Kỳ 135 -CÓ TRONG TAY 7 VẠN QUÂN MINH TRIỀU VẪN “THUA ĐAU” ĐẠI VIỆT
Kỳ 135
CÓ TRONG TAY 7 VẠN QUÂN
MINH TRIỀU VẪN “THUA ĐAU” ĐẠI VIỆT
MINH TRIỀU VẪN “THUA ĐAU” ĐẠI VIỆT
Lý do nực cười này chính là
một trong những nguyên nhân khiến đội quân của Minh triều đại bại dưới
tay nghĩa quân Lam Sơn.
Năm 1407, sau nhiều lần tiến công xâm lược, quân Minh đã hoàn
thành công cuộc xâm chiếm Đại Việt. Triều đình nhà Minh đổi tên nước
ta thành Giao Chỉ, chia làm 17 phủ, 5 châu. Từ đây, dân ta phải sống
trong cảnh đô hộ trong gần 2 thập kỷ.
Giặc Minh và những tội ác "trời không dung, đất không
tha"
Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi đặt ách đô hộ, quân Minh đã
cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc;
8.670 chiếc thuyền và vô số vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc.
Chính quyền đô hộ còn tăng thuế ruộng lên gấp 3 lần, đánh thuế
mọi ngành nghề, cưỡng bức dân ta đi phu phen, lao dịch, dồn bắt nhân
tài đem về nước. Thâm độc hơn, Minh
triều còn ráo riết thi hành chính sách ngu dân, đồng hóa dân
tộc.
Trong suốt 2 thập kỷ đô hộ nước ta, chính quyền nhà Minh đã
thực hiện nhiều chính sách, biện pháp với những thủ đoạn tinh vi, trắng
trợn nhằm xóa bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất
khuất của dân tộc ta, hòng chiếm đóng vĩnh viễn Đại Việt
Chúng đốt sách, phá hủy các công trình kiến trúc, văn hóa,
tuyên truyền, nhồi nhét những tư tưởng mê tín, bắt nhân dân Đại Việt
ăn mặc và sinh hoạt theo phong tục tập quán của Hán Tộc.
Chưa dừng lại ở đó, chúng còn thực hiện chính sách chia rẽ
dân tộc và đàn áp tàn bạo. Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Việt, đặt
làm quận Giao Chỉ, thiết lập chính quyền đô hộ, coi lãnh thổ nước ta
như một quận huyện của Trung Hoa.
Những tội ác chất chồng của Minh triều đối với nhân dân Đại
Việt đã được Nguyễn Trãi tố cáo một cách đanh thép trong "Bình
Ngô đại cáo":
"Nướng dân đen trên ngọn
lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm
tai vạ.
[…]
Độc ác thay, trúc Lam Sơn
không ghi hết tội,
Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải
không rửa sạch mùi."
Trong bối cảnh ấy, Lê Lợi đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa tại
Lam Sơn, chiến đấu can trường trong gần 10 năm để dành lại độc lập cho
nhân dân Đại Việt.
"Tự mình hại mình", giặc Minh "cúp đuôi"
chạy về nước
Năm 1427, cuộc xâm lược Đại Việt của Minh triều đứng trên bờ
vực phá sản trước sự lớn mạnh của khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh
đạo.
Đối mặt với tình thế ấy, Minh Tuyên Tông quyết định phái Chinh
Lỗ tướng quân Liễu Thăng (chủ tướng) và Thượng thư Bộ binh Lí Khánh (làm
Tham tán Quân vụ) dẫn binh tới Đại Việt hòng đàn áp nghĩa quân của
Lê Lợi.
Lúc bấy giờ, Đại Việt sau gần 20 năm chịu sự đô hộ của Minh
triều, nay đang "trở mình" nhờ hào khí của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn.
Năm 1426, ngay khi vừa lên kế vị, Minh Tuyên Tông đã phái Thành
Sơn hầu Vương Thông suất lĩnh 10 vạn quân tiến vào Đại Việt hòng đàn
áp nghĩa quân nhưng vẫn đại bại tại Tốt Động – Chúc Động.
Lần thất bại này đã khiến Vương Thông phải lui về Đông Quan cố
thủ, cầu xin sự tiếp viện từ phía triều đình.
Sau đó, Tuyên Tông liền phái Liễu Thăng (danh tướng kỳ cựu của
Minh triều từ thời Chu Đệ) thống lĩnh 7 vạn quân tiến sang lãnh thổ
Đại Việt.
Đội quân Nam chinh lần này của Minh triều có thanh thế hết sức
phô trương. Cầm đầu 7 vạn quân chủ lực là những "tên tuổi"
cầm binh hàng đầu như Chủ tướng Liễu Thăng, Phó Tổng binh Lương Minh,
Tham tán Lí Khánh, Tham tướng Thôi Tụ.
Bên cạnh đó, Minh triều còn cắt cử Kiều Quốc công Vân Nam là
Mộc Thạnh cầm đầu 5 vạn quân hậu bị.
Đứng trước lực lượng lớn mạnh sở hữu tinh thần yêu nước bất
khuất như nghĩa quân Lam Sơn đồng nghĩa với việc quân Minh phải chuẩn
bị tinh thần đối mặt với một cuộc chiến sống còn.
Vậy nhưng, còn chưa vào tới lãnh thổ Đại Việt, đội quân này
đã tự giết chính mình do những lục đục nội bộ. Nguyên nhân bắt
nguồn từ việc Liễu Thăng muốn nhân cơ hội nam chinh lần này để chiếm
lấy đất Việt, tự lập làm vương, trở thành chư hầu của triều đình.
Lí Khánh và Lương Minh đã hết lời khuyên can nhưng không thành,
liền cấu kết với Kiều Quốc công Vân Nam là Mộc Thạnh hòng đoạt lại
binh quyền từ tay Liễu Thăng.
Tuy nhiên, thân tín của Lí Khánh chưa kịp tới Vân Nam để báo
tin cho Mộc Thạnh thì đã bị thủ hạ của Liễu Thăng "giết người
diệt khẩu".
Lúc này, Liễu Thăng liền mật đàm cùng Thôi Tụ. Thôi Tụ hiến
kế: "Phía nam từ trước tới nay vốn là nơi liên tục phát sinh
ôn dịch. Chúng ta chỉ cần nghĩ cách khiến bọn chúng ‘chết vì bệnh
dịch’ là có thể dễ dàng ăn nói với triều đình."
Cũng không rõ Thôi Tụ dùng quỷ kế gì, sau khi đến Đại Việt,
Lí Khánh, Lương Minh lần lượt lâm bệnh nặng, việc quân chính buộc
phải để Liễu Thăng toàn quyền quyết định.
Khi mới giao chiến với quân Lam Sơn, Liễu Thăng vì thắng được
một vài trận mà đem lòng kiêu ngạo. Lí Khánh nhắc nhở đây rất có
thể là kế "dụ địch" của Lê Lợi, nhưng Liễu Thăng bỏ ngoài
tai, tiếp tục cho quân tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt.
Tới đầm lầy ở Chi Lăng, giặc Minh bị quân ta đánh bất ngờ.
Binh lực của địch bị tiêu diệt gần hết, số tàn quân còn lại bỏ
chạy về doanh trại, bản thân Liễu Thăng cũng bị vùi thây nơi chiến
trường.
Khi tàn binh chạy về đại bản doanh cũng là lúc Phó Tổng binh
Lương Minh qua đời vì bệnh. Chủ tướng và phó tướng đều bỏ mạng, Tham
tán Lí Khánh nghe tin liền thổ huyết, không lâu sau cũng qua đời trong
sợ hãi.
Mất đi thống lĩnh và tham mưu, tàn binh của địch giờ đây do
Thôi Tụ cầm đầu, bị nghĩa quân vây khốn ở Xương Giang. Kết quả là 7
vạn quân chủ lực của Minh triều bị quân ta đánh tan, quân Minh đại
bại.
Lúc này, Vương Thông đã rơi vào thế "tứ cố vô thân",
phải cầu hòa cùng Lê Lợi. Cuối cùng, Tuyên Tông buộc phải hạ lệnh
bãi binh, công nhận độc lập của Đại Việt.
Vậy mới thấy, ngay cả khi sở hữu lực lượng đông đảo, Minh
triều vẫn thua đau trước nghĩa quân Lam Sơn vì chiến thuật, tinh thần,
và hơn cả là thiếu đi sự đoàn kết.
Trần Quỳnh
Nhận xét
Đăng nhận xét