50. A KHA Số phận đau buồn
50.
Cái đắc ý nhất đời của gã Vi Tiểu Bảo khôngphải là được phong tướng phong hầu, mà như chính gã nói, "Ta có bảy phu nhân đẹp như hoa như ngọc, thiên hạ không thể tìm đâu ra nữ nhân thứ tám đẹp tới mức này. Hoàng thượng hồng phúc ngang trời, Vi Tiểu Bảo ta diễm phúc ngang trời. Vua tôi hai ta mỗi người đều có cái phúc ngang trời của mình". (Xem Lộc đỉnh ký).
Sau câu nói khoác của y, như trong sách viết, bảy phu nhân của gã cười mãi không dứt. Như thế nghĩa là A Kha cũng cười như các phu nhân khác, có điều không biết lúc ấy trong lòng nàng thật sự cảm thấy thế nào. Trong bảy phu nhân của Vi Tiểu Bảo, A Kha không chỉ là người đẹp nhất, thân thế cũng rắc rối bí ẩn nhất, mà còn là người Vi Tiểu Bảo khó lấy được nhất, hao tốn sức lực nhiều nhất! Vì vậy, chuyện của A Kha đáng được bàn tới.
I
Chuyện của A Kha quả khá bí ẩn. Không chỉ là việc mẫu thân của A Kha là Trần Viên Viên cuối cùng đã theo Ngô Tam Quế đi Vân Nam, sao lại còn có thể "đi lại" với Lý Tự Thành để sinh ra A Kha, mà còn là chuyện "Độc tí thần ni" Cửu Nạn sư thái tại sao phải tốn bao công sức bắt cóc cô bé A Kha khỏi mẹ cô bé, đem về nuôi dạy thành sát thủ trở về giết Ngô Tam Quế. Tôi muốn nói, Ngô Tam Quế tuy không tốt đẹp gì, nhưng rốt cuộc Ngô Tam Quế đâu có thâm cừu đại hận trực tiếp gì với nàng công chúa A Cửu cuối đời nhà Minh. Khi Lý Tự Thành bức Sùng Trinh tự sát Ngô Tam Quế vẫn đang trấn giữ Sơn Hải quan cho triều đình nhà Minh; sau đó Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh tiến vào nội địa, đánh bại Lý Tự Thành,thực tế là gián tiếp báo đại cừu cho tôn thất nhà Minh. Vậy thì tại sao công chúa A Cửu hồi ấy, tức Cửu Nạn sư thái sau này, lại căm thù Ngô Tam Quế như vậy chẳng hóa ra đem oán báo ân, quá vô lý hay sao? Hơn nữa, Cửu Nạn sư thái võ công cao cường, muốn giết Ngô Tam Quế có thể nói dễ như trở bàn tay, hà tất phải hao công tốn sức nuôi dưỡng một sát thủ từ bé?
Ngoài ra, vị Cửu Nạn sư thái tuy dấn thân giang hồ nhiều năm, nhưng vẫn giữ nguyên lối sống giàu sang cao quí, làm sao chịuchăm sóc một đứa bé từ nhỏ đến lớn, tự chuốc lấy vất vả phiền toái vào người ? Đương nhiên đó vẫn chưa phải là trọng điểm tôi muốn nói. Tiểu thuyết truyền kỳ, trên thế gian có quá nhiều chuyện lạ, chỉ e kẻ phàm phu tục tử như tôi khó biết. Có khi Cửu Nạn sư thái sau khi mất giang sơn, nhà tan người chết, cô khổ bơ vơ, lưu lạc giang hồ rồi, bây giờ trong lòng hăng lên, muốn tìm tên Hán gian Ngô Tam Quế để gây sự không chừng. Rất nhiều người Hán căm thù Ngô Tam Quế; Cửu Nạn sư thái là công chúa người Hán, bảo nàng căm ghét Ngô Tam Quế cũng phải thôi. Tóm lại, Cửu Nạn sư thái vì sao phải tìm Ngô Tam Quế để chuốc lấy phiền toái, ta cứ tạm cho qua, còn việc Cửu Nạn sư thái tự bày kế hoạch để con gái của Ngô Tam Quế đi giết Ngô Tam Quế, bất kể kết quả có giết được hay không, đều phải coi là một kế hoạch báo thù rửa hận rất cao minh.
Có điều kế hoạch càng cao minh, thì đối với A Kha lại càng tàn khốc. Một thiếu nữ hoàn toàn vô tội bị một người không hề quen biết sử dụng làm công cụ trả thù, bồi dưỡng nàng để nàng đi giết cha mình, trong khi hai cha con đều không hề hay biết, quả là chuyện tàn nhẫn hiếm có trên thế gian. May mà A Kha võ công không cao, nàng không phải là một thích khách, càng may hơn là về sau nàng được biết Ngô Tam Quế không phải là cha ruột của mình, mới thay đổi hẳn tính chất của bi kịch thảm thương kia. Nhưng dẫu có thay đổi hẳn tính chất của bi kịch kia, thì bi kịch của số phận A Kha vẫn không thay đổi. Dù là con của Ngô Tam Quế hay của Lý Tự Thành, đối với nàng cũng không có gì khác nhau.
Mẹ nàng là Trần Viên Viên di truyền cho nàng không chỉ diện mạo xinh đẹp, mà luôn cả số phận bất hạnh. Là con của Ngô Tam Quế, cố nhiên sẽ bị người Hán trong thiên hạ khinh bỉ; mà làm con của Lý Tự Thành thì cũng khó dám ngẩng mặt lên. Càng quan trọng hơn, chính vì là con gái của hai kẻ đó, trên danh nghĩa hoặc trong thực tế, - nàng mới bị người ta biến thành một kẻ mồ côi. Rõ ràng cha mẹ song toàn, vậy mà nàng không biết chân tướng, nên từ nhỏ đã không được hưởng tình yêu thông thường của cha mẹ, thật đáng buồn! Nhưng đáng sợ nhất lại chính là sư phụ Cửu Nạn sư thái của nàng.
Tuy Cửu Nạn sư thái nuôi nàng lớn lên, dạy võ công cho nàng, tuy hai người có danh sư đồ nhưng không có tình sư đồ thật sự. Cửu Nạn sư thái đã coi đệ tử là công cụ thuần túy để báo thù cho mình, thì đối với con gái của kẻ thù, đương nhiên bà ta không có tình yêu thương gì hết. Điều này càng thấy rõ sau khi Vi Tiểu Bảo trở thành đệ tử của bà ta.Thái độ của Cửu Nạn sư thái đối với gã đệ tử mới còn tử tế hơn nhiều so với A Kha. Như vậy ta có thể hình dung tình cảnh của A Kha từ nhỏ đến lớn, tình cảnh ấy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách và tâm lý của nàng. Tôi thậm chí đoán rằng nếu không trải qua cuộc sống như thế, tính cách của A Kha đã chẳng nông nổi, tâm lý đã chẳng trống trải như vậy, đến mức tự dưng vô cớ chạy đến cổng Thiếu Lâm tự, thánh địa của võ lâm, mà sinh sự.
II
A Kha đến Thiếu Lâm tự, đáng sợ không phải chuyện nàng và sư tỷ A Kỳ bị Thiếu Lâm tự trách phạt vì tội hai người đánh tiểu hòa thượng Thiếu Lâm tự, mà là việc nàng bị Vi Tiểu Bảo đang tạm thời sắm vai hòa thượng ở đó phát hiện. Bắt đầu từ lúc gặp A Kha, Vi Tiểu Bảo phát điên phát rồ, thề có phải vượt rừng đao biển lửa, lên trời hái trăng, xuống biển mò ngọc, cũng không sợ gian khổ hi sinh, kiếp này phải lấy nàng cho bằng được. Điều đó đã quyết định số phận cả cuộc đời của A Kha. Chuyện sau khỏi cần nói nhiều, dù A Kha tức giận, xa lánh, nhiếc móc, cầu xin, căm ghét, chống cự, truy sát,tự sát liều mạng, cũng không làm sao thoát nổi con ma hiếu sắc Vi Tiểu Bảo trâng tráo, mặt dày mày dạn.
Mặc dù thừa biết A Kha đối với hắn đã không một chút cảm tình, còn căm ghét tận xương; mặc dù biết người nàng yêu là chàng trai Trịnh Khắc Sảng cao lớn tuấn tú, song Vi Tiểu Bảo chẳng những không rút lui, mà còn bám riết hơn nữa. Vi Tiểu Bảo tuy không xâm hại bản thân A Kha, nhưng đối với "tình địch" của hắn là Trịnh Khắc Sảng, thì hắn dùng mọi thủ đoạn, mọi lực lượng, làm cho Trịnh Khắc Sảng mất thể diện, điêu đứng khổ sở. Nếu không có sự nghiêm huấn của sư phụ, thì dù Trịnh Khắc Sảng có mười cái mạng, hắn cũng lấy cả mười cái rồi. Đa số độc giả sẽ coi chuyện ấy như một vở hài kịch, thậm chí cho rằng hành động của Vi Tiểu Bảo "chẳng đến nỗi nào”, hắn một mực chung tình, trước sau "đối xử tử tế" với A Kha, mà nàng đòi giết hắn là "có bé xé ra to".
Họ quên rằng, thực chất, hành động của Vi Tiểu Bảo đối với A Kha là sự cưỡng gian đáng sợ nhất về tinh thần và tâm lý, còn nguy hiểm và tệ hại hơn mọi hành động côn đồ dâm tặc xưa nay. Vi Tiểu Bảo không cưỡng gian thân xác A Kha, nhưng trắng trợn cưỡng gian ý chí của nàng, nghĩ đủ cách phá hoại tình yêu của nàng, hiển nhiên cố ý tước đoạt tự do nhân thân của nàng, không ngừng vũ nhục và chà đạp nhân cách của nàng. Vết thương tinh thần và tâm lý mà Vi Tiểu Bảo gây ra cho A Kha còn nặng gấp trăm lần việc hắn cưỡng gian thể xác nàng. Do đó, A Kha muốn giết Vi Tiểu Bảo hoàn toàn không phải là chuyện "có bé xé ra to mà là bị đẩy vào bước đường cùng, không còn cách nào khác.
A Kha nói: "Tên khốn ấy khinh người quá chừng, thù này không báo, kiếp này ta không thể sống nổi nữa. Ta muốn chặt hai tay hắn, cắt cái lưỡi nói năng bậy bạ của hắn! Con quỉ đó, ta căm hận vô cùng!" (XemLộc đỉnh ký). Để giết được Vi Tiểu Bảo, A Kha không những vạn bất đắc dĩ nhận cha ruột Lý Tự Thành, cầu xin ông ta ra tay trừ khử Vi Tiểu Bảo, mà còn vạn bất đắc dĩ nhận người cha danh nghĩa Ngô Tam Quế, cầu xin Ngô Tam Quế phái người đi trợ giúp kế hoạch của nàng giết Vi Tiểu Bảo. Nếu không căm thù Vi Tiểu Bảo tận xương tủy, A Kha sao lại làm như vậy? Trong câu chuyện về A Kha, tác giả vô tình hay cố ý bênh vực hoặc trợ giúp cho Vi Tiểu Bảo. Không phải là tác giả đứng ra biện hộ cho hắn, hoặc che giấu chân tướng việc làm xấu xa của hắn, mà là thể hiện qua việc miêu tả hình tượng "tình địch" của hắn là Trịnh Khắc Sảng.
Nói nôm na, tác giả tả Trịnh Khắc Sảng là kẻ không ra gì, là hạng giá áo túi cơm, tham sống sợ chết, lại còn tàn nhẫn nữa. Điều này trực tiếp có ảnh hưởng mạnh tới tình cảm của độc giả : Trịnh Khắc Sảng đã là kẻ không ra gì, thế thì A Kha có mù không mà lại đi yêu Trịnh Khắc Sảng, chi bằng lấy Vi Tiểu Bảo, làm một "phu nhân sung sướng" chẳng hơn sao? Với cách nghĩ đó, mọi hành vi của Vi Tiểu Bảo trở nên bớt xấu xa, chỉ tức cười mà thôi. Tôi nói tác giả bênh Vi Tiểu Bảo không phải chỉ trong vụ A Kha, mà còn đối với Phương Di cũng thế. Thái độ và cách làm của Vi Tiểu Bảo đối với A Kha và Phương Di hệt như nhau, đều là trắng trợn cướp đoạt tình yêu của người khác; song tác giả lại miêu tả người yêu của A Kha và Phương Di chẳng ra gì.
Trịnh Khắc Sảng là phường giá áo túi cơm, người yêu của Phương Di là Lưu Nhất Châu thì tham sống sợ chết, ham hư vinh, bán rẻ đồng đảng. Tác giả miêu tả như thế, hóa ra một sự định hướng rõ rệt, hai kẻ kia đã thua xa Vi Tiểu Bảo như thế, thì A Kha và Phương Di lấy quách Vi Tiểu Bảo còn hơn. Đồng thời mọi sự bạo hành xấu xa của Vi Tiểu Bảo vô hình trung coi như được cho qua. Thực ra, suy luận như vậy là sai lầm, hoặc là hệ quả sự miêu tả của tác giả. Suy luận sai lầm ấy đã coi thường hai nguyên tắc quan trọng. Thứ nhất, suy đoán đạo đức không thể thay thế cho sự lựa chọn của tình yêu.
Giống như trường hợp Mục Niệm Từ yêu Dương Khang, Mã Xuân Hoa yêu Phúc Khang An, Nam Lan bỏ Miêu Nhân Phụng đi theo Điền Qui Nông, chúng ta không thể căn cứ phẩm chất đạo đức của mấy nam nhân đó mà xóa bỏ tình yêu của phía nữ. Nguyên tác thứ hai, mọi sự cảm thụ, suy luận, phán đoán hoặc lựa chọn của người khác đều không thể thay thế cho đương sự, bất cứ ai khác cũng đều không có quyền lựa chọn thay cho đương sự. Can thiệp vào quan hệ của A Kha với Trịnh Khắc Sảng, của Phương Di với Lưu Nhất Châu, rõ ràng là trắng trợn cướp đoạt, lấy mạnh hiếp yếu là bạo hành chính trị trong lĩnh vực tình yêu.
III
Những ai bênh vực Vi Tiểu Bảo đều không thay đổi nổi một sự thực là tại viện Lệ Xuân ở Dương Châu, cuối cùng thì Vi Tiểu Bảo cũng thực thi hành động cưỡng gian A Kha. Bút pháp hài kịch, dí dỏm của tác giả không thể thay đổi sự thật tàn nhẫn và tính chất phạm tội của hành động đó. Kết cục câu chuyện A Kha khá bất ngờ. Sau khi Trịnh Khắc Sảng giết Trần Cận Nam, Vi Tiểu Bảo theo yêu cầu của Trần Cận Nam tuy không giết Trịnh Khắc Sảng, nhưng lại đòi Trịnh Khắc Sảng phải "trả nợ", - món nợ mà trước đây Vi Tiểu Bảo vì muốn cướp A Kha đã buộc Trịnh Khắc Sảng phải ký một tờ giấy "vay nợ" không ai hiểu nổi.
Lúc này Trịnh Khắc Sảng đương nhiên không có tiền để trả nợ, nhưng việc gia mạng quan trọng hơn, bèn trước mặt mọi người, bằng lòng đem A Kha thế chấp cho Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo sung sướng, quả nhiên tạm thời không tìm Trịnh Khắc Sảng gây khó dễ. Việc này xem chừng có thể giảm nhẹ hẳn tội lỗi của Vi Tiểu Bảo, thậm chí làm thay đổi tính chất tội cưỡng gian A Kha của Vi Tiểu Bảo. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua, một là Trịnh Khắc Sảng đem A Kha làm vật thế chấp, chủ yếu đương nhiên là để bảo vệ tính mạng cho y, song cũng còn vì A Kha bị Vi Tiểu Bảo cưỡng gian, đã mang thai với hắn, nên Trịnh Khắc Sảng cũng chẳng "thiết" nàng nữa. Nói khác đi, tội ác của Vi Tiểu Bảo đã dẫn đến một tội ác mới.
Thứ hai, hành động vô tình vô nghĩa, đê hèn của Trịnh Khắc Sảng đối với A Kha làm cho nàng đau đớn và nhục nhã thêm, nàng không chỉ bị Vi Tiểu Bảo làm nhục, mà còn bị Trịnh Khắc Sảng đem bán. Thời điểm ấy không còn là hài kịch nữa, mà là cao trào của bi kịch. Đương nhiên, chúng ta cũng không thể không thấy rằng lúc đó thái độ của A Kha tựa hồ có chuyển biến. Cứ theo lời Trịnh Khắc Sảng nói với Vi Tiểu Bảo, thì A Kha "Từ khi trong bụng mang đứa con của ngươi, cứ luôn nhớ đến ngươi, trong lúc nói chuyện với ta mà lúc nào cũng luôn miệng nhắc đến ngươi. Ta nghe thấy chán, chẳng còn muốn nàng ta nữa".(Xem Lộc đỉnh ký).
A Kha đứng bên cạnh tức giận nói với Trịnh Khắc Sảng : "Sao chàng ... có chuyện gì cũng nói ra thế ? "Câu này hóa ra chứng thực lời Trịnh Khắc Sảng vừa nói là thực. Hóa ra từ khi bị Vi Tiểu Bảo cưỡng gian, A Kha đối với Vi Tiểu Bảo không còn căm hận nữa, ngược lại dần dần nảy sinh cảm tình với hắn ư ? Vậy Vi Tiểu Bảo cưỡng gian là có lý ư ? Chuyện này rõ ràng kỳ quặc. Thứ nhất, A Kha cùng đi với Trịnh Khắc Sảng tới đây, chứng tỏ quan hệ giữa hai người thực tế còn nguyên trạng, thậm chí A Kha hi vọng giữ nguyên trạng. Thứ hai, câu A Kha trách Trịnh Khắc Sảng "Chàng đã đồng ý không nói kia mà" chứng tỏ hai người từng thỏa thuận không đề cập chuyện này, còn muốn duy trì quan hệ.
Thứ ba, Trịnh Khắc Sảng nói toạc ra bí mật A Kha bị cưỡng gian, A Kha rõ ràng bị bất ngờ, tức giận chạy ra phía biển, chứng tỏ nàng thất vọng về Trịnh Khắc Sảng đến cùng cực. Trịnh Khắc Sảng đã tuyệt tình như thế, đã đem nàng làm vật thế chấp, nàng đã bị Vi Tiểu Bảo cường gian, đã có thai với hắn, bây giờ còn không "chịu” thì biết làm sao đây? Mà A Kha bị cưỡng gian,có thai và bị bán đi, đấy là bi kịch thứ ba, không còn đường nào khác, A Kha bị số phận đánh gục hoàn toàn, không thể phản kháng gì được nữa. Trong cuộc hôn nhân với Vi Tiểu Bảo, A Kha không chỉ không được tự chủ, mà còn đánh thất chính mình.
Cái "cuộc sống êm ấm" sau đó là theo quan niệm hôn nhân truyền thống mang tính chất bạo hành chính trị rõ ràng. Cái "cuộc sống êm ấm" ấy là một tiêu chí của văn minh phương Đông chúng ta. Bà Trần Viên Viên, mẹ của A Kha, tuy bất hạnh, nhưng lúc buồn khổ còn có thể lấy cây đàn tì bà gảy khúc "Viên Viên" mà đại tài tử Ngô Mai Thôn sáng tác tặng riêng cho bà, để tìm sự an ủi. Chứ A Kha thì không biết gảy đàn, cũng không có đàn mà gảy, không có khúc nhạc để hát. Càng đáng buồn hơn, từ khi lấy Vi Tiểu Bảo, nhất là sau khi sinh đứa con trai Vi Hổ Đầu cho hắn, nàng không thiết bất cứ gì nữa, còn nói gì đến chuyện đàn hát.
A KHA
Số phận đau buồn
Số phận đau buồn
Cái đắc ý nhất đời của gã Vi Tiểu Bảo khôngphải là được phong tướng phong hầu, mà như chính gã nói, "Ta có bảy phu nhân đẹp như hoa như ngọc, thiên hạ không thể tìm đâu ra nữ nhân thứ tám đẹp tới mức này. Hoàng thượng hồng phúc ngang trời, Vi Tiểu Bảo ta diễm phúc ngang trời. Vua tôi hai ta mỗi người đều có cái phúc ngang trời của mình". (Xem Lộc đỉnh ký).
Sau câu nói khoác của y, như trong sách viết, bảy phu nhân của gã cười mãi không dứt. Như thế nghĩa là A Kha cũng cười như các phu nhân khác, có điều không biết lúc ấy trong lòng nàng thật sự cảm thấy thế nào. Trong bảy phu nhân của Vi Tiểu Bảo, A Kha không chỉ là người đẹp nhất, thân thế cũng rắc rối bí ẩn nhất, mà còn là người Vi Tiểu Bảo khó lấy được nhất, hao tốn sức lực nhiều nhất! Vì vậy, chuyện của A Kha đáng được bàn tới.
I
Chuyện của A Kha quả khá bí ẩn. Không chỉ là việc mẫu thân của A Kha là Trần Viên Viên cuối cùng đã theo Ngô Tam Quế đi Vân Nam, sao lại còn có thể "đi lại" với Lý Tự Thành để sinh ra A Kha, mà còn là chuyện "Độc tí thần ni" Cửu Nạn sư thái tại sao phải tốn bao công sức bắt cóc cô bé A Kha khỏi mẹ cô bé, đem về nuôi dạy thành sát thủ trở về giết Ngô Tam Quế. Tôi muốn nói, Ngô Tam Quế tuy không tốt đẹp gì, nhưng rốt cuộc Ngô Tam Quế đâu có thâm cừu đại hận trực tiếp gì với nàng công chúa A Cửu cuối đời nhà Minh. Khi Lý Tự Thành bức Sùng Trinh tự sát Ngô Tam Quế vẫn đang trấn giữ Sơn Hải quan cho triều đình nhà Minh; sau đó Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh tiến vào nội địa, đánh bại Lý Tự Thành,thực tế là gián tiếp báo đại cừu cho tôn thất nhà Minh. Vậy thì tại sao công chúa A Cửu hồi ấy, tức Cửu Nạn sư thái sau này, lại căm thù Ngô Tam Quế như vậy chẳng hóa ra đem oán báo ân, quá vô lý hay sao? Hơn nữa, Cửu Nạn sư thái võ công cao cường, muốn giết Ngô Tam Quế có thể nói dễ như trở bàn tay, hà tất phải hao công tốn sức nuôi dưỡng một sát thủ từ bé?
Ngoài ra, vị Cửu Nạn sư thái tuy dấn thân giang hồ nhiều năm, nhưng vẫn giữ nguyên lối sống giàu sang cao quí, làm sao chịuchăm sóc một đứa bé từ nhỏ đến lớn, tự chuốc lấy vất vả phiền toái vào người ? Đương nhiên đó vẫn chưa phải là trọng điểm tôi muốn nói. Tiểu thuyết truyền kỳ, trên thế gian có quá nhiều chuyện lạ, chỉ e kẻ phàm phu tục tử như tôi khó biết. Có khi Cửu Nạn sư thái sau khi mất giang sơn, nhà tan người chết, cô khổ bơ vơ, lưu lạc giang hồ rồi, bây giờ trong lòng hăng lên, muốn tìm tên Hán gian Ngô Tam Quế để gây sự không chừng. Rất nhiều người Hán căm thù Ngô Tam Quế; Cửu Nạn sư thái là công chúa người Hán, bảo nàng căm ghét Ngô Tam Quế cũng phải thôi. Tóm lại, Cửu Nạn sư thái vì sao phải tìm Ngô Tam Quế để chuốc lấy phiền toái, ta cứ tạm cho qua, còn việc Cửu Nạn sư thái tự bày kế hoạch để con gái của Ngô Tam Quế đi giết Ngô Tam Quế, bất kể kết quả có giết được hay không, đều phải coi là một kế hoạch báo thù rửa hận rất cao minh.
Có điều kế hoạch càng cao minh, thì đối với A Kha lại càng tàn khốc. Một thiếu nữ hoàn toàn vô tội bị một người không hề quen biết sử dụng làm công cụ trả thù, bồi dưỡng nàng để nàng đi giết cha mình, trong khi hai cha con đều không hề hay biết, quả là chuyện tàn nhẫn hiếm có trên thế gian. May mà A Kha võ công không cao, nàng không phải là một thích khách, càng may hơn là về sau nàng được biết Ngô Tam Quế không phải là cha ruột của mình, mới thay đổi hẳn tính chất của bi kịch thảm thương kia. Nhưng dẫu có thay đổi hẳn tính chất của bi kịch kia, thì bi kịch của số phận A Kha vẫn không thay đổi. Dù là con của Ngô Tam Quế hay của Lý Tự Thành, đối với nàng cũng không có gì khác nhau.
Mẹ nàng là Trần Viên Viên di truyền cho nàng không chỉ diện mạo xinh đẹp, mà luôn cả số phận bất hạnh. Là con của Ngô Tam Quế, cố nhiên sẽ bị người Hán trong thiên hạ khinh bỉ; mà làm con của Lý Tự Thành thì cũng khó dám ngẩng mặt lên. Càng quan trọng hơn, chính vì là con gái của hai kẻ đó, trên danh nghĩa hoặc trong thực tế, - nàng mới bị người ta biến thành một kẻ mồ côi. Rõ ràng cha mẹ song toàn, vậy mà nàng không biết chân tướng, nên từ nhỏ đã không được hưởng tình yêu thông thường của cha mẹ, thật đáng buồn! Nhưng đáng sợ nhất lại chính là sư phụ Cửu Nạn sư thái của nàng.
Tuy Cửu Nạn sư thái nuôi nàng lớn lên, dạy võ công cho nàng, tuy hai người có danh sư đồ nhưng không có tình sư đồ thật sự. Cửu Nạn sư thái đã coi đệ tử là công cụ thuần túy để báo thù cho mình, thì đối với con gái của kẻ thù, đương nhiên bà ta không có tình yêu thương gì hết. Điều này càng thấy rõ sau khi Vi Tiểu Bảo trở thành đệ tử của bà ta.Thái độ của Cửu Nạn sư thái đối với gã đệ tử mới còn tử tế hơn nhiều so với A Kha. Như vậy ta có thể hình dung tình cảnh của A Kha từ nhỏ đến lớn, tình cảnh ấy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách và tâm lý của nàng. Tôi thậm chí đoán rằng nếu không trải qua cuộc sống như thế, tính cách của A Kha đã chẳng nông nổi, tâm lý đã chẳng trống trải như vậy, đến mức tự dưng vô cớ chạy đến cổng Thiếu Lâm tự, thánh địa của võ lâm, mà sinh sự.
II
A Kha đến Thiếu Lâm tự, đáng sợ không phải chuyện nàng và sư tỷ A Kỳ bị Thiếu Lâm tự trách phạt vì tội hai người đánh tiểu hòa thượng Thiếu Lâm tự, mà là việc nàng bị Vi Tiểu Bảo đang tạm thời sắm vai hòa thượng ở đó phát hiện. Bắt đầu từ lúc gặp A Kha, Vi Tiểu Bảo phát điên phát rồ, thề có phải vượt rừng đao biển lửa, lên trời hái trăng, xuống biển mò ngọc, cũng không sợ gian khổ hi sinh, kiếp này phải lấy nàng cho bằng được. Điều đó đã quyết định số phận cả cuộc đời của A Kha. Chuyện sau khỏi cần nói nhiều, dù A Kha tức giận, xa lánh, nhiếc móc, cầu xin, căm ghét, chống cự, truy sát,tự sát liều mạng, cũng không làm sao thoát nổi con ma hiếu sắc Vi Tiểu Bảo trâng tráo, mặt dày mày dạn.
Mặc dù thừa biết A Kha đối với hắn đã không một chút cảm tình, còn căm ghét tận xương; mặc dù biết người nàng yêu là chàng trai Trịnh Khắc Sảng cao lớn tuấn tú, song Vi Tiểu Bảo chẳng những không rút lui, mà còn bám riết hơn nữa. Vi Tiểu Bảo tuy không xâm hại bản thân A Kha, nhưng đối với "tình địch" của hắn là Trịnh Khắc Sảng, thì hắn dùng mọi thủ đoạn, mọi lực lượng, làm cho Trịnh Khắc Sảng mất thể diện, điêu đứng khổ sở. Nếu không có sự nghiêm huấn của sư phụ, thì dù Trịnh Khắc Sảng có mười cái mạng, hắn cũng lấy cả mười cái rồi. Đa số độc giả sẽ coi chuyện ấy như một vở hài kịch, thậm chí cho rằng hành động của Vi Tiểu Bảo "chẳng đến nỗi nào”, hắn một mực chung tình, trước sau "đối xử tử tế" với A Kha, mà nàng đòi giết hắn là "có bé xé ra to".
Họ quên rằng, thực chất, hành động của Vi Tiểu Bảo đối với A Kha là sự cưỡng gian đáng sợ nhất về tinh thần và tâm lý, còn nguy hiểm và tệ hại hơn mọi hành động côn đồ dâm tặc xưa nay. Vi Tiểu Bảo không cưỡng gian thân xác A Kha, nhưng trắng trợn cưỡng gian ý chí của nàng, nghĩ đủ cách phá hoại tình yêu của nàng, hiển nhiên cố ý tước đoạt tự do nhân thân của nàng, không ngừng vũ nhục và chà đạp nhân cách của nàng. Vết thương tinh thần và tâm lý mà Vi Tiểu Bảo gây ra cho A Kha còn nặng gấp trăm lần việc hắn cưỡng gian thể xác nàng. Do đó, A Kha muốn giết Vi Tiểu Bảo hoàn toàn không phải là chuyện "có bé xé ra to mà là bị đẩy vào bước đường cùng, không còn cách nào khác.
A Kha nói: "Tên khốn ấy khinh người quá chừng, thù này không báo, kiếp này ta không thể sống nổi nữa. Ta muốn chặt hai tay hắn, cắt cái lưỡi nói năng bậy bạ của hắn! Con quỉ đó, ta căm hận vô cùng!" (XemLộc đỉnh ký). Để giết được Vi Tiểu Bảo, A Kha không những vạn bất đắc dĩ nhận cha ruột Lý Tự Thành, cầu xin ông ta ra tay trừ khử Vi Tiểu Bảo, mà còn vạn bất đắc dĩ nhận người cha danh nghĩa Ngô Tam Quế, cầu xin Ngô Tam Quế phái người đi trợ giúp kế hoạch của nàng giết Vi Tiểu Bảo. Nếu không căm thù Vi Tiểu Bảo tận xương tủy, A Kha sao lại làm như vậy? Trong câu chuyện về A Kha, tác giả vô tình hay cố ý bênh vực hoặc trợ giúp cho Vi Tiểu Bảo. Không phải là tác giả đứng ra biện hộ cho hắn, hoặc che giấu chân tướng việc làm xấu xa của hắn, mà là thể hiện qua việc miêu tả hình tượng "tình địch" của hắn là Trịnh Khắc Sảng.
Nói nôm na, tác giả tả Trịnh Khắc Sảng là kẻ không ra gì, là hạng giá áo túi cơm, tham sống sợ chết, lại còn tàn nhẫn nữa. Điều này trực tiếp có ảnh hưởng mạnh tới tình cảm của độc giả : Trịnh Khắc Sảng đã là kẻ không ra gì, thế thì A Kha có mù không mà lại đi yêu Trịnh Khắc Sảng, chi bằng lấy Vi Tiểu Bảo, làm một "phu nhân sung sướng" chẳng hơn sao? Với cách nghĩ đó, mọi hành vi của Vi Tiểu Bảo trở nên bớt xấu xa, chỉ tức cười mà thôi. Tôi nói tác giả bênh Vi Tiểu Bảo không phải chỉ trong vụ A Kha, mà còn đối với Phương Di cũng thế. Thái độ và cách làm của Vi Tiểu Bảo đối với A Kha và Phương Di hệt như nhau, đều là trắng trợn cướp đoạt tình yêu của người khác; song tác giả lại miêu tả người yêu của A Kha và Phương Di chẳng ra gì.
Trịnh Khắc Sảng là phường giá áo túi cơm, người yêu của Phương Di là Lưu Nhất Châu thì tham sống sợ chết, ham hư vinh, bán rẻ đồng đảng. Tác giả miêu tả như thế, hóa ra một sự định hướng rõ rệt, hai kẻ kia đã thua xa Vi Tiểu Bảo như thế, thì A Kha và Phương Di lấy quách Vi Tiểu Bảo còn hơn. Đồng thời mọi sự bạo hành xấu xa của Vi Tiểu Bảo vô hình trung coi như được cho qua. Thực ra, suy luận như vậy là sai lầm, hoặc là hệ quả sự miêu tả của tác giả. Suy luận sai lầm ấy đã coi thường hai nguyên tắc quan trọng. Thứ nhất, suy đoán đạo đức không thể thay thế cho sự lựa chọn của tình yêu.
Giống như trường hợp Mục Niệm Từ yêu Dương Khang, Mã Xuân Hoa yêu Phúc Khang An, Nam Lan bỏ Miêu Nhân Phụng đi theo Điền Qui Nông, chúng ta không thể căn cứ phẩm chất đạo đức của mấy nam nhân đó mà xóa bỏ tình yêu của phía nữ. Nguyên tác thứ hai, mọi sự cảm thụ, suy luận, phán đoán hoặc lựa chọn của người khác đều không thể thay thế cho đương sự, bất cứ ai khác cũng đều không có quyền lựa chọn thay cho đương sự. Can thiệp vào quan hệ của A Kha với Trịnh Khắc Sảng, của Phương Di với Lưu Nhất Châu, rõ ràng là trắng trợn cướp đoạt, lấy mạnh hiếp yếu là bạo hành chính trị trong lĩnh vực tình yêu.
III
Những ai bênh vực Vi Tiểu Bảo đều không thay đổi nổi một sự thực là tại viện Lệ Xuân ở Dương Châu, cuối cùng thì Vi Tiểu Bảo cũng thực thi hành động cưỡng gian A Kha. Bút pháp hài kịch, dí dỏm của tác giả không thể thay đổi sự thật tàn nhẫn và tính chất phạm tội của hành động đó. Kết cục câu chuyện A Kha khá bất ngờ. Sau khi Trịnh Khắc Sảng giết Trần Cận Nam, Vi Tiểu Bảo theo yêu cầu của Trần Cận Nam tuy không giết Trịnh Khắc Sảng, nhưng lại đòi Trịnh Khắc Sảng phải "trả nợ", - món nợ mà trước đây Vi Tiểu Bảo vì muốn cướp A Kha đã buộc Trịnh Khắc Sảng phải ký một tờ giấy "vay nợ" không ai hiểu nổi.
Lúc này Trịnh Khắc Sảng đương nhiên không có tiền để trả nợ, nhưng việc gia mạng quan trọng hơn, bèn trước mặt mọi người, bằng lòng đem A Kha thế chấp cho Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo sung sướng, quả nhiên tạm thời không tìm Trịnh Khắc Sảng gây khó dễ. Việc này xem chừng có thể giảm nhẹ hẳn tội lỗi của Vi Tiểu Bảo, thậm chí làm thay đổi tính chất tội cưỡng gian A Kha của Vi Tiểu Bảo. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua, một là Trịnh Khắc Sảng đem A Kha làm vật thế chấp, chủ yếu đương nhiên là để bảo vệ tính mạng cho y, song cũng còn vì A Kha bị Vi Tiểu Bảo cưỡng gian, đã mang thai với hắn, nên Trịnh Khắc Sảng cũng chẳng "thiết" nàng nữa. Nói khác đi, tội ác của Vi Tiểu Bảo đã dẫn đến một tội ác mới.
Thứ hai, hành động vô tình vô nghĩa, đê hèn của Trịnh Khắc Sảng đối với A Kha làm cho nàng đau đớn và nhục nhã thêm, nàng không chỉ bị Vi Tiểu Bảo làm nhục, mà còn bị Trịnh Khắc Sảng đem bán. Thời điểm ấy không còn là hài kịch nữa, mà là cao trào của bi kịch. Đương nhiên, chúng ta cũng không thể không thấy rằng lúc đó thái độ của A Kha tựa hồ có chuyển biến. Cứ theo lời Trịnh Khắc Sảng nói với Vi Tiểu Bảo, thì A Kha "Từ khi trong bụng mang đứa con của ngươi, cứ luôn nhớ đến ngươi, trong lúc nói chuyện với ta mà lúc nào cũng luôn miệng nhắc đến ngươi. Ta nghe thấy chán, chẳng còn muốn nàng ta nữa".(Xem Lộc đỉnh ký).
A Kha đứng bên cạnh tức giận nói với Trịnh Khắc Sảng : "Sao chàng ... có chuyện gì cũng nói ra thế ? "Câu này hóa ra chứng thực lời Trịnh Khắc Sảng vừa nói là thực. Hóa ra từ khi bị Vi Tiểu Bảo cưỡng gian, A Kha đối với Vi Tiểu Bảo không còn căm hận nữa, ngược lại dần dần nảy sinh cảm tình với hắn ư ? Vậy Vi Tiểu Bảo cưỡng gian là có lý ư ? Chuyện này rõ ràng kỳ quặc. Thứ nhất, A Kha cùng đi với Trịnh Khắc Sảng tới đây, chứng tỏ quan hệ giữa hai người thực tế còn nguyên trạng, thậm chí A Kha hi vọng giữ nguyên trạng. Thứ hai, câu A Kha trách Trịnh Khắc Sảng "Chàng đã đồng ý không nói kia mà" chứng tỏ hai người từng thỏa thuận không đề cập chuyện này, còn muốn duy trì quan hệ.
Thứ ba, Trịnh Khắc Sảng nói toạc ra bí mật A Kha bị cưỡng gian, A Kha rõ ràng bị bất ngờ, tức giận chạy ra phía biển, chứng tỏ nàng thất vọng về Trịnh Khắc Sảng đến cùng cực. Trịnh Khắc Sảng đã tuyệt tình như thế, đã đem nàng làm vật thế chấp, nàng đã bị Vi Tiểu Bảo cường gian, đã có thai với hắn, bây giờ còn không "chịu” thì biết làm sao đây? Mà A Kha bị cưỡng gian,có thai và bị bán đi, đấy là bi kịch thứ ba, không còn đường nào khác, A Kha bị số phận đánh gục hoàn toàn, không thể phản kháng gì được nữa. Trong cuộc hôn nhân với Vi Tiểu Bảo, A Kha không chỉ không được tự chủ, mà còn đánh thất chính mình.
Cái "cuộc sống êm ấm" sau đó là theo quan niệm hôn nhân truyền thống mang tính chất bạo hành chính trị rõ ràng. Cái "cuộc sống êm ấm" ấy là một tiêu chí của văn minh phương Đông chúng ta. Bà Trần Viên Viên, mẹ của A Kha, tuy bất hạnh, nhưng lúc buồn khổ còn có thể lấy cây đàn tì bà gảy khúc "Viên Viên" mà đại tài tử Ngô Mai Thôn sáng tác tặng riêng cho bà, để tìm sự an ủi. Chứ A Kha thì không biết gảy đàn, cũng không có đàn mà gảy, không có khúc nhạc để hát. Càng đáng buồn hơn, từ khi lấy Vi Tiểu Bảo, nhất là sau khi sinh đứa con trai Vi Hổ Đầu cho hắn, nàng không thiết bất cứ gì nữa, còn nói gì đến chuyện đàn hát.
Nhận xét
Đăng nhận xét