trên. Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn"
ông treo trước ngõ để nhạo.
Qua hai lần gặp cao nhân, Lê Quý
Đôn đã bớt kiêu ngạo hơn nhưng cái tính tự mãn chưa thể sửa ngay được trong một
sớm một chiều, ông hạ chữ "nghi nhất tự lai vấn" xuống nhưng lại viết
mấy chữ: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn” vào cái bảng, hễ đi đâu thì cho thằng đầy
tớ đi trước cầm. Một hôm qua đò, ông lái đò nhìn thấy dòng chữ trên rất khó chịu
liền nói: "Tôi ra câu đối ông đối được thì để bảng này cầm đi, nếu không đối
được thì đập cái bảng đi!" Lê Quý Đôn đồng ý, thời gian đối là thời gian
đò qua sông. Lê Quý Đôn bảo: "Ông xuất đối đi". Ông lái đò nhìn vào
khoang thuyền, trên bếp đang nấu thịt con hôn trong nồi ba ông đọc luôn:
Con Ba Ba nấu nồi ba, tam tam
chi cửu thật là chín chưng
Lê Quý Đôn nghĩ nát óc cho đến
khi đò sang sông mà vẫn không đối được, ông lái đò đập cái bảng ấy đi, từ đó
cái tật coi thường người khác của ông mất hẳn vì ông hiểu rằng "mình hay
nhưng có người hay nữa". Câu một có lẽ chúng ta đã rõ ông lái đò chơi chữ
“Ba ba” với hai nghĩa (số 3 và con Ba Ba) Câu hai chia thành hai phần: “Tam tam
chi cửu (chơi tiếng Hán hoàn toàn có nghĩa là : ba lần ba là chín, và cửu
vừa là số 9 vừa là tính từ “chín”); “thật là chín chưng” nghĩa tiếng Việt hoàn
toàn như “chín ngấu, chín mùi, chín rục...
Gần đây có người là Diên Minh đối
như sau: Chim Đa Đa đậu nhánh đa, vô vàn trú thất khéo mà lạc nhau (Vế
một dùng “Đa đa” với hai nghĩa (chim Đa Đa và nhiều), đạt tiêu chuẩn của vế xướng.
Vế hai với phần một: “Vô vàn/trú thất”với từ Việt là “vô vàn”, từ Hán là “trú
thất” (Thất : động, lều, chỗ trú đơn giản - còn có nghĩa là mất, thất lạc);
phần hai thuần Việt “khéo mà lạc nhau”. Vô vàn:(无穷多:
nhiều nhiều, đọc trại ra cho dễ nghe của nguyên từ “vô vạn” là từ Hán. Do đó,
câu đối của Diên Minh có thể nói là đạt yêu cầu được 90% (vế một 50% + vế hai
40%)
vế đối khác 1: Chim cô cô
đáp nhà cô, đơn đơn như nhất líu lô một mình (Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
(Theo Wikipedia, chim cô cô có 2 loại: Cô cô đầu xám (Cochoa Purpurea ) và Cô
cô xanh (Cochoa viridis). Cô cô đầu xám được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan,
Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, và Việt Nam. Chim Cô cô đầu
xám là một loài chim màu sắc rực rỡ, thích sống yên tĩnh, nó thường hay đứng bất
động một mình trong các tán cây. Chữ cô được dùng trong từ "nhà cô"
có thể hiểu theo nghĩa danh từ (như cô giáo, cô gái, cô cậu...) hoặc theo nghĩa
tính từ (cô thân độc mã, cô quạnh...). Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh,
chữ "cô" còn có nghĩa là một mình, chữ đơn cũng còn có nghĩa là một
mình. Đơn đơn như nhất dùng ý nghĩa 1x1=1 để đối với 3x3=9 của vế ra. Có thể
thay cụm từ "Đơn đơn như nhất" bỡi "Nhất nhất như nhất" mà
vế đối không thay đổi ý nghĩa. Vế đối tả một con chim cô cô đậu một mình trên một
ngôi nhà cô độc (hoặc ngôi nhà của cô giáo "hay cô gái, bà cô" chỉ ở
một mình)
vế đối khác 2: Biển mười mười
cấp anh mười, thập thập đẳng bách sướng cười trăm vui (Thiền Long)
("Con ba ba" là danh từ chung chỉ con vật thuộc loài ba ba. "Nồi
ba" cũng là danh từ chung; Phần đầu vế đối: "Biển mười mười" là
danh từ chung chỉ biển số đăng ký cho các xe có số thứ tự 1010. Trên thực tế Biển
số 1010 được gọi theo các cách: "một không một không" hoặc "mười
mười" hoặc "một nghìn không trăm mười"; "Anh mười" chỉ
chung người anh thứ 10; Phần hai vế đối (số hán việt) : thập = 10; bách =
100; thập thập đẳng bách: 10X10=100, phần thuần việt "sướng cười trăm
vui" : diễn tả trạng thái đạt niềm vui lớn "trăm vui" vì biển
số đẹp, chữ "trăm" lặp lại nghĩa chữ "bách" đối chữ
"chín" lặp lại nghĩa chữ "cửu")
vế đối khác 3: Đường hai
hai qua nước hai, nhị nhị thành tứ đúng bài tư duy (Hoài Anh Võ Quang Thạch)
(Đường 22 là quốc lộ Xuyên Á từ Tây Ninh qua Cam pu chia là nước thứ hai sau Việt
Nam)
vế đối khác 4: Mười mười
đúng cả vừa mười. Thập thập như bách đúng rồi trăm nguyên. (Nguyễn Sư
Giao)
Nhận xét
Đăng nhận xét