TRẦN MẶC - HẾT
TRẦN MẶC
Viết thêm
Tôi là người, cũng giống nhân vật Hamlet của Shakespear, "Viết, hay không viết? cũng thường thường trở thành vấn đề nan giải đối với tôi. Rõ ràng ban đầu đã nói, nếu không có ý gì Chi Tường tiên sinh ở Tam Liên thư điếm Thượng Hải, không nghe mình, thì cũng phải nể người thế là viết. Phần khác, cũng có thể coi là nguyên nhân của nguyên nhân, ấy là một, hai năm nay, trong và ngoài nước liên tiếp xuất hiện nhiều bài viết, bài nghiên cứu về chủ đề liên quan đến kim Dung và tiểu thuyết của ông. Tôi hoan nghênh trăm nhà đua tiếng, tôn trọng mọi ý kiến của người khác, nhưng tôi không thích cái mới, thì sẽ không viết thêm về trước tác của tiểu thuyết gia Kim Dung, vậy mà sau đó vẫn cứ viết, mà không phải một, hai lần.
Nếu không, đã không có cuốn sách mới. Thú thật, hiện tại chẳng có ý gì mới nảy sinh. Lý do tôi viết cuốn sách này, một phần là do tôi đã nhận lời mời của Phùng Chi Tường tiên sinh ở Thượng Hải Tam liên thư điếm đã mời tôi, tôi không nỡ khước từ thịnh tình đó, nên đã đáp ứng. Một lý do khác có thể coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, ấy là hai năm gần đây đề tài Kim Dung, và tiểu thuyết của Kim Dung không ngừng được báo chí đề cập, khiến việc nghiên cứu Kim Dung gặp nhiều khó khăn. Tôi thích trăm nhà đua tiếng, tôi tôn trọng mọi ý kiến của người khác , nhưng tôi không thích chỗ nào cũng nhảy vào bút chiến, đương nhiên tôi càng cố tránh sắm vai quan tòa trong các cuộc tranh cãi. Vấn đề là không ít bạn hữu quan tâm đến tôi, cứ hi vọng tôi "bày tỏ thái độ vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tôi, ngụ ý muốn tôi tham gia bút chiến; nhưng tôi không quen và cũng không thích làm như thế.
Hoàn toàn không phải vì tôi không hiểu, chân lý càng tranh luận càng sáng, nhưng nếu tôi nói đậu phụ và hành, người ta nói gió đông gió tây, thì kết quả sẽ ra sao? Nghĩ đi nghĩ lại, thôi thì lại đi trồng hành, thế là có cuốn sách này. Bây giờ sách đã viết xong, đưa đi xuất bản, muốn nói gì khác cũng không thể nói nhiều nữa. Điều tôi muốn nói bây giờ là thế này. Phùng Chi Tường tiên sinh đầy kinh nghiệm biên tập đã thẩm duyệt và đính chính bản thảo cho tôi đã đành. Sau đó tôi được biết, một vị giáo sư ngữ văn danh tiếng ở Thượng Hải là giáo sư Chu Thúy Đê, cũng đã bỏ nhiều công sức đọc và hiệu chính bản thảo của tôi; hơn nữa, khi bắt đầu viết cuốn sách này, thông qua Phùng Chi Tường tiên sinh, tôi từng được giáo sư Chu Thúy Đê dành cho nhiều chỉ giáo. Bởi vậy ở đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với Chu giáo sư. Cuối cùng, tôi muốn cám ơn vợ tôi và con gái tôi đã theo tôi chạy trọn cuộc marathon ít lý thú này, đến mức suốt cả dịp nghỉ Tết và nghỉ đông, do tôi bận viết quyển sách này mà họ phải ru rú ở nhà, không được đi đâu.
Tôi biết chạy trọn cuộc marathon không phải chuyện đùa, khi tôi viết trôi chảy thì còn đỡ; chứ gặp lúc tôi viết không trôi, thì họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cái tâm trạng khó chịu và cái bộ mặt khó coi của tôi. Cho nên, ngoài cái ý cám ơn, tôi còn phải xin lỗi họ. Cũng may họ biết rằng trong lúc tôi viết "Cái tướng của chúng sinh , có lúc hỉ nộ vô thường, âu cũng là chuyện bình thường trong cái tướng của chúng sinh.
Trần Mặc
Tháng hai đầu xuân năm 2001
Tại Bắc Thổ thành Bắc Kinh
HẾT
Tháng hai đầu xuân năm 2001
Tại Bắc Thổ thành Bắc Kinh
HẾT
Nhận xét
Đăng nhận xét