BÍCH CÂU KỲ NGỘ [6-kết] THÀNH TIÊN VỀ TRỜI
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
6.
THÀNH TIÊN VỀ TRỜI
Kiều lại bảo: Chồng ơi, luyện phép
Kiều lại bảo: Chồng ơi, luyện phép
Tu tiên cùng độn giáp, bói
xăm.
Uyên chịu lời, học rất
chăm
Chẳng bao lâu đã thẳng tăm
tắp nghề.
Giữa loan phòng yên bề hoa
chúc
Cõi thanh bình hạnh phúc
tràn dâng
Nâng khăn sửa túi ân cần
Vợ chồng tương kính, vọng
ngân nga hò.
Rồi một hôm dặn dò con trẻ
Ở dương trần, bố mẹ về
tiên
Cùng nhau cưỡi hạc thăng
miền
Dệt nên tình sử giữa miên
man đời.
……….
Nay đọc lại duyên ngời Tiên-Tục
Nay đọc lại duyên ngời Tiên-Tục
Thấy Uyên-Kiều chuyện cực
kỳ hay
Vần thơ thêm thắt tỏ bày
Vần thơ thêm thắt tỏ bày
Những mong khuây khỏa một
vài phút giây…
HANSY
---------
Chú thích:
BÍCH CÂU KỲ NGỘ (碧溝奇遇, Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ngòi biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
BÍCH CÂU KỲ NGỘ là câu chuyện ly kỳ thần bí xảy ra ở trên đất Thăng Long (Hà Nội bây giờ). Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn có một tòa nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa. Ngoài ra, còn nhiều sự tích trong truyện, nào là sông Tô Lịch, chùa Bà Ngô (ở phố Sinh Từ, tức chùa Ngọc Hồ ở trong truyện), đền Bạch Mã (nay ở phố Hàng Buồm), gò Kim Quy (Tháp Rùa), Cầu Đông (nay ở phố Hàng Đường), đình Quảng Văn (vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay), v.v...Tên các di tích ấy, theo học giả Trần Văn Giáp, đã đủ chứng thực tính dân tộc của truyện.
---------
Chú thích:
BÍCH CÂU KỲ NGỘ (碧溝奇遇, Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ngòi biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
BÍCH CÂU KỲ NGỘ là câu chuyện ly kỳ thần bí xảy ra ở trên đất Thăng Long (Hà Nội bây giờ). Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn có một tòa nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa. Ngoài ra, còn nhiều sự tích trong truyện, nào là sông Tô Lịch, chùa Bà Ngô (ở phố Sinh Từ, tức chùa Ngọc Hồ ở trong truyện), đền Bạch Mã (nay ở phố Hàng Buồm), gò Kim Quy (Tháp Rùa), Cầu Đông (nay ở phố Hàng Đường), đình Quảng Văn (vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay), v.v...Tên các di tích ấy, theo học giả Trần Văn Giáp, đã đủ chứng thực tính dân tộc của truyện.
Nhận xét
Đăng nhận xét