Giai thoại LÊ VĂN HƯU
Giai thoại LÊ VĂN HƯU
Lê Văn Hưu người làng Phủ-lý,
huyện Đông-Sơn, lộ Thanh-hoa, đỗ bảng nhãn năm Đinh mùi (1247), niên hiệu Thiên
Ứng Chính Bình dưới triều Trần Thái Tông. Lúc đó ông mới 18 tuổi. Sau làm đến
chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Tương truyền, khi còn là học
trò, một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê
Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí
tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài:
vế ra:
Than
trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt
Bễ lò rèn là hai ống trụ tròn, rỗng
ruột làm bằng gỗ (sau này bằng nhôm hoặc thép), đường kính chừng 15 - 20 phân,
cao khoảng 70 phân. Bên trong đặt 2 thanh gổ, quân vải. Cấu trúc như cếc bơm
tay xe đạp. Cần gío thỗi cho lửa cháy to, người thợ 2 tay 2 thanh gổ rút lên, hạ
xuống… tạo ra luồng gió thổi vào lò nung. Khi có gió thổi, phát ra tiếng phì
phò - như người bị hen thở, tất nhiên to hơn nhiều.
Lê Văn Hưu đối:
Nghiên ở
túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên
Câu đối này có thuyết nói của
Đoàn Hy. Đoàn Hy vừa làm thợ rèn, vừa chăm chỉ học, đổ thủ khoa thi Hương trường
Nam Định. Tuy nhiên có 1 số chữ nghĩa hơi khác cho nên đưa cả câu để phân biệt
cho rõ. Quan chủ khảo biết nghề nghiệp vị tân khoa, ra câu đối:
Than
bỏ vào lò, sắt bỏ vào lò, bể thổi phì phò, đúc ra miếng bạc
Đoàn Hy đối lại:
Mực
nằm trong túi, bút nằm trong túi, người viết lúi húi, tên chiếm bảng vàng
Lê Văn Hưu người làng Phủ-lý,
huyện Đông-Sơn, lộ Thanh-hoa, đỗ bảng nhãn năm Đinh mùi (1247), niên hiệu Thiên
Ứng Chính Bình dưới triều Trần Thái Tông. Lúc đó ông mới 18 tuổi. Sau làm đến
chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Tương truyền, khi còn là học
trò, một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê
Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí
tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài:
vế ra:
Than
trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt
Bễ lò rèn là hai ống trụ tròn, rỗng
ruột làm bằng gỗ (sau này bằng nhôm hoặc thép), đường kính chừng 15 - 20 phân,
cao khoảng 70 phân. Bên trong đặt 2 thanh gổ, quân vải. Cấu trúc như cếc bơm
tay xe đạp. Cần gío thỗi cho lửa cháy to, người thợ 2 tay 2 thanh gổ rút lên, hạ
xuống… tạo ra luồng gió thổi vào lò nung. Khi có gió thổi, phát ra tiếng phì
phò - như người bị hen thở, tất nhiên to hơn nhiều.
Lê Văn Hưu đối:
Nghiên ở
túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên
Câu đối này có thuyết nói của
Đoàn Hy. Đoàn Hy vừa làm thợ rèn, vừa chăm chỉ học, đổ thủ khoa thi Hương trường
Nam Định. Tuy nhiên có 1 số chữ nghĩa hơi khác cho nên đưa cả câu để phân biệt
cho rõ. Quan chủ khảo biết nghề nghiệp vị tân khoa, ra câu đối:
Than
bỏ vào lò, sắt bỏ vào lò, bể thổi phì phò, đúc ra miếng bạc
Đoàn Hy đối lại:
Mực
nằm trong túi, bút nằm trong túi, người viết lúi húi, tên chiếm bảng vàng
Nhận xét
Đăng nhận xét