Kỳ 119 -VUA MINH NÓI LỜI MỊ DÂN LÊ LỢI TUNG 4 ĐẠO QUÂN BẮC TIẾN
Kỳ 119
VUA MINH NÓI LỜI
MỊ DÂN
LÊ LỢI TUNG 4 ĐẠO QUÂN BẮC TIẾN
Phong trào khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1425 trở đi đã thực sự phát
triển thành phong trào mang tính toàn dân, toàn quốc. Với việc nắm giữ vùng đất
từ Thanh Hóa trở vào nam, vây bức quân Minh trong các thành trì, quân Lam Sơn
đã khiến cho Minh triều hoàn toàn thay đổi thái độ đối với nhân dân ta. Trước
đây, quân Minh diệt nước Đại Ngu, rồi đặt thành quận huyện. Nhưng người Minh thực
sự chưa bao giờ coi dân Việt là “người một nhà”. Các chính sách đối với dân ta
rất hà khắc và bất công, nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ dân chúng và bóc lột ở
mức độ cao nhất để làm giàu cho đế chế Minh.
Mỗi khi có phong trào phản kháng bùng lên mạnh mẽ, Minh triều bên cạnh
việc đàn áp cũng tìm cách chiêu dụ quân dân ta, nhưng thường chỉ là những lời hứa
hão huyền và khi việc đánh dẹp được thành công rồi thì chúng lại lộ mặt là quân
giặc bạo ngược. Bây giờ khi quân Lam Sơn đang chiếm thế thượng phong trên chiến
trường và Minh triều tạm thời chưa thống nhất được kế hoạch đưa quân tăng viện
để phản kích, một lần nữa những lời lẽ chiêu dụ đầy vẻ nhân đức lại được ban ra
từ một vị vua nước Minh. Đầu năm 1426, vua Minh Tuyên Tông xuống chiếu cho quan
lại và dân chúng nước ta, chiêu an và thông báo thay đổi nhiều chính sách thuế
khóa, lao dịch nặng nề trước đây hòng làm giảm đi sự chống đối của nhân dân ta.
Chiếu viết rằng :
“Đạo lý thống trị cốt ở yên dân, lòng nhân xót thương, cũng nên tha tội.
Giao Chỉ từ khi sáp
nhập vào bản đồ dến nay đã hai mươi năm, nhiều lần gây chuyện phản nghịch, phải huy động tới quân của nhà vua. Nhưng ghét chết, thích sống, lòng người không ai khác ai, lội nước vào lửa, bản tâm có ai muốn thế. Xét kỹ duyên do, đều bởi người có chức trách đã không biết cách vỗ về, lại còn cướp bóc không hề biết chán. Tình cảnh kẻ dưới không thấu lên trên, ơn trạch người trên không thấm xuống dưới.
nhập vào bản đồ dến nay đã hai mươi năm, nhiều lần gây chuyện phản nghịch, phải huy động tới quân của nhà vua. Nhưng ghét chết, thích sống, lòng người không ai khác ai, lội nước vào lửa, bản tâm có ai muốn thế. Xét kỹ duyên do, đều bởi người có chức trách đã không biết cách vỗ về, lại còn cướp bóc không hề biết chán. Tình cảnh kẻ dưới không thấu lên trên, ơn trạch người trên không thấm xuống dưới.
Đến nỗi dân chúng khốn khổ, nảy lòng nghi ngờ, trốn vào núi rừng, họp
nhau làm loạn. Xét thực tình đều là do bất đắc dĩ, nên xử tội cũng đáng được
xót thương. Vậy ban ơn mưa móc, cho đều được thấm nhuần. Những quan lại và quân
dân Giao Chỉ mắc tội phản nghịch và các tội khác, đã bị phát giác hay chưa bị
phát giác, đã được xét xử hay chưa được xét xử, kể từ ngày chiếu thư này ban
ra, không kể là tội lớn hay tội nhỏ, đều tha cho cả. Quân và dân đất Giao Chỉ,
ngoài việc nộp tiền thuế và lương thực ra, các khoản trưng thu khác, cùng những
việc đổi lấy vàng bạc, tiền đồng, muối, sắt, hương liệu, thuế cá... đều lập tức
đình chỉ cả, cho phép được trao đổi ở trong hạt với nhau, quan phủ kkông được cấm.”(theo
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Lần xuống chiếu này của vua Minh Tuyên Tông khác với những chiếu chỉ
trước kia của Minh Thành Tổ Chu Đệ là việc gần như bãi bỏ hoàn toàn những chính
sách bóc lột, nô dịch hà khắc mà nước Minh đã áp đặt lên lãnh thổ Đại Việt. Mặc
dù vậy, khó mà khẳng định rằng vua Minh sẽ thực sự thi hành chính sách mới nhẹ
nhàng hơn đối với nhân dân Việt một khi kiểm soát lại được tình hình. Và tất
nhiên là nó cũng không được quân dân Việt tin tưởng, vì những việc làm trước
đây của quân Minh với sự chỉ huy của những tướng lĩnh tàn bạo như Trương Phụ, Mộc
Thạnh, Lý Bân, Trần Trí, Phương Chính … để khiến nhân dân quá chán ghét. Hơn nữa,
ngoài vấn đề lợi ích còn có vấn đề dân tộc, quốc gia. Người Việt đơn giản là muốn
làm dân của một đất nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Lòng nhớ nước cũ và sự căm
thù quân giặc khiến cho hầu hết nhân dân hướng về quân Lam Sơn. Những lời lẽ của
vua Minh đều vô dụng.
Mùa thu năm 1426, trải qua gần một năm củng cố các vùng giải phóng, tạo
thế bao vây vững chắc quân Minh từ Thanh Hóa trở vào thì Bình Định vương Lê Lợi
và tướng lĩnh Lam Sơn vẫn không chủ trương công phá các thành trì bị bao vây. Bởi
thời kỳ này việc công thành là việc rất khó khăn, không chỉ đòi hỏi bên tấn
công phải có quân đông hơn gấp mầy lần, được huấn luyện kỹ càng mà còn phải có
đủ chiến cụ như xe thang, dã pháo, máy bắn đá … Trong khi đó thì thành trì giặc
đều có trang bị súng lớn đặt trên thành để phòng thủ, và quân giặc vào thế phải
tử thủ sẽ chiến đấu liều chết. Nếu tấn công vào các thành, quân ta phải chấp nhận
thương vong lớn. Thay vì chọn cách thức đòi hỏi tiêu hao nhiều nhân mạng, bộ chỉ
huy nghĩa quân đã nghĩ ra kế sách vẹn toàn hơn để từng bước vững chắc đi đến thắng
lợi.
Lê Lợi nhận định rằng tinh binh của giặc đều tập trung cả ở thành Nghệ
An, các xứ thuộc lộ Đông Đô (tức chỉ đồng bằng sông Hồng) đều trống rỗng. Vì vậy,
ngài quyết định điều động bốn đạo quân bắc tiến.
Đạo thứ nhất gồm khoảng 3.000 quân và một thớt voi dưới sự chỉ huy của
các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả, Đỗ Bí … tiến đánh các trấn Thiên Quan,
Quảng Oai, Gia Hưng, Tam Đái, Tuyên Quang, Quy Hóa, Đà Giang tức vùng tây bắc,
với mục tiêu là uy hiếp thành Đông Quan từ mặt tây và án ngữ con đường từ Vân
Nam tiến vào nước ta hòng chặn viện binh, quân lương của giặc từ trong nước
Minh sang theo hướng này.
Đạo thứ hai có 2.000 quân và 1 thớt voi, dưới quyền chỉ huy của Lưu
Nhân Chú, Bùi Bị, Lê Văn, Lê Ninh tiến đánh các xứ Thiên Trường, Tân Hưng và Kiến
Xương (tức vùng Thái Bình, Nam Định ngày nay) để phòng khi quân tinh nhuệ của
giặc ở thành Nghệ An thua trận rút ra bắc thì chặn đánh tiêu diệt, không cho
chúng có cơ hội tổ chức lại lực lượng. Sau Lê Lợi phái thêm 3.000 quân xứ Thanh
Hóa và 1 thớt voi ra tăng cường cho đạo quân này, nhận thêm nhiệm vụ đi vòng
sang đông bắc tiến chiếm các xứ Khoái Châu, Thượng Hồng, Hạ Hồng, Bắc Giang, Lạng
Giang tức là cả một vùng rộng lớn từ ven biển phía đông đồng bằng sông Hồng đến
tận vùng biên giới phía bắc, nhằm mục đích bao vây quân Minh từ mặt đông và đón
chặn viện binh, quân lương của giặc từ Quảng Tây sang.
Đạo thứ ba có 2.000 quân đều là tinh binh được tuyển chọn, giao cho các
tướng Đinh Lễ, Nguyễn Xí tiếp theo sau hai đạo quân trên tiến đánh thẳng vào
Đông Quan, không cốt công phá thành trì ngay mà để phô trương thanh thế, phủ dụ
nhân dân, thăm dò tình hình rồi mới liệu thế tiến thủ.
Ba đạo quân Lam Sơn bắc tiến có nhiệm vụ khác nhau, cách thức thực hiện
nhiệm vụ cũng có sự khác biệt những đều có đường lối chung là dựa vào nhân dân
mà chiến đấu, thực hiện lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Nghĩa quân Lam
Sơn đã thực hiện một phương thức chiến tranh rất mới mẽ và đặc biệt xét tại thời
kỳ này. Trong phương thức này, một đội quân không chỉ đóng vai trò chiến đấu,
mà còn thêm vai trò tuyên truyền, phát động toàn dân cùng chiến đấu.Tất nhiên mỗi
đạo quân chỉ có khoảng vài ngàn người sẽ không thể giao chiến kiểu quy ước với
quân Minh ở thành Đông Quan dù thất thế vẫn còn đến hàng vạn tên.
Quân ta thực hiện sách lược luồng sâu vào vùng chiếm đóng của giặc để
phát động toàn dân cùng đứng lên đánh địch, kết nối với các lực lượng yêu nước,
các anh hùng hào kiệt ở các xứ trước giờ vẫn còn đang phải chịu sự kìm tỏa của
giặc hay phải ẩn thân nơi rừng núi, và kết nối với chính những nhóm vũ trang do
chính phong trào Lam Sơn đã cài người đến ở trong những địa phương để thành lập
bí mật từ trước. Trước khi ra quân, các tướng đều nhận quân lệnh không được tự
tiện xâm phạm của dân. Quân đi đến đâu đều nghiêm chỉnh đội ngũ, gần gũi với
nhân dân. Những nơi quân Lam Sơn đi qua chợ vẫn họp như thường ngày. Dân chúng
đều mừng vui đem rượu thịt ra đón mừng và hưởng ứng hiệu lệnh của nghĩa quân
Lam Sơn. Khí thế của quân và dân hòa lại làm một, càng trở nên to lớn và dữ dội
khác thường.
Quốc Huy
Nhận xét
Đăng nhận xét