Giai thoại PHẠM THÁI
Giai thoại PHẠM THÁI
Phạm Thái (1777 – 1813) người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc; nay là phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Họ Phạm có tài làm thơ nôm và nổi tiếng về thơ tình yêu.
Khi Tây Sơn dấy lên, cha là Thạch Trung hầu, vốn đã làm quan với nhà Lê, có dự vào công cuộc cần vương, nhưng bị thất bại. Phạm Thái sau trưởng thành, quyết nối chí, thường kết bạn với những bậc nghĩa sĩ để mưu đồ khôi phục nhà Lê.
Phạm tài kiêm văn võ, thích uống rượu ngâm thơ, vì là con bậc đại thần nên được gọi là cậu Chiêu, lại hay say sưa túy lúy, mới có sước hiệu là Chiêu Lỳ. Chiêu Lỳ có bài thơ tự trào:
Có ai muốn biết tuổi tên gì,
Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lỳ.
Năm bảy bài thơ ngâm lếu láo,
Một vài câu kệ tụng a-ê!
Tranh vờn sơn thủy màu lem luốc,
Bầu giốc kiền khôn giọng bét be.
Miễn được ngày nào ngang dọc đã,
Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi!
"Một vài câu kệ tụng a-ê", là bởi bị truy nã gắt gao, ông phải cạo đầu, vào tu ở chùa Tiên Sơn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) lấy đạo hiệu là Phổ Chiêu thiền sư, để khỏi lộ tung tích.
Năm canh thân (1800) đến chơi nhà bạn ở kinh đô, nghe đọc bài Tụng Tây Hồ, ông hỏi ra là do Chương Lĩnh hầu Nguyễn Huy Lượng sáng tác. Lượng vốn là tôi nhà Lê, bấy giờ ra làm quan với Tây Sơn, viết bài tụng này cốt để tán dương công nghiệp vua Quang Trung. Phạm Thái nhân đó, cũng bày tỏ sự trung kiên của mình với nhà Lê, bèn họa lại một bài, đề là "Chiến Tụng Tây Hồ", lời văn phẫn nộ, trực tiết.
Phạm nay đây mai đó, vẫn ngấm ngầm mưu việc cần vương. Một hôm, nhân phò giá hoàng phi Nguyễn Thị Kim lên Lạng Sơn để định sang Tàu theo vua Lê Chiêu Thống, Phạm gặp trấn thủ Trương Đăng Thụ, một đồng chí, cùng bạn tính toan việc giúp Trần Quang Diệu để trừ Võ Văn Dũng hòng gây khó cho Tây Sơn, chẳng may lộ chuyện; Dũng sai thủ hạ là Phan Đình Hồng, bấy giờ làm hiệp trấn Lạng Sơn, tìm cách bỏ thuốc độc vào nước trà, giết Thụ. Phạm Thái thế cô, chỉ còn biết đưa xác bạn về quê, làng Thanh Nê, huyện Yên Tĩnh, tỉnh Nam Định.
Ở đây, Phạm gặp em gái Trương Đăng Thụ là Trương Quỳnh Như, một trang tài sắc kiêm toàn. Đôi bên dần dà thân nhau vì mối duyên văn tự, cùng nhau xướng họa rất là tương đắc.
Phạm đã tả mối tình trong sạch của mình đối với Quỳnh Như bằng mấy bài thơ:
I
Từ chốn thiềm cung trộm giấu hương,
Dễ xui tao khách mối sầu vương.
Gió thông réo rắt rong đàn oán,
Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương.
Nếu phải tình duyên may chút phận,
Thì xin ân ái vẹn hai đường.
Phong lưu đôi lứa ai đà dễ,
Bụi tục chi cho bợn lóa gương!
II
Dẩy hoa, dun lá, bởi tay trời
Nghĩ lại tình duyên luống ngậm ngùi.
Bắc yến, nam hồng, thư mấy bức
Đông đào, tây liễu, khách đôi nơi.
Lửa ân, rập mãi sao không tắt,
Biển ái, khơi hoài vẫn chẳng vơi.
Đèn nguyệt trong xanh, mây chẳng bợn,
Xin soi xét đến tấm lòng ai.
Cha Quỳnh Như là Kiến Xuyên hầu Trương Đăng Quý rất mến Phạm, hai
người thường đàm đạo về thời thế và văn thơ.
Một hôm, nhân hai người ngồi uống ruợu, hầu trông vào bức tranh tố nữ, bảo Phạm thử uống mười chén rồi vịnh một bài thơ. Phạm vâng mệnh, cất bút thảo luôn một thiên Đường luật theo cách "thuận nghịch độc" (đọc xuôi là thơ chữ Hán, đọc ngược là thơ nôm diễn ý bài thơ chữ Hán). Thơ như sau :
Bài đọc xuôi :
Thanh xuân toả liễu lãnh tiêu phòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.
Thanh lãng độ liên phi phất lục,
Đạm hi tán cúc thái sơ hoàng.
Tình si dị tố liêm biên nguyệt
Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.
Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mỗi bạn,
Oanh ca nhất vĩnh các tiêu hương.
Bài đọc ngược :
Hương tiêu gác vắng nhặt ca oanh (1),
Bợn mối sầu khêu gượng khúc tranh (2).
Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng,
Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.
Vàng thưa thớt cúc tan hơi đạm,
Lục phất phơ sen đọ rạng thanh.
Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm (3),
Phòng tiêu lạnh lẽo khoá xuân xanh. (4)
(1) Nhặt ca oanh: Tiếng chim oanh hót luôn luôn
(2) Sầu khêu: Nỗi buồn khêu gợi tấm lòng. Gượng khúc tranh: Gượng đánh khúc đàn tranh
(3) Dừng trục gấm: Dừng việc dệt gấm
(4) Khoá xuân xanh: Nhốt người con gái trẻ
Hầu xem xong thích lắm, khen là “thanh quang thắng tuyệt” (trong sáng tuyệt vời).
Mến tài văn thơ, lại cũng biết chí cần vương và hoạt động bí mật của Phạm, nên hầu mời Phạm ở lại ngay nhà, cho trút lốt nhà sư mà khoác áo nho sinh, để dạy mấy đứa cháu. Ông cụ tình cờ một đọc thấy thơ văn trữ tình của Phạm, có ý muốn gả Quỳnh Như cho, mới lựa lời khuyên Phạm về tìm họ hàng mai mối để xử sự cho phải lễ.
Nhưng mẹ Quỳnh Như lại không ưng
cho con lấy một “nhà sư phá giới”, vả lại tham phú quý, nhất định gả con cho một
công tử nhà giàu nhưng học dốt.
Quỳnh Như bị ép uổng, bực trí quyên sinh.
Khi ở quê trở lại nhà họ Trương, Phạm hay tin dữ, liền ra mộ Quỳnh Như, thắp hương khóc lóc rồi đọc bài điếu văn như sau:
Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!
Lại có điều đau đớn thế nhỉ! Nhà huyên ví có năm có bảy, mà riêng mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ. Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đóa: thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà nghim nghỉm chốn non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!
Ví dù mà tiên thù với tục, sao xưa kia vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện một thân cho vẹn kiếp, thì ba vạn sáu ngàn ngày, sống cho đủ lệ: nọ xuân huyên, kia phu tử, góp với trần gian không chút hận, rồi sẽ rong chơi chín suối, cớ sao riêng bỗng vội vàng chi?
Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suông sẻ, những như thân giá ấy, tình cảnh ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân kia thích nọ, như tình duyên chừng ấy, cũng là một chút cương thường: dẫu rằng kẻ đấy người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự!
Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên: mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa buông xuôi tính mệnh.
Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm; chua xót cũng vì đâu?
Nay qua nấm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, sùi sụt hai hàng tình lệ, giải bầy một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử!
Đọc xong, Phạm châm lửa đốt bài điếu văn, rồi đứng nghẹn ngào, nỗi lòng dào dạt phả lên một bài thơ nối:
Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi,
Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi!
Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói,
Sầu nâng chén ngọc rượu không hơi.
Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng,
Ải bắc hồng bay biển tuyệt vời.
Một mối chung tình tan mấy mảnh,
Suối vàng, ai nhắn hộ đôi lời!
Từ đó Phạm sinh chán đời. Vì mải chuyện tình mà mấy năm rồi bỏ lửng cả việc cần vương. Vả lại thời vận nhà Lê đã hết, nhà Tây Sơn, rồi đến nhà Nguyễn kế tiếp nổi lên, việc cần vương không còn mấy ai nghĩ tới nữa. Phạm chỉ còn biết uống rượu ngâm thơ cho qua ngày tháng.
Quỳnh Như bị ép uổng, bực trí quyên sinh.
Khi ở quê trở lại nhà họ Trương, Phạm hay tin dữ, liền ra mộ Quỳnh Như, thắp hương khóc lóc rồi đọc bài điếu văn như sau:
Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!
Lại có điều đau đớn thế nhỉ! Nhà huyên ví có năm có bảy, mà riêng mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ. Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đóa: thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà nghim nghỉm chốn non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!
Ví dù mà tiên thù với tục, sao xưa kia vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện một thân cho vẹn kiếp, thì ba vạn sáu ngàn ngày, sống cho đủ lệ: nọ xuân huyên, kia phu tử, góp với trần gian không chút hận, rồi sẽ rong chơi chín suối, cớ sao riêng bỗng vội vàng chi?
Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suông sẻ, những như thân giá ấy, tình cảnh ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân kia thích nọ, như tình duyên chừng ấy, cũng là một chút cương thường: dẫu rằng kẻ đấy người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự!
Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên: mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa buông xuôi tính mệnh.
Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm; chua xót cũng vì đâu?
Nay qua nấm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, sùi sụt hai hàng tình lệ, giải bầy một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử!
Đọc xong, Phạm châm lửa đốt bài điếu văn, rồi đứng nghẹn ngào, nỗi lòng dào dạt phả lên một bài thơ nối:
Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi,
Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi!
Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói,
Sầu nâng chén ngọc rượu không hơi.
Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng,
Ải bắc hồng bay biển tuyệt vời.
Một mối chung tình tan mấy mảnh,
Suối vàng, ai nhắn hộ đôi lời!
Từ đó Phạm sinh chán đời. Vì mải chuyện tình mà mấy năm rồi bỏ lửng cả việc cần vương. Vả lại thời vận nhà Lê đã hết, nhà Tây Sơn, rồi đến nhà Nguyễn kế tiếp nổi lên, việc cần vương không còn mấy ai nghĩ tới nữa. Phạm chỉ còn biết uống rượu ngâm thơ cho qua ngày tháng.
Ông ngậm ngùi mãi về mối tình duyên lỡ dở:
Đưa lời cho tới cung mây,
Sầu này xin cởi cho đây với cùng !
Dây tơ hồng trách ai se mối,
Đến nửa chừng bỗng nới dần ra.
Căm vì một ả trăng già,
Trêu ngươi chỉ mãi chẳng tha, thế này…
Và những khi cảm khái về thời thế, về thân phận, ông thốt ra lời thơ ngán ngẩm, khinh bạc, cáu kỉnh:
Năm bảy năm nay những loạn ly,
Cũng thì duyên phận, cũng thì "thì"!
Ba mươi tuổi lẻ là bao nả,
Năm sáu đời vua thấy chóng ghê!
Một tập thơ đầy ngâm sang sảng,
Vài nai rượu kếch ních tì tì.
Chết về tiên bụt cho xong kiếp,
Đù ỏa trần gian sống mãi chi!
Những lúc say sưa, ông lại lên giọng cao ngạo, ngâm một bài yết hậu:
Sống ở nhân gian đánh chén nhè,
Chết về âm phủ cặp kè kè.
Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?
Be!
Ông mất năm 37 tuổi.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
LỜI
PHẠM THÁI
Tác giả: Hồ Công Tâm
Chiều
nay lạnh, ta mơ về Nương Tử
Vội
vàng chi rời gót ngọc vân du
Cánh
hoa rơi tan tác mảnh trang thu
Kìa
gốc liễu bên đường xưa tàn tạ
Chưa
hương lửa đã làm ra xa lạ
Để
ôm sầu, ta trọn kiếp thương đau
Nương
Tử ơi, oan thác bởi vì đâu
Không
ngăn được hai hàng châu lã chã
Ôi
chí lớn ngang tàng trong thiên hạ
Đựng
chưa đầy đôi mắt của Giai Nhân!
Chủ
Quán đâu? Ta ghé bước phong trần
Mau
đem rượu năm vò thơm hảo hạng
Ha!
Ha! Rượu! Rượu cho quên ngày tháng
Quên
đau thương, ta nán đợi chữ Thời
Nhắc
làm chi chuyện non nước đầy vơi
Kiếm
trong vỏ để lâu ngày hoe rỉ
Ta
chợt tiếc đường gươm xưa tuyệt kỹ
Ôi
Tiêu Sơn Tráng Sĩ buổi chiều nay
Rượu
năm vò sao chưa thỏa cơn say
Năm
vò nữa, rượu đâu, ta uống nữa!
Quỳnh
Như hỡi, chưa cùng ta hương lửa
Vội
vàng chi cho đắm ngọc chìm châu
Để
trọn đời Phạm Thái phải đeo sầu
Ta
uống nữa cho đời ta tàn tạ !
Ôi
chí lớn ngang tàng trong thiên hạ
Đựng
chưa đầy đôi mắt của Giai Nhân!
Nhắc
làm chi chuyện nước với chuyện dân
Dân
với nước! Mặc! Ta say cái đã !
Thơ
với rượu! Gã Chiêu Lỳ xỏ lá
Chí
Phục Lê đành bỏ lỡ thời cơ !
Ta
thấy ta hèn nhát cứ đợi chờ !
Thời
bỏ lỡ, chết già nơi Đất Khách!
Gươm
Phục Quốc đêm ngày đeo bên nách
Ta
thấy ta đeo nhục ở bên mình!
Ta
thấy ta lì lợm thật đáng khinh!
Và,
ta thấy ... Chiều nay ta buồn bã
Ôi
chí lớn ngang tàng trong thiên hạ
Đựng
chưa đầy đôi mắt của Giai Nhân!
HỒ
CÔNG TÂM
Nhận xét
Đăng nhận xét