Giai thoại MẠC ĐỈNH CHI [2]

Giai thoại
MẠC ĐỈNH CHI
[2]
B.
TRONG HOÀNG CUNG
1
.
Đối đáp với quan Thừa Tướng:
Bữa nọ, trong lúc chờ thiết triều, quan Thừa Tướng ra vế đối:
 安去女已豕為家 
An nữ khứ, dĩ thỉ vi gia 
(Chữ “an ” bỏ chữ “nữ ” đi, thêm chữ “thỉ ” vào thành chữ “gia ”/“nhà”). Thấy ông là người thấp bé xấu xí tỏ ý khinh thường, đại ý là họ coi ông xấu xí như lợn, mà đưa đi sứ. Ngoài ra còn có ý khác là nhà Nguyên cần phải xóa sổ nước An Nam để nhập vào bản đồ Trung Quốc)

Mạc Đĩnh Chi đáp lại:
囚出人立王成 
Tù nhân xuất, nhập vương thành quốc 
(Chữ “tù ” bỏ chữ “nhân ” đi, thêm chữ “vương ” vào thành chữ “quốc ”). Đại ý là người ở trong tù đưa ra thì họ cũng làm được vua một nước, câu này đối ý cũng rất chuẩn vì nó nói nên rằng dân Đại Việt không chịu đè nén như vậy mà vẫn đứng vững thành một quốc gia riêng)
2.
Đối đáp với quan Quan Thượng Thư:
Quan Thượng Thư thấy vậy đọc: 
Thập khẩu tâm tư, tư quốc tư gia, tư phụ mẫu 
(câu này dùng phép chiết tự, chữ thập , chữ khẩu , chữ tâm gộp lại thì thành chữ tư có nghĩa là nhớ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ)

Mạc Đĩnh Chi lên tiếng đối luôn: 
Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương 
(chữ thốn ,chữ thân , chữ ngôn gộp lại thành chữ tạ có nghĩa là cám ơn: cám ơn trời, cám ơn đất, cám ơn vua)

Câu đối trên đây vế xuất na ná với giai thoại về mối tình của Đường Bá Hổ - Điểm Thu Hương bên Trung Quốc, chỉ khác ở 2 chữ cuối cùng là "xã tắc"
3.
Đối đáp với quan Thái Sư:
Quan Thái Sư đứng cạnh đó tiếp tục ra: 
Thiên lý vi trùng, trùng thủy trùng sơn trùng nhật nguyệt 
(Nghĩa là: Việt cách Trung Quốc nghìn dặm, núi sông nước đều giống như Trung Quốc. Nghĩa bóng: Họ gạ nước Việt nhập vào Trung Quốc)

Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau: 
Nhất nhân thành đại, đại quân đại quốc đại càn khôn 
(Nghĩa là: Một người cũng là lớn, có vua lớn, nước lớn có trời đất lớn. Nghĩa bóng: Nước Việt tuy nhỏ nhưng cũng có vua quan, có trời đất riêng không phụ thuộc vào ai)
4.
Đối đáp với quan Thái Uý:
Quan Thái Uý liền nối tiếp mạch văn chương: 
Hải trung hàm thủy thanh thiên bao nhật nguyệt tinh thần 
(Nghĩa là: Trong bể đựng nước bao bọc trời xanh mặt trời mặt trăng và cả tinh thần. Nghĩa bóng: Đại ý nói Trung Quốc là nước lớn rộng như trời biển bao bọc cả trời xanh mặt trời mặt trăng và cả các vì sao, so nước Việt thì nước Việt nhỏ bé)

Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau: 
Hàn thượng phân kim chỉ địa quát đông tây nam bắc 
(Nghĩa là: Trên mâm chia vàng chỉ xuống đất bao quát cả đông tây nam bắc. Nghĩa bóng: Trên một cái mâm chia vàng ai cũng được chia như nhau không cậy lớn mà chia ít cho người khác chỉ xuống đất bao quát thấu suốt được 4 phương đông tây nam bắc, nói cách khác không thể khinh nước nhỏ mà ăn hiếp được)
5.
Đối đáp với Hoàng Đế Nguyên Vũ Tông:
Đến khi thiết triều, vua Nguyên thấy sứ An Nam thấp lùn xấu xí liền ra một vế đối: 
Lị Mị Võng Lưỡng tứ tiểu quỷ 
(dịch nghĩa: Lị, Mị, Võng, Lưỡng là 4 con quỷ nhỏ) thiên tử có ý chê Mạc Đĩnh Chi hình dung xấu như quỷ, hơn nữa lại chơi chữ bởi các chữ lị [], mị [], võng [], lượng [] đều có bốn chữ quỷ [] ở bên phải.

Mạc Đĩnh Chi đối lại: 
Cầm Sắt Tỳ Bà bát đại vương 
(dịch nghĩa: Cầm, Sắt, Tỳ Bà có 8 vua lớn) các chữ cầm [], sắt [], tì bà [琵 琶] đều có tám chữ vương [] đặt ở trên, phía trên là tên các loài quỷ phía dưới là tên các loại đàn. Vế đối này ông đã khéo chọn tên những cây đàn trong đó có 8 chữ vương. Chẳng những đã khéo tìm chữ đối lại với con số 4 mà lại có ý bảo ta đây là 8 vị đại vương chứ không phải 4 con quỷ nhỏ)

Sau này trong ca dao có những câu sau:
Cầm đàn gảy khúc nam thương
tì bà cầm sắt bát vương đối gì?
Khéo đưa sách cổ mà ôn
lị mị võng lượng bốn con quỷ ngồi
là lấy ý từ giai thoại đối đáp trên.

Trong tiểu thuyết võ hiệp "Xạ điêu anh hùng truyện" của Kim Dung, tác giả đã dùng câu đối này đưa vào đoạn Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung đi gặp Nam Đế chữa bệnh và thi thố với tứ đại đệ tử của ông là: Ngư, Tiều, Canh, Độc.

vua Nguyên tiếp tục ra một vế nữa: 
Quých tập chi đầu, đàm Lỗ luận: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri 
(Chim chích đậu đầu cành, bàn sách Luận ngữ: biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, đó mới là biết - câu này dùng chữ trong Luận ngữ. Âm "i" nhại tiếng chim kêu líu lo, chọc âm của tiếng Việt)

Mạc Đĩnh Chi đáp lại: 
Oa minh trì thượng, độc Châu thư: lạc dữ thiểu nhạc lạc, lạc dữ chủng lạc nhạc, thục lạc? 
(Con ếch kêu trên bờ ao, đọc Châu thư: vui cùng ít người nhạc vui, vui cùng nhiều người nhạc vui, đằng nào vui hơn? - câu này dùng chữ trong Mạnh tử. Âm "ạc" nhại tiếng ếch kêu, chê giọng ồm ồm của người Tàu)

Không chỉ riêng câu đối mà còn qua rất nhiều những thử thách khác nữa, Thiên tử Nguyên triều và chư quan đều công nhận học vấn của Mạc Đĩnh Chi uyên bác và sắc phong ông làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến