Giai thoại MẠC ĐĨNH CHI [1]

Giai thoại
MẠC ĐĨNH CHI
[1]

Mạc Đĩnh Chi, người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ.
A.
CÂU ĐỐI TRONG NƯỚC
1.
Câu đối viết tặng bạn đồng liêu:

Trong khi làm quan tại triều, Mạc Đĩnh Chi có người bạn đồng liêu, ông này lấy hai vợ nhưng hay ghen tuông nhau. Một hôm, tan triều, ông gọi ông bạn kia trao cho một đôi câu đối, nói mới nghĩ ra để tặng bạn dán ở cửa buồng. Câu đối ấy đều dùng liền trong sách Hán Cao Tổ và trong Kinh Thư, mà rất hợp với cảnh bạn ông:

Đông đầu Hán-vương thắng, Tây đầu Hạng vương thắng, quyền túc tại túc hạ 
(Danh Đông Hán vương được sang Tây Hạng vương được, quyền ở dưới gót)
Chinh Đông Tây- di oán, chinh Nam Bắc-địch oán, hà đọc hậu dự? 
(Đánh Đông mọi Tây oán, đánh Nam rợ Bắc oán: sao đến ta sau?)
2.
Câu đối viết ở chốn lầu xanh:

Thốn thổ thị lương điền, canh giá bất câu xuân hạ nhật 
(Tấc đất làm ruộng tốt, cấy cày không kể hạ hay xuân)
Tứ hoang giai ngã thác, thân tình hề dụng bắc nam nhân 
(Tay rộng mở bốn bề, thân tình không kể kẻ bắc nam)
B.
ĐI SỨ NHÀ NGUYÊN
1.
Đối đáp với quan giữ ải Phong Lũy (tức Mục Nam quan):
Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, do trời mưa làm trở ngại đường đi nên đến cửa khẩu sai hẹn, quân canh gác đóng cửa buộc phải chờ sáng hôm sau mới được qua ải. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biên bạch đòi mở cửa để đi cho kịp thì viên quan phụ trách ải nói: "Nghe nói ngài là người có tài văn chương. Sao không đem sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một câu đối, nếu đối thông suốt, tôi sẽ mở cửa ải; bằng không xin ngài chờ tới sáng". Rồi quân Nguyên thả từ trên cửa thành cao xuống một câu đố thách thức nếu sứ bộ đối được thì họ sẽ mở của thành cho đi.
vế ra:
 過官閉閼過客過 
Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá quan 
(Nghĩa là: “Tới cửa ải chậm trễ, cửa ải đóng, người coi ải đóng cửa không cho khách qua”).

Nhưng nghe không ổn; bởi vì sự thể rõ ràng là người giữ ải không muốn cho khách qua ải lúc tối; chứ không hề có ý mời khách đi qua?! vế đối có 3 chữ quá và 4 chữ quan, ông suy nghĩ một lát rồi đọc
vế đối như sau:
先對易對對難請先生先對 
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối 
(Nghĩa là: “Ra câu đối dễ, đáp lại khó, xin mời ngài đối trước”).

Vế đối của Mạc Đĩnh Chi có 4 chữ “đối” và 3 chữ “tiên,” đáp đúng với câu đối của viên quan giữ ải. Tưởng sẽ đưa sứ bộ Đại Việt vào thế bí; nào ngờ lại có vế đối quá hay. Quan coi ải vái Mạc Đĩnh Chi hai vái và quân Nguyên mở của ải để sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi đi qua biên giới vào giữa đêm.

Theo giáo sư Lê Văn Đặng thì có lẽ ai đó (?) đã bịa ra giai thoại nầy khá hay, nhưng vế 2 chỉ đối được âm Hán Việt, không đối được chữ; nghĩa không chỉnh ở chữ thứ 5 của 2 vế: (ông quan) khác với (câu đối)
2.
Đối đáp với cao tăng đắc đạo:
Qua ải ít lâu, đoàn sứ bộ ghé vào vãn cảnh một ngôi chùa ở mé đường, Mạc Đĩnh Chi có ngồi bàn luận văn chương với một nhà sư Trung Hoa.
Nhà sư đọc:
几以木杯不木如何以几為杯 
Kỷ dĩ mộc, bôi bất mộc, như hà dĩ kỷ vi bôi 
(Ghế là gỗ, chén chẳng là gỗ, sao nỡ lấy ghế làm chén)

Mạc Đĩnh Chi đối:
 僧曾人佛弗人何乃以僧師佛 
Tăng tằng nhân, Phật phất nhân, hà nãi dĩ tăng sư Phật? 
(Sư là người, Phật chẳng là người, sao lại để cho sư thờ Phật?)

Câu đối đều mang tính chiết tự: Chữ “kỉ” [] gồm hai chữ “dĩ” [] và “mộc” []; chữ “bôi” [] gồm hai chữ “bất” [] và “mộc” [] ; chữ “tăng” [] gồm hai chữ “tằng” [] và “nhân” [ ] ; chữ “Phật” [] gồm hai chữ “phất” [] và “nhân” [ ].

Hàm ý của vế ra đối chê ông Mạc người thấp bé (như cây gỗ kỉ) mà được trọng dụng. Vế đối lại cũng có thể có hàm ý: "việc tu hành của ông chẳng hợp lẽ chút nào".
3.
Giải oan cho Thư sinh:
Trên đường đi đến kinh đô nhà Nguyên, trong một chiều hè nóng bức, Mạc Đĩnh Chi và tùy tùng lúc ấy thấy một quán nước ven đường thì dừng lại nghỉ chân. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đến chào khách. Gần quán có một giếng nước. Trên thành giếng có viết 5 chữ:
銀缾腱上鼻 
Ngân bình, kiên thượng tị.

Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chủ quán chậm rãi kể: "Xưa có một cô gái bán hàng nước ở đây rất thông minh, học giỏi, chữ nghĩa tốt. Có một anh học trò thầm yêu cô hàng nước, muốn ngấp nghé. Ngày ngày đi học về, thường ghé vào quán uống nước; và tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:

"Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây quấy rầy làm gì nữa".

Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân nhìn thấy cái ấm tích bằng bạc trên bàn, mới ra câu đối trên có nghĩa là
“Bình bạc, mũi trên vai.”
(Ý nói cái vòi trên cổ ấm nước).

Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống cái giếng gần đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế xuất câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được". Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười:

"Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giải oan cho hồn kẻ thư sinh".

Mạc Đĩnh Chi bèn đọc:
金鎖腹中鬚 
Kim tỏa, phúc trung tu 
(Nghĩa là “Khóa vàng, râu trong bụng.”

Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa). Sau đó, Mạc Đĩnh Chi sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa. Mọi người đều chịu ông đối giỏi.
4.
Ứng khẩu khi bị sa xuống hố:
Sau nhiều ngày vất vả, Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ đến Yên kinh, kinh đô nhà Nguyên. Nghe tin đồn Trạng nguyên An Nam nổi tiếng thông minh, quan lại nhà Nguyên mới hội nhau bàn cách chơi trác. Họ đào một cái hố vừa to, sâu quá đầu người, trên ngụy trang như đường đi ngay trước cây cầu vào kinh thành. Hôm sau, Mạc Đĩnh Chi dẫn sứ bộ vừa đi tới đó. “Huỵch" một tiếng, cả người lẫn ngựa Mạc Đĩnh Chi lăn luôn xuống hố. Các quan Tầu phá ra cười (cốt để hạ nhục Mạc Đĩnh Chi) rồi một viên quan nói: "Nghe nói tiên sinh là người đối đáp xuất chúng, chúng tôi không tin. Nếu tiên sinh đối được câu đối này thì toàn bộ quan lại chúng tôi xin đỡ tiên sinh lên". Ông đồng ý.

Viên quan kia đọc:
杆木横渠陸假相如私道 
Can Mộc Hoành Cừ Lục Giả Tương Như Tự Đạo 
(Nghĩa là: “Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng”).

Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên những người nổi tiếng trong sử Trung Hoa ghép lại. Theo đó, “Can mộc” là Đoàn Can Mộc, một nhân vật đời Chiến quốc; “Hoành Cừ” là tên hiệu của Trương Tải, một triết gia đời Bắc Tống; “Lục Giả” người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ; “Tương Như” là Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc; “Tự Đạo” là Giả Tự Đạo, người đời Tống, một quyền thần chuyên chế.

Mạc Đĩnh Chi nhớ lại lúc trước khi ngã, ông nhìn thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
大庭安石望之染略天台 
Đại Đình An Thạch Vọng Chi Nghiễm Lược Thiên Thai 
(Nghĩa là: “Đình to, đá vững, nhác trông như thể (núi) Thiên Thai”)
Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu chủ mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó “Đại Đình” là một biệt hiệu của Thần Nông; “An Thạch” tức Vương An Thạch Thừa tướng đời Bắc Tống; “Vọng Chí” là danh nhân đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên Đế; Thiên Thai là một Tông Phái Phật Giáo, do Bồ-tát Long Thọ sáng lập 龍樹(梵文:Nāgārjuna Riêng chữ "Nghiễm Lược" các nhà nghiên cứu chưa tra cứu ra là ai?! Chưa hiểu hết ý tưởng uyên thâm của Mạc Đĩnh Chi…Đúng theo lời hứa, văn võ bá quan triều Nguyên bất chấp áo mũ xúm lại đỡ ông Trạng lùn xấu xí nước Nam lên khỏi hố.
5.
Đối đáp với viên quan người Tống:
Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ đang cưỡi lừa đi xem hàng ngoài đường phố, thì bỗng lừa Mạc Đĩnh Chi đụng độ với ngựa của một viên quan người Tống.

Viên quan này nhìn Mạc Đĩnh Chi bằng nửa con mắt và đọc một câu: 
Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân giả, Tây di chi nhân giả 
(chạm phải ngựa ta, không rõ là bọn Đông Di hay Tây Di vậy)

Viên quan này lấy chữ "Đông di" ở sách Mạnh Tử, tỏ ý khinh rẻ người nước Nam là kẻ mọi rợ.

Mạc Đĩnh Chi nhìn thẳng vào mắt tên quan, đáp: 
Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư 
(cưỡi lừa dạo chơi, mới biết người Bắc khoẻ hay người Nam khoẻ). 

Vì chữ "Nam phương" lấy ở sách Trung Dung đã nói rõ thâm ý người phương Bắc chắc gì đã mạnh hơn người phương Nam, nếu mạnh hơn sao lại chịu để giặc Nguyên đô hộ? Viên quan người Tống kia tỏ ý xấu hổ, ra roi cho ngựa đi thẳng không dám hoạnh hoẹ nữa.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến