48. TIỂU HUYỀN TỬ Lộ có nửa mặt
48.
Không đọc Lộc đỉnh ký của Kim Dung, đương nhiên không thể biết "Tiểu Huyền Tử” chính là hoàng đế triều Thanh Huyền Diệp - Khang Hy. Ai đọc Lộc đỉnh ký, sẽ biết Huyền Diệp trong truyện, nói về việc, thì quá nửa là chuyện có thật về hoàng đế Khang Hy trong lịch sử; nói về người, thì một nửa là hình tượng nhân vật Tiểu Huyền Tử do tác giả hư cấu. Do đó, không nên đánh đồng làm một hình tượng nhân vật trong bộ tiểu thuyết với hoàng đế Khang Hy trong lịch sử. Cái việc "học tập lịch sử" trong tiểu thuyết có khi sai một ly, đi một dặm.
Điều đó rất đơn giản, giống như không thể coi bộ tiểu thuyết thông tục Tam quốc diễn nghĩa là trước tác lịch sử Tam quốc chí . Tiểu Huyền Tử là ngoại hiệu của Huyền Diệp, khi lần đầu tiên gặp Vi Tiểu Bảo, thấy Vi Tiểu Bảo có hóa danh "Tiểu Quế Tử", thì Huyền Diệp cũng lấy biệt danh Tiểu Huyền Tử cho tiện. Mọi chuyện kỳ diệu trong Lộc đỉnh ký bắt đầu từ đây.
I
Sự tích về hoàng đế Khang Hy Huyền Diệp, trong sử sách có rất nhiều. Nhưng tính cách cá nhân người đó thế nào, đặc điểm tâm lý ra sao, thì hoàn toàn không rõ, cần có công trình nghiên cứu riêng. Mà nói đến nghiên cứu tính cách, tâm lý, thì tiểu thuyết gia Kim Dung rất có sở trường, bởi vì ông không chỉ am hiểu nhân tình thế cố, mà còn có sự tưởng tượng kỳ diệu, giỏi đưa ra các "giả thiết táo bạo" đối với các nhân vật lịch sử. Từ nhân vật lịch sử Huyền Diệp đẻ ra chuyện Tiểu Huyền Tử là một ví dụ tiêu biểu. Vi Tiểu Bảo giả làm thái giám Tiểu Quế Tử, theo lệnh lão thái giám Hải Đại Phú đi đánh bạc, lúc trở về bị lạc đường, loanh quanh trong hoàng cung thế nào, lại đi nhầm vào phòng luyện công của vị tiểu hoàng đế. Vi Tiểu Bảo căn bản không biết đây là hoàng cung, gặp một gã thiếu niên trạc tuổi như mình, một là không hiểu, hai là không sợ, liền chơi trò vật nhau.
Không ngờ Tiểu Huyền Tử hứng chí lên, hẹn mỗi ngày hai đứa chưa gặp nhau thì chưa về. Lâu dần thành hai người bạn chí thân. Nghĩa là thái giám giả Tiểu Quế Tử và hoàng đế thật Tiểu Huyền Tử hóa thành đôi bạn chí thận, và đó là lý do căn bản khiến Vi Tiểu Bảo về sau trở thành người thân tín số một trong triều đình. Ở đây tác giả không chỉ đưa ra giả thiết táo bạo, mà có luận cứ hẳn hoi. Thứ nhất, hoàng thái tử đã được định sẵn là sẽ làm hoàng đế, nên ngay từ nhỏ việc nuôi dạy đã khác hẳn người thường. Nhất cử nhất động, mọi tiếng khóc cười đều bị mọi người nhìn thấy, để ý, quả thật không được tự do tùy tiện chút nào. Hoàng thái tử bị trói buộc còn hơn cả tù nhân. Hoàng thái tử chỉ cần nói năng, hành động hơi tùy tiện một chút, tức thì bị sư phụ khuyến cáo nhắc nhở, vì sợ làm cho hoàng thượng nổi giận; thái tử chỉ cần mặc thiếu một cái áo mỏng, cung nữ và thái giám có thể bị họa mất đầu như chơi, nếu vì thế mà hoàng thái tử bị sổ mũi nhức đầu.
Thứ hai, trẻ con thích đùa giỡn, đấy là thiên tính, hoàng đế hay kẻ ăn mày cũng thế cả. Con em bách tính ngày ngày tha hồ chơi đùa, vật lộn, cãi cọ nhau; còn hoàng thái tử trẻ tuổi thì làm sao có được "cơ may" đó? Thứ ba, tác giả đưa ra một suy đoán lý thú, để các nhà sử học, tâm lý học, giáo dục học và xã hội học tham khảo : "Một cá nhân từ bé đến lúc trưởng thành, suốt ngày đêm cứ bị giám quản nghiêm ngặt, thật là mất hết lạc thú cuộc sống. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều triều đại có hôn quân bạo chúa, là từ ngày hoàng đế được tự do hành động, thì lập tức phát tiết nỗi buồn bực uất kết nhiều năm trong lòng, khiến người ta không hiểu nổi, phần lớn cũng chẳng qua là phát tiết quá mức mà thôi". (Xem Lộc đỉnh ký).
Cụ thể nói về Tiểu Huyền Tử, từ bảy tám tuổi đã bắt đầu làm hoàng đế, một cậu bé phải đóng vai người lớn, muốn đùa, nhưng biết tìm ai? Nhất là cái khoản đánh vật, trong hoàng cung chẳng thiếu gì cung nữ, thái giám, thị vệ, thử hỏi có ai dám vật nhau thật sự với vị hoàng đế nhỏ tuổi? Nếu buộc phải làm theo lệnh, cũng vừa làm vừa run rẩy, không thật, thế thì còn gì lý thú nữa? Chỉ có cái gã Vi Tiểu Bảo từ trên trời rơi xuống, đã không hiểu gì qui củ trong hoàng cung, lại tính tình hoạt bát hay đùa, thì mới dám đánh vật cật lực với Tiểu Huyền Từ mà thôi. Bởi vậy, "chỉ khi có Vi Tiểu Bảo ở bên cạnh, hoàng đế Tiểu Huyền Tử mới không bị trói buộc, vứt bỏ cái vai hoàng đế, tha hồ đánh vật, thật là cái lạc thú bình sinh chưa từng có; dạo này trong lúc nằm mơ Tiểu Huyền Tử cũng có lúc chơi trò đánh vật với Vi Tiểu Bảo". (Xem Lộc đỉnh ký).
Thành thử lúc đánh vật là thời gian thuộc loại cơ hội hiếm có đối với Tiểu Huyền Tử và cũng cảm thấy thú vị hơn hẳn Vi Tiểu Bảo. Tiểu Huyền Tử hết sức trân trọng tình bạn này. Sau này, cuối cùng Vi Tiểu Bảo biết Tiểu Huyền Tử là hoàng đế, gã từng sợ vã mồ hôi lạnh, nhưng vì Tiểu Huyền Tử và Tiểu Quế Tử đã thành "đôi bạn thân", dĩ nhiên hai đứa vẫn tiếp tục đùa giỡn với nhau. Đối với hoàng đế Tiểu Huyền Tử, tình bạn này là hiếm có, nên không chỉ được duy trì, mà còn được củng cố sâu thêm. Vi Tiểu Bảo nhanh chóng trở thành người thân tín số một trong triều đình mà ai cũng biết. Đương nhiên, càng lớn tuổi, quan hệ giữa Vi Tiểu Bảo với hoàng đế Tiểu Huyền Tử càng phức tạp hơn.
Giao tình hồi còn đánh vật nhau chỉ là nền tảng quan trọng, chứ sự tiếp tục phát triển và thay đổi dĩ nhiên còn do các nguyên nhân khác. Tổng kết lại, có ba điểm dưới đây. Thứ nhất, Vi Tiểu Bảo không chỉ biết đánh vật, mà còn giỏi xã giao, biết nghe giọng nói, nhìn sắc mặt mà lựa lời chiều ý, càng giỏi a dua nịnh bợ. Có gã ở bên cạnh, hoàng đế Tiểu Huyền Tử thường là rất vui Chẳng hạn khi gã phát hiện hoàng đế Tiểu Huyền Tử không thật mặn mà với "giao tình" giữa hai người, càng không muốn người ngoài hay biết, thì Vi Tiểu Bảo bèn chủ động xuống cấp, bái hoàng đế Tiểu Huyền Tử làm thày. Bái sư không phải để học cái gì, mà chỉ cốt để củng cố quan hệ thêm vững chắc. Thứ hai, Vi Tiểu Bảo lập được không ít công trạng, có thể nói gã là phó tướng của hoàng đế Tiểu Huyền Tử. Nói về việc Vi Tiểu Bảo lập được không ít công trạng, có phần tác giả phải hư cấu, song phần khác cũng rất có lý.
Bởi nguyên nhân cơ bản nhất, Vi Tiểu Bảo là người thân tín số một của hoàng đế Khang Hy, văn võ trong triều ai mà chẳng biết. Có "vương bài" trong tay, Vi Tiểu Bảo vô hình trung làm bất cứ việc gì cũng thuận lợi. Hoàng đế Tiểu Huyền Tử tuy được tiếng sáng suốt, nhưng vị tất hiểu ra điều đó. Tiểu Huyền Tử cho rằng Vi Tiểu Bảo chẳng có quyền thế gì so với mình, mà có thể đi khắp thiên hạ chỗ nào cũng lọt, thế thì mình cũng có thể xuất cung công cán, há chẳng phải là làm chơi ăn thật hay sao? Nghĩa là hoàng đế Tiểu Huyền Tử coi Vi Tiểu Bảo như người thay mình, có thể trong trí tưởng tượng thỏa mãn ham muốn và thói hư vinh tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thứ ba, giữa hoàng đế Tiểu Huyền Tử và Vi Tiểu Bảo cuối cùng có bao nhiêu chân tình? Điều này khó nói. Một mặt, Tiểu Huyền Tử là cô gia quả nhân, tuy bảo là nhất hô bách ứng, song cũng không thể nào có bạn tri kỷ.
Cho nên Vi Tiểu Bảo đối với hoàng đế là người rất quí. Vì thế, khi Vi Tiểu Bảo trốn khỏi kinh thành, hoàng đế Tiểu Huyền Tử nhớ gã vô cùng, không chỉ sai người đi tìm gã, mà còn viết thư theo : "Tiểu Quế Tử, mẹ nó chứ, ngươi đi đâu vậy hả? Ta nhớ ngươi vô cùng, ngươi là gã thối tha vô tình vô nghĩa, quên mất lão tử rồi sao?" "Ta sắp cưới vợ, ngươi không đến uống rượu mừng, lão tử sẽ rất buồn đó". (Xem Lộc đỉnh ký). Mấy lời này phải nói là chân tình, chứng tỏ quan hệ giữa hai người khá thân mật, bình đẳng, song không thật vững chắc. Mấy điều vừa nói cũng làm cho hình tượng Tiểu Huyền Tử đầy tính người. Nói quan hệ giữa hoàng đế Tiểu Huyền Tử với Vi Tiểu Bảo không thật vững chắc, đó là sự thể nghiệm thiết thân của Vi Tiểu Bảo. Hai người kết bạn không lâu, thì Vi Tiểu Bảo phát hiện vị tiểu hoàng đế càng lớn tuổi thêm chút nào, uy quyền càng cao thêm chừng ấy, thái độ cũng ngày càng nghiêm trang hơn, khiến Vi Tiểu Bảo cảm thấy ngày càng lo sợ hơn. Lý do rất đơn giản, vì Tiểu Huyền Tử là hoàng đế, hơn nữa là một vị hoàng đế tài giỏi.
Mà hoàng đế càng tài giỏi thì càng đáng sợ. Nói hoàng đế đáng sợ, vì hoàng đế có địa vị đặc biệt, hoàng đế không chỉ có quyền lực tối cao, tuyệt đối mà còn có nếp nghĩ và quan niệm giá trị đặc biệt riêng. Càng đáng sợ hơn là hoàng đế có tâm lý cá nhân cực kỳ khác biệt, gọi là cái uy khó lường của bậc quân vương. Khang Hy trưởng thành đã không còn là Tiểu Huyền Tử, đương nhiên cũng không thể đùa giỡn như xưa. Về điểm này, Vi Tiểu Bảo thấm thía hơn cả : gã giữ chức hương chủ trong Thiên Địa hội, cứ tưởng là quỉ thần không hay biết, ai ngờ hoàng đế Tiểu Huyền Tử biết rõ việc đó như trong lòng bàn tay : hoàng đế đã sớm sai người lọt vào nội bộ bang hội bí mật này. Thế rồi bố trí mấy lớp pháo đội xung quanh phủ bá tước của Vi Tiểu Bảo, tóm được đủ cả người lẫn tang vật tiêu diệt toàn bộ đầu não của Thiên Địa hội.
Cuối cùng, thâm độc nhất, còn phân bố thánh chỉ nói Vi Tiểu Bảo đã "bắt được và chém đầu bọn thủ lĩnh phản nghịch Trần Cận Nam, Phong Tế Trung..." không chỉ xác định bọn tay sai đã chết là loạn đảng, mà quan trọng hơn, là gán cho Vi Tiểu Bảo cái tội sát sư, làm cho gã bị thiên hạ phỉ nhổ, từ nay không thể nào bước chân vào giang hồ được nữa. Vi Tiểu Bảo nói với hoàng đế Khang Hy, rằng gã dầu có bảy mươi hai phép biến hóa như Tề Thiên Đại Thánh, cũng không thoát khỏi lòng bàn tay Phật Như Lai của Khang Hy; câu này không đơn thuần nịnh bợ, mà quả là có thâm ý. Đương nhiên, con khỉ Vi Tiểu Bảo ấy cuối cùng vẫn mang theo bảy phu nhân của gã chạy trốn mất tiêu. Cuộc chạy trốn của Vi Tiểu Bảo là bằng chứng về chuyện "không dễ đùa giỡn" với Khang Hy.
II
Hình tượng Khang Hy trong Lộc đỉnh ký có điểm rất mới, chỉ tiếc yếu tố nghệ thuật mới mẻ ấy lộ ra có một nửa, từ Tiểu Huyền Tứ đến đại hoàng đế, bút pháp của tác giả lại đi quay về con đường truyền thống miêu tả minh quân. Một số độc giả và nhà bình luận rất có phản cảm với lối miêu tả hình tượng nhân vật này là có lý của họ, nói nôm na thì hình tượng Khang Hy đã bị mỹ hóa. Bình tâm mà xét, Khang Hy đúng là một trong những vị hoàng đế tốt nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Theo tư duy của tác giả, so với các vị hoàng đế người Hán của nhà Minh, thành tựu của Khang Hy càng nổi bật hơn hẳn.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung tiên sinh từ lập trường Hán tộc hẹp hòi chuyển biến lên chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, coi trọng các dân tộc thiểu số trong dân tộc Trung Hoa như nhau, đương nhiên là quan điểm tiến bộ, nhưng vấn đề là tác giả miêu tả hình tượng "vị hoàng đế” Khang Hy quá ưu việt, lại thành ra dở. Trong Lộc đỉnh ký, tác giả tả Khang Hy có đủ thành tựu văn trị võ công, mọi đặc trưng trí tuệ phẩm hạnh, không chỉ là minh quân, mà còn là một ông vua nhân đức. Còn đối với một số phương diện khác, tác giả hầu như không đả động tới, điều đó đương nhiên có thể nói là hạn chế nổi bật của loại hình tiểu thuyết võ hiệp truyền kỳ. Nhưng chính Kim Dung tiên sinh đã viết trong lời bạt cuối sách Lộc đỉnh ký : "Nhân vật trong tiểu thuyết nếu thập phần hoàn mỹ, thì khó tránh sự thiếu chân thực.
Tiểu thuyết phản ánh xã hội, hiện thực xã hội không có người nào tuyệt đối hoàn mỹ". Tác giả trong bộ sách này đã tả một điển hình không hoàn mỹ là Vi Tiểu Bảo, lại đồng thời tả một điển hình gần như hoàn mỹ là Khang Hy. Ở một ý nghĩa nào đó, tác giả vô tình hay hữu ý dùng hình tượng tên vô lại trâng tráo Vi Tiểu Bảo làm nền cho hình tượng Khang Hy anh minh. Một ví dụ đầy ẩn ý trong sách là việc hư cấu một thái hậu giả Mao Đông Châu - mọi chuyện về bà này đương nhiên đều do tác giả hư cấu nên. Mao Đông Châu "nằm vùng" trong hoàng cung nhiều năm, sau Vi Tiểu Bảo bắt được, giao cho Khang Hy.
Tâm tình của Khang Hy đối với Mao Đông Châu cực kỳ phức tạp. Phản ứng đầu tiên của Khang Hy là bà này đã hại chết mẹ đẻ của Khang Hy, làm cho phụ hoàng phải xuất gia, giam cầm thái hậu thật mấy năm, khiến Khang Hy từ nhỏ hóa thành người không cha không mẹ, tội ác của Mao Đông Châu thật tày trời. Phản ứng thứ hai là "Trong thâm cung, người thật sự tử tế với ta, e chỉ có người phụ nữ này và cái gã Tiểu Quế Tử giảo hoạt mà thôi". Nhưng phản ứng sâu xa hơn là trong đáy lòng lờ mờ cảm thấy "Nếu bà ta không hại chết Đổng Ngạc phi và Vinh Thân vương con trai của Đổng phi, thì phụ hoàng sủng ái Đổng phi như thế, ngôi báu nhất định sẽ truyền cho Vinh Thân vương. Ta chẳng những không được làm hoàng đế, mà còn lo tính mạng khó toàn. Như vậy, người phụ nữ này phải nói là có công với ta". (Xem Lộc đỉnh ký). Tả tâm lý như thế là rất hay.
Sau đó tác giả viết : "Mấy năm trước, Khang Hy còn nhỏ tuổi, chỉ cảm thấy đại hận lớn nhất trên thế gian là mất cha mất mẹ ; nhưng giờ đây khi chính Khang Hy nắm chính sự, mới hiểu thấm thía rằng nếu ngai vàng bị kẻ khác cướp mất, thì vạn sự thành số không, trong nội tâm Khang Hy đã thấy quyền lực đế vương quan trọng hơn lòng từ ái của cha mẹ". Tổng kết thế đương nhiên không sai, vấn đề là tiếp đó có câu này : "Chỉ có điều việc này không thể nói ra, ngay trong lòng cũng không được nghĩ thế, để tránh tội nghiệt thêm nặng". (Xem Lộc đỉnh ký).
Một câu này đủ xóa bỏ toàn bộ nội dung trước đó, làm cho Khang Hy trở thành một vị thánh. Thực tế, tác giả không chỉ dùng Vi Tiểu Bảo làm nền cho hình tượng Khang Hy, mà đáng sợ hơn, đem cả triều đình văn võ làm nền cho vị hoàng đế vĩ đại. Các nhân vật lịch sử trong sách như Sách Ngạch Đồ, Minh Châu ...chẳng những không có một chút thành tựu lịch sử nào đáng phải có, mà ngược lại, tất cả bọn họ chỉ toàn là một bọn tham công danh phú quí, giỏi tâng bốc nịnh bợ, vô tri vô dũng. Trong sách có một đoạn tả tâm lý của Khang Hy sau khi nghe Vi Tiểu Bảo nịnh hót "Triều đình không có đại tướng, tự ta là đại tướng rồi, câu này kể cũng đúng. Tám chữ “Tuy bại không loạn, bình tĩnh như không , trừ ta ra, chẳng có đại thần tướng soái nào trong triều làm được như thế cả". (Xem Lộc đỉnh ký).
Câu này nếu chỉ tả sự kiêu ngạo tự cho mình là đúng của một cô gia quả nhân thì rất hay, có điều là chúng ta thấy tình hình trong sách đúng như thế cả. Trong triều đình Khang Hy không có bất cứ nhân vật nào có được một phần trăm đức độ và tài trí như Khang Hy! Đáng sợ cũng chưa phải là bản thân việc thiết kế và miêu tả chuyện đó, mà là quan niệm giá trị và nếp nghĩ hình thành dưới thể chế truyền thống đằng sau chuyện đó. Ấy là mọi công lao của đại thần văn võ đều qui cho một mình hoàng đế, đều thể hiện sự sáng suốt vĩ đại của một cá nhân, đều chứng tỏ "thiên tử thánh minh"; ngược lại, mọi sai phạm của đại thần văn võ đều qui cho kẻ khác, không liên quan tới hoàng đế, do đó, hoàng đế vĩnh viễn là "thiên tử thánh minh"; "thiên tử thánh minh" là một “chân lý" bất di bất dịch. Càng tiêu biểu phải nói là lời Khang Hy nói với Vi Tiểu Bảo khi ca ngợi trước tác Minh di đãi phỏng lục của nhà tư tưởng Hoàng Tông Hy : "Sách ông ta viết, làm vua là một người hầu thiên hạ, chứ không phải thiên hạ hầu một người. Ý này rất đúng.
Sách lại viết, “thiên tử cho là đúng vị tất đã đúng, thiên tử bảo sai vị tất đã là sai”, câu này cũng đúng. Có ai không sai nào? Thiên tử cũng là người, không lẽ khi làm hoàng đế, thì làm gì cũng đúng, chẳng bao giờ sai hay sao? Rồi Khang Hy đọc to nguyên văn viết trong trước tác của Hoàng Tông Hy : "Cho rằng quyền lợi hại của thiên hạ đều do ta mà ra, ta gom hết cái lợi trong thiên hạ về cho mình, đẩy hết cái hại trong thiên hạ cho kẻ khác, ta đều làm được cả. Làm cho người trong thiên hạ không dám tự tư, không dám tư lợi. Lấy cái đại riêng tư của ta làm thành cái công của thiên hạ.Thoạt đầu còn ngượng, lâu dần quen đi, coi thiên hạ là sản nghiệp của mình mà truyền cho con cháu mình hưởng phúc mãi mãi". (Xem Lộc đỉnh ký). Những lời này rất có lý, giải thích cũng đúng, có điều là từ miệng hoàng đế Khang Hy nói ra, chẳng hóa ra làm đẹp mặt Khang Hy hay sao?
Thử nghĩ, một vị hoàng đế cho rằng "trừ ta ra, chẳng có đại thần tướng soái nào trong triều làm được như thế cả", làm sao lại đi tán thưởng câu "thiên tử cho là đúng, vị tất đã đúng, thiên tử bảo sai, vị tất đã là sai" được kia chứ? Khang Hy sẽ không đời nào thay đổi cục diện chính trị chuyên chế truyền thống "ta gom hết cái lợi trong thiên hạ về cho mình, đẩy hết cái hại trong thiên hạ cho kẻ khác", mà ngược lại, sẽ ra sức duy trì nó. Cứ theo cách miêu tả của Kim Dung tiên sinh, hoàng đế Khang Hy sáng suốt như thế, chắc sẽ xây dựng chế độ quân chủ lập hiến, dân chủ.
Sự thực hoàng đế Khang Hy không xây dựng, con cháu ông ta cũng đương nhiên không xây dựng, cho đến khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Xương hai trăm năm sau, cũng chưa xây dựng. Đáng chú ý là Kim Dung tiên sinh yêu quí hoàng đế Khang Hy như thế, cứ không tiếc gom công lao của thiên hạ về cho Khang Hy, đẩy cái hại trong thiên hạ cho người khác. Sở dĩ như vậy, tôi đoán rằng tác giả cũng như bao nhiêu người Trung Quốc trong đáy lòng vẫn cứ nuôi giấc mộng có một vị minh quân, cái giấc mộng làm họ trăn trở mấy ngàn năm nay rồi.
TIỂU HUYỀN TỬ
Lộ có nửa mặt
Lộ có nửa mặt
Không đọc Lộc đỉnh ký của Kim Dung, đương nhiên không thể biết "Tiểu Huyền Tử” chính là hoàng đế triều Thanh Huyền Diệp - Khang Hy. Ai đọc Lộc đỉnh ký, sẽ biết Huyền Diệp trong truyện, nói về việc, thì quá nửa là chuyện có thật về hoàng đế Khang Hy trong lịch sử; nói về người, thì một nửa là hình tượng nhân vật Tiểu Huyền Tử do tác giả hư cấu. Do đó, không nên đánh đồng làm một hình tượng nhân vật trong bộ tiểu thuyết với hoàng đế Khang Hy trong lịch sử. Cái việc "học tập lịch sử" trong tiểu thuyết có khi sai một ly, đi một dặm.
Điều đó rất đơn giản, giống như không thể coi bộ tiểu thuyết thông tục Tam quốc diễn nghĩa là trước tác lịch sử Tam quốc chí . Tiểu Huyền Tử là ngoại hiệu của Huyền Diệp, khi lần đầu tiên gặp Vi Tiểu Bảo, thấy Vi Tiểu Bảo có hóa danh "Tiểu Quế Tử", thì Huyền Diệp cũng lấy biệt danh Tiểu Huyền Tử cho tiện. Mọi chuyện kỳ diệu trong Lộc đỉnh ký bắt đầu từ đây.
I
Sự tích về hoàng đế Khang Hy Huyền Diệp, trong sử sách có rất nhiều. Nhưng tính cách cá nhân người đó thế nào, đặc điểm tâm lý ra sao, thì hoàn toàn không rõ, cần có công trình nghiên cứu riêng. Mà nói đến nghiên cứu tính cách, tâm lý, thì tiểu thuyết gia Kim Dung rất có sở trường, bởi vì ông không chỉ am hiểu nhân tình thế cố, mà còn có sự tưởng tượng kỳ diệu, giỏi đưa ra các "giả thiết táo bạo" đối với các nhân vật lịch sử. Từ nhân vật lịch sử Huyền Diệp đẻ ra chuyện Tiểu Huyền Tử là một ví dụ tiêu biểu. Vi Tiểu Bảo giả làm thái giám Tiểu Quế Tử, theo lệnh lão thái giám Hải Đại Phú đi đánh bạc, lúc trở về bị lạc đường, loanh quanh trong hoàng cung thế nào, lại đi nhầm vào phòng luyện công của vị tiểu hoàng đế. Vi Tiểu Bảo căn bản không biết đây là hoàng cung, gặp một gã thiếu niên trạc tuổi như mình, một là không hiểu, hai là không sợ, liền chơi trò vật nhau.
Không ngờ Tiểu Huyền Tử hứng chí lên, hẹn mỗi ngày hai đứa chưa gặp nhau thì chưa về. Lâu dần thành hai người bạn chí thân. Nghĩa là thái giám giả Tiểu Quế Tử và hoàng đế thật Tiểu Huyền Tử hóa thành đôi bạn chí thận, và đó là lý do căn bản khiến Vi Tiểu Bảo về sau trở thành người thân tín số một trong triều đình. Ở đây tác giả không chỉ đưa ra giả thiết táo bạo, mà có luận cứ hẳn hoi. Thứ nhất, hoàng thái tử đã được định sẵn là sẽ làm hoàng đế, nên ngay từ nhỏ việc nuôi dạy đã khác hẳn người thường. Nhất cử nhất động, mọi tiếng khóc cười đều bị mọi người nhìn thấy, để ý, quả thật không được tự do tùy tiện chút nào. Hoàng thái tử bị trói buộc còn hơn cả tù nhân. Hoàng thái tử chỉ cần nói năng, hành động hơi tùy tiện một chút, tức thì bị sư phụ khuyến cáo nhắc nhở, vì sợ làm cho hoàng thượng nổi giận; thái tử chỉ cần mặc thiếu một cái áo mỏng, cung nữ và thái giám có thể bị họa mất đầu như chơi, nếu vì thế mà hoàng thái tử bị sổ mũi nhức đầu.
Thứ hai, trẻ con thích đùa giỡn, đấy là thiên tính, hoàng đế hay kẻ ăn mày cũng thế cả. Con em bách tính ngày ngày tha hồ chơi đùa, vật lộn, cãi cọ nhau; còn hoàng thái tử trẻ tuổi thì làm sao có được "cơ may" đó? Thứ ba, tác giả đưa ra một suy đoán lý thú, để các nhà sử học, tâm lý học, giáo dục học và xã hội học tham khảo : "Một cá nhân từ bé đến lúc trưởng thành, suốt ngày đêm cứ bị giám quản nghiêm ngặt, thật là mất hết lạc thú cuộc sống. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều triều đại có hôn quân bạo chúa, là từ ngày hoàng đế được tự do hành động, thì lập tức phát tiết nỗi buồn bực uất kết nhiều năm trong lòng, khiến người ta không hiểu nổi, phần lớn cũng chẳng qua là phát tiết quá mức mà thôi". (Xem Lộc đỉnh ký).
Cụ thể nói về Tiểu Huyền Tử, từ bảy tám tuổi đã bắt đầu làm hoàng đế, một cậu bé phải đóng vai người lớn, muốn đùa, nhưng biết tìm ai? Nhất là cái khoản đánh vật, trong hoàng cung chẳng thiếu gì cung nữ, thái giám, thị vệ, thử hỏi có ai dám vật nhau thật sự với vị hoàng đế nhỏ tuổi? Nếu buộc phải làm theo lệnh, cũng vừa làm vừa run rẩy, không thật, thế thì còn gì lý thú nữa? Chỉ có cái gã Vi Tiểu Bảo từ trên trời rơi xuống, đã không hiểu gì qui củ trong hoàng cung, lại tính tình hoạt bát hay đùa, thì mới dám đánh vật cật lực với Tiểu Huyền Từ mà thôi. Bởi vậy, "chỉ khi có Vi Tiểu Bảo ở bên cạnh, hoàng đế Tiểu Huyền Tử mới không bị trói buộc, vứt bỏ cái vai hoàng đế, tha hồ đánh vật, thật là cái lạc thú bình sinh chưa từng có; dạo này trong lúc nằm mơ Tiểu Huyền Tử cũng có lúc chơi trò đánh vật với Vi Tiểu Bảo". (Xem Lộc đỉnh ký).
Thành thử lúc đánh vật là thời gian thuộc loại cơ hội hiếm có đối với Tiểu Huyền Tử và cũng cảm thấy thú vị hơn hẳn Vi Tiểu Bảo. Tiểu Huyền Tử hết sức trân trọng tình bạn này. Sau này, cuối cùng Vi Tiểu Bảo biết Tiểu Huyền Tử là hoàng đế, gã từng sợ vã mồ hôi lạnh, nhưng vì Tiểu Huyền Tử và Tiểu Quế Tử đã thành "đôi bạn thân", dĩ nhiên hai đứa vẫn tiếp tục đùa giỡn với nhau. Đối với hoàng đế Tiểu Huyền Tử, tình bạn này là hiếm có, nên không chỉ được duy trì, mà còn được củng cố sâu thêm. Vi Tiểu Bảo nhanh chóng trở thành người thân tín số một trong triều đình mà ai cũng biết. Đương nhiên, càng lớn tuổi, quan hệ giữa Vi Tiểu Bảo với hoàng đế Tiểu Huyền Tử càng phức tạp hơn.
Giao tình hồi còn đánh vật nhau chỉ là nền tảng quan trọng, chứ sự tiếp tục phát triển và thay đổi dĩ nhiên còn do các nguyên nhân khác. Tổng kết lại, có ba điểm dưới đây. Thứ nhất, Vi Tiểu Bảo không chỉ biết đánh vật, mà còn giỏi xã giao, biết nghe giọng nói, nhìn sắc mặt mà lựa lời chiều ý, càng giỏi a dua nịnh bợ. Có gã ở bên cạnh, hoàng đế Tiểu Huyền Tử thường là rất vui Chẳng hạn khi gã phát hiện hoàng đế Tiểu Huyền Tử không thật mặn mà với "giao tình" giữa hai người, càng không muốn người ngoài hay biết, thì Vi Tiểu Bảo bèn chủ động xuống cấp, bái hoàng đế Tiểu Huyền Tử làm thày. Bái sư không phải để học cái gì, mà chỉ cốt để củng cố quan hệ thêm vững chắc. Thứ hai, Vi Tiểu Bảo lập được không ít công trạng, có thể nói gã là phó tướng của hoàng đế Tiểu Huyền Tử. Nói về việc Vi Tiểu Bảo lập được không ít công trạng, có phần tác giả phải hư cấu, song phần khác cũng rất có lý.
Bởi nguyên nhân cơ bản nhất, Vi Tiểu Bảo là người thân tín số một của hoàng đế Khang Hy, văn võ trong triều ai mà chẳng biết. Có "vương bài" trong tay, Vi Tiểu Bảo vô hình trung làm bất cứ việc gì cũng thuận lợi. Hoàng đế Tiểu Huyền Tử tuy được tiếng sáng suốt, nhưng vị tất hiểu ra điều đó. Tiểu Huyền Tử cho rằng Vi Tiểu Bảo chẳng có quyền thế gì so với mình, mà có thể đi khắp thiên hạ chỗ nào cũng lọt, thế thì mình cũng có thể xuất cung công cán, há chẳng phải là làm chơi ăn thật hay sao? Nghĩa là hoàng đế Tiểu Huyền Tử coi Vi Tiểu Bảo như người thay mình, có thể trong trí tưởng tượng thỏa mãn ham muốn và thói hư vinh tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thứ ba, giữa hoàng đế Tiểu Huyền Tử và Vi Tiểu Bảo cuối cùng có bao nhiêu chân tình? Điều này khó nói. Một mặt, Tiểu Huyền Tử là cô gia quả nhân, tuy bảo là nhất hô bách ứng, song cũng không thể nào có bạn tri kỷ.
Cho nên Vi Tiểu Bảo đối với hoàng đế là người rất quí. Vì thế, khi Vi Tiểu Bảo trốn khỏi kinh thành, hoàng đế Tiểu Huyền Tử nhớ gã vô cùng, không chỉ sai người đi tìm gã, mà còn viết thư theo : "Tiểu Quế Tử, mẹ nó chứ, ngươi đi đâu vậy hả? Ta nhớ ngươi vô cùng, ngươi là gã thối tha vô tình vô nghĩa, quên mất lão tử rồi sao?" "Ta sắp cưới vợ, ngươi không đến uống rượu mừng, lão tử sẽ rất buồn đó". (Xem Lộc đỉnh ký). Mấy lời này phải nói là chân tình, chứng tỏ quan hệ giữa hai người khá thân mật, bình đẳng, song không thật vững chắc. Mấy điều vừa nói cũng làm cho hình tượng Tiểu Huyền Tử đầy tính người. Nói quan hệ giữa hoàng đế Tiểu Huyền Tử với Vi Tiểu Bảo không thật vững chắc, đó là sự thể nghiệm thiết thân của Vi Tiểu Bảo. Hai người kết bạn không lâu, thì Vi Tiểu Bảo phát hiện vị tiểu hoàng đế càng lớn tuổi thêm chút nào, uy quyền càng cao thêm chừng ấy, thái độ cũng ngày càng nghiêm trang hơn, khiến Vi Tiểu Bảo cảm thấy ngày càng lo sợ hơn. Lý do rất đơn giản, vì Tiểu Huyền Tử là hoàng đế, hơn nữa là một vị hoàng đế tài giỏi.
Mà hoàng đế càng tài giỏi thì càng đáng sợ. Nói hoàng đế đáng sợ, vì hoàng đế có địa vị đặc biệt, hoàng đế không chỉ có quyền lực tối cao, tuyệt đối mà còn có nếp nghĩ và quan niệm giá trị đặc biệt riêng. Càng đáng sợ hơn là hoàng đế có tâm lý cá nhân cực kỳ khác biệt, gọi là cái uy khó lường của bậc quân vương. Khang Hy trưởng thành đã không còn là Tiểu Huyền Tử, đương nhiên cũng không thể đùa giỡn như xưa. Về điểm này, Vi Tiểu Bảo thấm thía hơn cả : gã giữ chức hương chủ trong Thiên Địa hội, cứ tưởng là quỉ thần không hay biết, ai ngờ hoàng đế Tiểu Huyền Tử biết rõ việc đó như trong lòng bàn tay : hoàng đế đã sớm sai người lọt vào nội bộ bang hội bí mật này. Thế rồi bố trí mấy lớp pháo đội xung quanh phủ bá tước của Vi Tiểu Bảo, tóm được đủ cả người lẫn tang vật tiêu diệt toàn bộ đầu não của Thiên Địa hội.
Cuối cùng, thâm độc nhất, còn phân bố thánh chỉ nói Vi Tiểu Bảo đã "bắt được và chém đầu bọn thủ lĩnh phản nghịch Trần Cận Nam, Phong Tế Trung..." không chỉ xác định bọn tay sai đã chết là loạn đảng, mà quan trọng hơn, là gán cho Vi Tiểu Bảo cái tội sát sư, làm cho gã bị thiên hạ phỉ nhổ, từ nay không thể nào bước chân vào giang hồ được nữa. Vi Tiểu Bảo nói với hoàng đế Khang Hy, rằng gã dầu có bảy mươi hai phép biến hóa như Tề Thiên Đại Thánh, cũng không thoát khỏi lòng bàn tay Phật Như Lai của Khang Hy; câu này không đơn thuần nịnh bợ, mà quả là có thâm ý. Đương nhiên, con khỉ Vi Tiểu Bảo ấy cuối cùng vẫn mang theo bảy phu nhân của gã chạy trốn mất tiêu. Cuộc chạy trốn của Vi Tiểu Bảo là bằng chứng về chuyện "không dễ đùa giỡn" với Khang Hy.
II
Hình tượng Khang Hy trong Lộc đỉnh ký có điểm rất mới, chỉ tiếc yếu tố nghệ thuật mới mẻ ấy lộ ra có một nửa, từ Tiểu Huyền Tứ đến đại hoàng đế, bút pháp của tác giả lại đi quay về con đường truyền thống miêu tả minh quân. Một số độc giả và nhà bình luận rất có phản cảm với lối miêu tả hình tượng nhân vật này là có lý của họ, nói nôm na thì hình tượng Khang Hy đã bị mỹ hóa. Bình tâm mà xét, Khang Hy đúng là một trong những vị hoàng đế tốt nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Theo tư duy của tác giả, so với các vị hoàng đế người Hán của nhà Minh, thành tựu của Khang Hy càng nổi bật hơn hẳn.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung tiên sinh từ lập trường Hán tộc hẹp hòi chuyển biến lên chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, coi trọng các dân tộc thiểu số trong dân tộc Trung Hoa như nhau, đương nhiên là quan điểm tiến bộ, nhưng vấn đề là tác giả miêu tả hình tượng "vị hoàng đế” Khang Hy quá ưu việt, lại thành ra dở. Trong Lộc đỉnh ký, tác giả tả Khang Hy có đủ thành tựu văn trị võ công, mọi đặc trưng trí tuệ phẩm hạnh, không chỉ là minh quân, mà còn là một ông vua nhân đức. Còn đối với một số phương diện khác, tác giả hầu như không đả động tới, điều đó đương nhiên có thể nói là hạn chế nổi bật của loại hình tiểu thuyết võ hiệp truyền kỳ. Nhưng chính Kim Dung tiên sinh đã viết trong lời bạt cuối sách Lộc đỉnh ký : "Nhân vật trong tiểu thuyết nếu thập phần hoàn mỹ, thì khó tránh sự thiếu chân thực.
Tiểu thuyết phản ánh xã hội, hiện thực xã hội không có người nào tuyệt đối hoàn mỹ". Tác giả trong bộ sách này đã tả một điển hình không hoàn mỹ là Vi Tiểu Bảo, lại đồng thời tả một điển hình gần như hoàn mỹ là Khang Hy. Ở một ý nghĩa nào đó, tác giả vô tình hay hữu ý dùng hình tượng tên vô lại trâng tráo Vi Tiểu Bảo làm nền cho hình tượng Khang Hy anh minh. Một ví dụ đầy ẩn ý trong sách là việc hư cấu một thái hậu giả Mao Đông Châu - mọi chuyện về bà này đương nhiên đều do tác giả hư cấu nên. Mao Đông Châu "nằm vùng" trong hoàng cung nhiều năm, sau Vi Tiểu Bảo bắt được, giao cho Khang Hy.
Tâm tình của Khang Hy đối với Mao Đông Châu cực kỳ phức tạp. Phản ứng đầu tiên của Khang Hy là bà này đã hại chết mẹ đẻ của Khang Hy, làm cho phụ hoàng phải xuất gia, giam cầm thái hậu thật mấy năm, khiến Khang Hy từ nhỏ hóa thành người không cha không mẹ, tội ác của Mao Đông Châu thật tày trời. Phản ứng thứ hai là "Trong thâm cung, người thật sự tử tế với ta, e chỉ có người phụ nữ này và cái gã Tiểu Quế Tử giảo hoạt mà thôi". Nhưng phản ứng sâu xa hơn là trong đáy lòng lờ mờ cảm thấy "Nếu bà ta không hại chết Đổng Ngạc phi và Vinh Thân vương con trai của Đổng phi, thì phụ hoàng sủng ái Đổng phi như thế, ngôi báu nhất định sẽ truyền cho Vinh Thân vương. Ta chẳng những không được làm hoàng đế, mà còn lo tính mạng khó toàn. Như vậy, người phụ nữ này phải nói là có công với ta". (Xem Lộc đỉnh ký). Tả tâm lý như thế là rất hay.
Sau đó tác giả viết : "Mấy năm trước, Khang Hy còn nhỏ tuổi, chỉ cảm thấy đại hận lớn nhất trên thế gian là mất cha mất mẹ ; nhưng giờ đây khi chính Khang Hy nắm chính sự, mới hiểu thấm thía rằng nếu ngai vàng bị kẻ khác cướp mất, thì vạn sự thành số không, trong nội tâm Khang Hy đã thấy quyền lực đế vương quan trọng hơn lòng từ ái của cha mẹ". Tổng kết thế đương nhiên không sai, vấn đề là tiếp đó có câu này : "Chỉ có điều việc này không thể nói ra, ngay trong lòng cũng không được nghĩ thế, để tránh tội nghiệt thêm nặng". (Xem Lộc đỉnh ký).
Một câu này đủ xóa bỏ toàn bộ nội dung trước đó, làm cho Khang Hy trở thành một vị thánh. Thực tế, tác giả không chỉ dùng Vi Tiểu Bảo làm nền cho hình tượng Khang Hy, mà đáng sợ hơn, đem cả triều đình văn võ làm nền cho vị hoàng đế vĩ đại. Các nhân vật lịch sử trong sách như Sách Ngạch Đồ, Minh Châu ...chẳng những không có một chút thành tựu lịch sử nào đáng phải có, mà ngược lại, tất cả bọn họ chỉ toàn là một bọn tham công danh phú quí, giỏi tâng bốc nịnh bợ, vô tri vô dũng. Trong sách có một đoạn tả tâm lý của Khang Hy sau khi nghe Vi Tiểu Bảo nịnh hót "Triều đình không có đại tướng, tự ta là đại tướng rồi, câu này kể cũng đúng. Tám chữ “Tuy bại không loạn, bình tĩnh như không , trừ ta ra, chẳng có đại thần tướng soái nào trong triều làm được như thế cả". (Xem Lộc đỉnh ký).
Câu này nếu chỉ tả sự kiêu ngạo tự cho mình là đúng của một cô gia quả nhân thì rất hay, có điều là chúng ta thấy tình hình trong sách đúng như thế cả. Trong triều đình Khang Hy không có bất cứ nhân vật nào có được một phần trăm đức độ và tài trí như Khang Hy! Đáng sợ cũng chưa phải là bản thân việc thiết kế và miêu tả chuyện đó, mà là quan niệm giá trị và nếp nghĩ hình thành dưới thể chế truyền thống đằng sau chuyện đó. Ấy là mọi công lao của đại thần văn võ đều qui cho một mình hoàng đế, đều thể hiện sự sáng suốt vĩ đại của một cá nhân, đều chứng tỏ "thiên tử thánh minh"; ngược lại, mọi sai phạm của đại thần văn võ đều qui cho kẻ khác, không liên quan tới hoàng đế, do đó, hoàng đế vĩnh viễn là "thiên tử thánh minh"; "thiên tử thánh minh" là một “chân lý" bất di bất dịch. Càng tiêu biểu phải nói là lời Khang Hy nói với Vi Tiểu Bảo khi ca ngợi trước tác Minh di đãi phỏng lục của nhà tư tưởng Hoàng Tông Hy : "Sách ông ta viết, làm vua là một người hầu thiên hạ, chứ không phải thiên hạ hầu một người. Ý này rất đúng.
Sách lại viết, “thiên tử cho là đúng vị tất đã đúng, thiên tử bảo sai vị tất đã là sai”, câu này cũng đúng. Có ai không sai nào? Thiên tử cũng là người, không lẽ khi làm hoàng đế, thì làm gì cũng đúng, chẳng bao giờ sai hay sao? Rồi Khang Hy đọc to nguyên văn viết trong trước tác của Hoàng Tông Hy : "Cho rằng quyền lợi hại của thiên hạ đều do ta mà ra, ta gom hết cái lợi trong thiên hạ về cho mình, đẩy hết cái hại trong thiên hạ cho kẻ khác, ta đều làm được cả. Làm cho người trong thiên hạ không dám tự tư, không dám tư lợi. Lấy cái đại riêng tư của ta làm thành cái công của thiên hạ.Thoạt đầu còn ngượng, lâu dần quen đi, coi thiên hạ là sản nghiệp của mình mà truyền cho con cháu mình hưởng phúc mãi mãi". (Xem Lộc đỉnh ký). Những lời này rất có lý, giải thích cũng đúng, có điều là từ miệng hoàng đế Khang Hy nói ra, chẳng hóa ra làm đẹp mặt Khang Hy hay sao?
Thử nghĩ, một vị hoàng đế cho rằng "trừ ta ra, chẳng có đại thần tướng soái nào trong triều làm được như thế cả", làm sao lại đi tán thưởng câu "thiên tử cho là đúng, vị tất đã đúng, thiên tử bảo sai, vị tất đã là sai" được kia chứ? Khang Hy sẽ không đời nào thay đổi cục diện chính trị chuyên chế truyền thống "ta gom hết cái lợi trong thiên hạ về cho mình, đẩy hết cái hại trong thiên hạ cho kẻ khác", mà ngược lại, sẽ ra sức duy trì nó. Cứ theo cách miêu tả của Kim Dung tiên sinh, hoàng đế Khang Hy sáng suốt như thế, chắc sẽ xây dựng chế độ quân chủ lập hiến, dân chủ.
Sự thực hoàng đế Khang Hy không xây dựng, con cháu ông ta cũng đương nhiên không xây dựng, cho đến khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Xương hai trăm năm sau, cũng chưa xây dựng. Đáng chú ý là Kim Dung tiên sinh yêu quí hoàng đế Khang Hy như thế, cứ không tiếc gom công lao của thiên hạ về cho Khang Hy, đẩy cái hại trong thiên hạ cho người khác. Sở dĩ như vậy, tôi đoán rằng tác giả cũng như bao nhiêu người Trung Quốc trong đáy lòng vẫn cứ nuôi giấc mộng có một vị minh quân, cái giấc mộng làm họ trăn trở mấy ngàn năm nay rồi.
Nhận xét
Đăng nhận xét