52. HỒNG AN THÔNG

52.
HỒNG AN THÔNG
Thần lộ chẳng thông

Thần Long giáo chủ Hồng An Thông trong Lộc đỉnh ký, tôi đoán Kim Dung tiên sinh khi sáng tác nhân vật này có lấy tư liệu từ cuộc "đại cách mạng văn hóa" ở đại lục Trung Quốc. Một là vì bộ sách này viết trong khoảng thời gian 1967 - 1972, lúc "đại cách mạng văn hóa" đang trong cao trào; hai là những câu khẩu hiệu và nghi thức chào hỏi trongThần Long giáo cũng rất giống cái kiểu “sáng thỉnh thị, tối hội báo" vào những năm "đại cách mạng văn hóa" ở đại lục Trung Quốc; ba là Thần Long giáo chủ Hồng An Thông tin yêu phu nhân Tô Thuyên trẻ đẹp, chẳng hiểu tại sao cứ tìm cách sát hại các cán bộ lâu năm, đề bạt trọng dụng thiếu niên nam nữ, cổ vũ họ tạo phản đoạt quyền, tựa hồ cũng theo kiểu "thiên hạ đại loạn, càng loạn càng tốt. Xem ra hình tượng Hồng An Thông nhiều lắm cũng chỉ là tác giả gộp làm một tính cách ba nhân vật: Bạch Tự Tại tự đại thành cuồng, Đinh Xuân Thu đầy những dã tâm và Nhậm Ngã Hành hoành hành bá đạo; nói về tính cách nhân vật, không có gì mới lạ, song hình tượng Thần Long giáo chủ Hồng An Thông dưới con mắt thuộc hạ gần như là thần thánh, khác hẳn với ba nhân vật vừa nói. Chuyện Hồng An Thông có thể mở rộng tầm mắt cho chúng ta.

I

Nói hình tượng Hồng An Thông dưới con mắt thuộc hạ gần như là thần thánh, không chỉ căn cứ vào thái độ sợ hãi cực đoan thần bí của Đào Hồng Anh khi nhắc đến Thần Long giáo, cái cảnh mà Vi Tiểu Bảo gặp phải càng chứng minh điều đó. Chương Lão Tam suất lĩnh mấy chục giáo đồ Thần Long giáo, võ công của họ rõ ràng không cao, bình thường không thể địch nổi bọn Từ Thiên Xuyên, Ngô Lập Thân ... nhưng một khi họ sắp xếp lại đội hình, tình hình sẽ khác hẳn. Người cầm đầu làm một số động tác thế là mọi người nhất tề niệm chú Thần Long giáo : "Hồng giáo chủ vạn năm không già, phúc tiên mãi hưởng, thọ sánh ngang trời!" "Hồng giáo chủ thần thông quảng đại, giáo phái ta đã đánh là thắng, kẻ địch mạnh mấy, vững mấy cũng phải sụp đổ", "Hồng giáo chủ thần thông phù hộ, chúng đệ tử dũng khí gấp trăm lần, lấy một địch trăm, lấy trăm địch vạn. Hồng giáo chủ thần mục như điện, chiếu sáng bốn phương, chúng đệ tử giết địch hộ giáo, Hồng giáo chủ thân chinh cất nhắc, thăng nhiệm thánh chức. Đệ tử giáo phái ta hộ giáo mà chết, đều được lên thiên đường ?" (Xem Lộc đỉnh ký).

Thế là quả nhiên dũng khí, niềm tin của Thần Long giáo đồ tăng lên gấp bội, võ công cũng mạnh hẳn lên, biến thành bất khả chiến bại. Họ đánh gục hoặc bắt sống bọn Từ Thiên Xuyên, Ngô Lập Thân. Như vậy, Hồng giáo chủ chẳng gần như là thần hay sao? Đương nhiên, trong tình tiết trên, nếu Vi Tiểu Bảo không sợ ma quỉ từ nhỏ, bọn Từ Thiên Xuyên không cho là lạ, thì kết quả đã khác hẳn. Nghĩa là các câu niệm chú linh nghiệm như thần, rõ ràng là bên trong có sự huyền diệu của nó. Nói cụ thể, thứ nhất, đội hình của họ là một thứ trận pháp, không những có thể phát huy sức mạnh tập thể, mà còn tăng cường niềm tin của tập thể. Thứ hai, Chương Lão Tam dùng hai cây phán quan bút của y cọ mạnh vào nhau, quá nửa là bút có bôi thuốc kích thích, thuốc gây ảo giác gì đó, khi cọ xát sẽ tán phát, làm cho người ta tinh lực đột nhiên gia tăng. Tôi đoán thế vì sau đó biết Hồng An Thông là một chuyên gia thảo dược. Thứ ba, các câu niệm chú của họ, kiểu như "Hồng giáo chủ thân chinh cất nhắc, thăng nhiệm thánh chức", có tác dụng như treo một giải thưởng tại chỗ, kích thích tinh thần.

Thứ tư, quan trọng hơn, ấy là câu hộ giáo mà chết, được lên thiên đường", có tác động mạnh nhất đến lòng người. Ba trăm năm sau, ngay cả bây giờ, ước mơ được lên thiên đường vẫn còn làm cho bao nhiêu con người thần hồn điên đảo nữa là. Thứ năm, ban đầu chúng ta còn chưa để ý thái độ của bọn Chương Lão Tam, tinh thần họ hăng hái thật đấy, song tựa hồ họ lo sợ nhiều hơn, nếu họ không đánh thắng đối phương, không hoàn thành nhiệm vụ vinh quang mà giáo chủ giao phó, thì kết cục họ sẽ phải chết còn đáng sợ hơn, đấy là nguyên nhân căn bản khiến bọn Chương Lão Tam liều chết chiến đấu như thế. Vậy thì cảnh tượng đã thấy cũng không có gì là thần bí. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa về phương diện di truyền văn hóa lịch sử trong tâm lý dân tộc ở cấp độ sâu hơn, phức tạp hơn. Đó là tư duy và sự mê tín phù chú từ thời nguyên thủy về nguồn gốc lịch sử văn hóa Trung Quốc, và cho đến nay rất nhiều ngườI vẫn chưa biết đến biểu tượng tập thể và sự thôi miên tập thể. Các khẩu hiệu và niệm chú do Thần Long giáo và giáo chủ Hồng An Thông nghĩ ra chẳng qua cũng không ngoài điều vừa nói. Các khẩu hiệu và niệm chú của Thần Long giáo quả nhiên có tác dụng thần kỳ đối với quần chúng, khiến cho võ công của bọn Chương Lão Tam gia tăng gấp bội, hiển nhiên còn có một nguyên nhân sâu sắc, ấy là tư duy nguyên thủy, cũng là biểu tượng tập thể; niềm tin nguyên thủy, cũng là sự mê tín.

Sự mê tín trong tâm lý, thông qua câu niệmchú, có thể làm cho tinh thần biến thành vật chất, mộng tưởng hóa thành hiện thực. Đấy là một thứ sức mạnh tinh thần kỳ diệu. Đến cuối thế kỷ hai mươi ở thành thị và nông thôn Trung Quốc, vẫn có rất nhiều người tin rằng các vị luyện khí công hoặc học khí công, ngày ngày tự nhủ với mình "Sỏi thận tự tan, tự tan? Cục đông trong máu tự tiêu, tự tiêu! là sỏi thận và cục máu đông sẽ tự tan, tự tiêu thật. Cho nên chuyện Thần Long giáo đâu phải là chuyện tức cười.Tôi cho rằng khi nào khoa học thực chứng, tư duy lôgich, tinh thần lý tính chưa đủ mạnh, thì sự mê tín đương nhiên còn tồn tại. Những kẻ như Hồng AnThông còn xuất hiện dài đài, các đệ tử tín đồ Thần Long giáo và con cháu của họ sẽ còn tiếp tục tạo ra thần, tin thần, vái thần đến mức mê cuồng.

II

Đến khi Thần Long giáo chủ Hồng An Thông chính thức xuất hiện, chúng ta sẽ thấy đằng sau thần nhân, thần thoại và thần quang ấy kỳ thực chỉ là câu chuyện phàm tục nhân gian chẳng đẹp đẽ gì. Trước hết, Thần Long giáo không phải là một tổ chức tôn giáo thông thường, mà thực chất là một tổ chức chính trị. Vi Tiểu Bảo có thể làm chứng, cơ cấu tổ chức của Thần Long giáo chẳng khác gì Thiên địa hội; còn nghi thức triều bái của nó thì mô phỏng y như trong triều đình. Vì vậy, một kẻ lạ mặt như Vi Tiểu Bảo mới nhanh chóng được tổ chức này kết nạp và hơn nữa, còn giao cho trọng trách. Chứng cứ hùng hồn hơn là sau này ở Vân Nam, Vi Tiểu Bảo phát hiện Hồng An Thông liên lạc với Ngô Tam Quế, rồi liên lạc với nước Nga-la-tư ý đồ chia lại Trung Quốc. Nói chính xác, Thần Long giáo là một tổ chức chính trị mang tính chất một tập đoàn bán nước, và để đạt mục đích ấy, chúng không từ thủ đoạn nào. Thứ hai, cái gọi là thần giáo này thực chất chỉ là tà giáo, Hồng An Thông chẳng phải thần thánh gì, mà chỉ là một giáo chủ tà giáo.

Chứng cứ là , cái Thần Long giáo do hắn lập ra không hề có cương lĩnh tôn giáo hoặc đơn thuần một sức mạnh tinh thần nào đó để đoàn kết giáo chúng, mà ngoài nghi thức tạo thần, chỉ có thủ đoạn thống trị tàn khốc mà thôi. Cụ thể là sử dụng nhiều loại độc dược để mê cảm, uy hiếp, khống chế tâm linh giáo chúng. Chương Lão Tam, Bạn đầu đà, Lục Cao Hiên sở dĩ vừa đánh vừa lo sợ là vì họ biết rõ thủ đoạn dùng độc dược vô cùng lợi hạI của giáo chủ. Giáo chủ có thể biến Bạn (mập) đầu đà thành một kẻ vừa cao vừa gày, hoặc biến Sấu (gày) đầu đà thành một kẻ vừa lùn vừa mập. Nói trắng ra, giáo chủ không phải dùng đức độ để giáo hóa, mà dùng lối đe dọa để thống trị giáo chúng, trấn áp người nào làm trái ý mình. Trong Thần Long giáo, chỉ có giáo chủ Hồng An Thông là người duy nhất đúng đắn, quang vinh, vĩ đại; cũng chỉ có phu nhân giáo chủ mới được quyền ăn nói, hết thảy mọi ngườI còn lại chỉ là lũ cừu đáng thương dưới sự dẫn dắt của giáo chủ.

Khi Vi Tiểu Bảo tới đảo Thần Long, thì phát hiện nơi đây có chuyện lạ là mọi người lớn tuổi đều lo âu, còn bọn thiếu niên thì dương dương đắc ý. Không lâu hắn biết rằng đó là giáo chủ và ả phu nhân trẻ của lão ta gần đây có đưa ra một chính sách mới, đánh đổ các huynh đệ đứng tuổi, đề bạt và trọng dụng bọn trẻ. Thông minh lanh lợi như Vi Tiểu Bảo còn không hiểu tại sao áp dụng chính sách đó, nói gì các vị giáo chúng có tuổi. Tôi cho rằng nguyên nhân chính là giáo chủ Hồng An Thông muốn phát động một phong trào tạo thần đại qui mô, mà muốn vậy, không thể không đánh đổ các huynh đệ nhiều tuổi, lợi dụng bọn trẻ. Đáng tiếc là Hồng An Thông không phải là ngườI có pháp lực vô biên. Các huynh đệ nhiều tuổi của y cố nhiên kính nể và sợ hãi y, nhưng vào giờ phút sinh tử, không phải ai cũng là phường ngu trung. Thanh Long sứ Hứa Tuyết Đình đã có ý chống đối từ sớm, cuối cùng lợi dụng "Bạch Hoa phúc xà cao "pha vào rượu để đầu độc toàn bộ giáo chúng Thần Long giáo.

Tuy không đạt mục đích hoàn toàn, nhưng kỳ thực đã có tác dụng quan trọng, ấy là gạt Thần Long giáo chủ Hồng An Thông xuống khỏi thần đàn. Nhìn Hồng An Thông cũng bị độc dược chế ngự như hết thảy mọi người phàm tục hiện diện tạI chỗ, nhìn vị giáo chủ trang nghiêm vốn được tung hô như thần thánh cũng bị chới với tuột khỏi ghế ngồi của mình, ngã sóng soài xuống đất như một phàm nhân, người ta không còn tin vào chuyện thần thoại Hồng An Thông nữa. Bấy giờ Vi Tiêu Bảo nghe lời cầu khẩn của tiểu quận chúa Mộc Kiếm Bình, nên không hạ sát vợ chồng Hồng An Thông, chứ không thì mạng sống của vị giáo chủ thần thánh ấy đã chẳng còn. Bấy giờ trong đại sảnh của Thần Long giáo diễn ra một cảnh tức cười : "Mấy trăm người trong đạI sảnh đều ngã xuống đất, chỉ có một người đứng thẳng lưng. Người này quá thấp, nhưng vì hết thảy mọi ngườI đều ngã nằm dưới đất, nên trông hắn nổi bật lên như con hạc giữa bầy gà". (Xem Lộc đỉnh ký ).

Kẻ quá thấp kia đương nhiên là Vi Tiểu Bảo. Tôi nghĩ mọi người đều hiểu, đây không chỉ là một hiện trường bình thường, mà nó còn mang tính tượng trưng khiến người ta phải suy nghĩ mãi. Vi Tiểu Bảo là kẻ như thế nào, hình tượng hắn "cao" bao nhiêu, chúng ta đã biết. Ngay như hắn ở đây còn nổi bật lên như con hạc giữa bầy gà, thế thì từ giáo chủ Thần Long giáo đến các giáo chúng "cao bao nhiêu, họ không rõ hay sao? Dĩ nhiên, lúc này Thần Long giáo chúng đều đã ngã, nhưng vì sao họ ngã, không dậy nổi, thật đáng suy nghĩ. Sau biến cố kinh người đó, phong trào tạo thần của Thần Long giáo vẫn chưa chấm dứt. Bọn Vi Tiểu Bảo, Hồng An Thông, Lục Cao Hiên vẫn lẩm bẩm niệm chú. Bọn giáo chúng trẻ tuổi của Thần Long giáo thì cuồng nhiệt hô to khẩu hiệu : "Giáo chủ phúc tiên mãi hưởng, thọ sánh ngang trời. Càng kinh ngạc hơn, bọn Vô Căn đạo nhân lão huynh đệ cũng tự nhiên hoảng sợ, nghĩ : "Giáo chủ và phu nhân trên ứng tượng trời, không được mạo phạm". (Xem Lộc đỉnh ký) .

Đáng chú ý là chân tướng của việc đó thế nào, không riêng Vi Tiểu Bảo, Lục Cao Hiên, mà chính Hồng AnThông cũng biết rõ. Chứng cứ là sau đó y từng nói : "Lục Cao Hiên mưu trí thâm trầm, võ công cao cường, viết bài văn hay tuyệt (Xem Lộc đỉnh ký ). Hồng An Thông thừa biết, song vẫn làm như thế, rõ ràng là xuất phát từ nhu cầu chính trị, về bản chất là vì mục đích chính trị của mình mà tiếp tục tạo thần, lừa dối giáo chúng. Như vậy Hồng An Thông là một kẻ như thế nào, không cần nói thêm cũng rõ.

III

Vi Tiểu Bảo đương nhiên cũng biết Hồng An Thông là người như thế nào. Vì vậy, mặc dù Hồng An Thông cử hắn làm Bạch Long sứ của Thần Long giáo, cho hắn mang Ngũ Long lệnh như một thứ Thượng phương bảo kiếm, sau khi dạy cho hắn "ba chiêu mỹ nhân", lại dạy "ba chiêu anh hùng", phảI nói là đầy ân sủng, song Vi Tiểu Bảo vẫn chưa bằng lòng, còn tìm cho bằng được tấm bản đồ giấu trong "Tứ thập nhị chương kinh", dò xét ra bí mật câu kết giữa Thần Long giáo với Ngô Tam Quế, vương tử Hoài Cát Nhĩ, Tang Kết lạt ma và Nga-la-tư sau đó đem quân bắn phá đảo Thần Long, hủy diệt sào huyệt chính của Thần Long giáo, làm cho Hồng An Thông từ một vị giáo chủ hiển hách, một thứ thủ lĩnh bang phái chính trị biến thành một con chó săn cho một bang thổ phỉ hắc ám.

Tiếp đó, vẫn lại Vi Tiểu Bảo, tại viện Lệ Xuân ở Dương Châu, lợi dụng Tô Thuyên trúng thuốc mê, đã cưỡng gian nàng ta, không những làm cho vợ của Thần Long giáo chủ Hồng An Thông có thai, mà sau khi sự Việc vỡ lở, Tô Thuyên còn công khai đứng về phe Vi Tiểu Bảo chống lại Hồng An Thông. Chính việc đó làm cho Hồng An Thông phát điên, định giết người diệt khẩu, cuốI cũng lão ta cùng với mấy thuộc hạ còn lại bên mình, như Lục Cao Hiên, Hứa Tuyết Đình, Trương Đạm Nguyệt, Bạn đầu đà tàn sát lẫn nhau, cùng chết một lượt. Hồng An Thông đến lúc chết vẫn khôngthể hiểu, tại sao lão ta lại thất bại như vậy? TạI sao thuộc hạ của lão lại không vâng lệnh lão. TạI sao ngay cả người vợ mà lão hết lòng sủng ái cũng phản bội lão? Câu trả lời có thể tìm thấy một phần trong câu nói cuối cùng của lão lúc hấp hối : "Các ngươi đều sai, chỉ có ... chỉ có mình ta đúng.

Ta muốn giết chết tất cả các ngươi, chỉ một mình ta mới'... mới phúc tiên mãi hưởng ... thọ... thọ sánh ngang ... trời". (Xem Lộc đỉnh ký). Tên bá quyền chính trị này cuối cùng đã bị ngườI chống đối giết chết, cái đó gọi là ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Kẻ tạo thần, rốt cuộc không thể lừa dối người khác, hóa ra tự lừa dối mình, cho rằng chỉ một mình mình đúng, một câu của mình bằng vạn câu của người khác, kết quả đương nhiên là bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc tâm lý mê cuồng, đến chết cũng không hiểu nổi chân tướng thành bại của cuộc đời mình. Nghĩ lại vai trò của Vi Tiểu Bảo trong giai đoạn cuối đời của Hồng An Thông thật nhiều ý vị sâu xa. Trung Quốc có câu tục ngữ "Cao nhân ắt có cao nhân trị,” Hồng An Thông tuy võ công siêu quần, gian ngoan lão luyện, Thần Long giáo tuy oanh liệt một thời, không ngờ Vi Tiểu Bảo lại trở thành khắc tinh của vận mệnh Hồng An Thông. Nguyên nhân bảo phức tạp thì phức tạp, bảo đơn giản thì cũng đơn giản.

Chẳng qua đó là vì, thứ nhất, Vi Tiểu Bảo là một kẻ phàm tục, cách thần giới rất xa, hắn cũng không muốn làm thần linh , hắn chỉ hành sự theo qui tắc hành động và thói quen tâm lý của người phàm tục, nên hắn thành đại khắc tinh của "kẻ tạo thần giới". Thứ hai, Vi Tiểu Bảo là một phàm nhân, có đủ tính người của phàm nhân, nôm na là có ham muốn và biết hoạt động tình dục. Trong khi Hồng An Thông đã già yếu hoặc do tinh lực kém sút, hoặc do chuyên tâm cao luyện võ công, tưởng thành thần thành tiên, cuối cùng lại mất tính người bình thường. Nếu bảo sự phản bội của Tô Thuyên đối với lão là đòn trí mạng, thì căn nguyên của cú đòn ấy là Tô Thuyên thèm khát và tôn trọng tính người. Người và thần khác hẳn nhau. Hồng An Thông muốn hành sự trái đạo trời, đi tạo ra một thiên quốc thần giới dưới cõi trần, mê hoặc, đầu độc và tàn hạI chúng sinh nhân gian, tội ác quá lớn, đường lối ấy há có thể an thông? 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến