BÍCH CÂU KỲ NGỘ [2] MÊ NGƯỜI TRONG TRANH
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
2.
MÊ NGƯỜI TRONG TRANH
MÊ NGƯỜI TRONG TRANH
Chàng mua lấy, thư phòng
treo giữa
Mỗi lần ăn bát đũa mời cơm
Chuyện trò rôm rả thảo
thơm
Làm cho ngọc nữ cũng rơm
rớm tình.
Có một buổi chợt sinh về
muộn
Thấy cơm canh đĩa muỗng
ngon lành
Lạ lùng đảo mắt nhìn quanh
Vừa ăn vừa nghĩ chẳng manh
mối nào.
Uyên tựu kế, buổi sau giả
bộ
Đi đến trường, ngược gió
quay về
Núp rình bên ngọn tiểu khê
Từ tranh hiện thật, khiến
mê mải nhìn…
Hương ngọc nữ ngát xinh lả
lướt
Dọn dẹp nhà, tha thướt vào
ra
Cơm canh, chén bát, rượu
trà…
Ôi chao gọn ghẽ, thầm ca
ngợi lòng.
HANSY
VƯỜN THƠ TAO NGỘ
2. LY BIỆT
Đời đang lặng dập dồn nghiêng ngửa
Khiến lòng đau chan chứa từng cơn
Từ ly dạ buốt tâm hờn
Vì yêu thương vẫn sắt son lửa tình
Muốn được gặp người xinh đã muộn
Buổi hoàng hôn nắng nhuộm an lành
Chim về tổ ấm chao quanh
Cô đơn dõi mắt mình anh thuở nào
Để nước mắt tuôn trào lệ nhỏ
Gửi lời thương theo gió bay về
Nàng ơi giấc mộng phu thê
Muôn đời vẫn nguyện đê mê ánh nhìn...
Đã biết lỗi thì xin cất bước
Giữ lời thề sau trước lòng ta
Đi tìm giữa vạn phong ba
Bóng chim tăm cá đường xa bận lòng?
Minh Hien
------------------------------------------------------------------
Chú thích:
BÍCH CÂU KỲ NGỘ (碧溝奇遇, Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ngòi biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
BÍCH CÂU KỲ NGỘ là câu chuyện ly kỳ thần bí xảy ra ở trên đất Thăng Long (Hà Nội bây giờ). Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn có một tòa nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa. Ngoài ra, còn nhiều sự tích trong truyện, nào là sông Tô Lịch, chùa Bà Ngô (ở phố Sinh Từ, tức chùa Ngọc Hồ ở trong truyện), đền Bạch Mã (nay ở phố Hàng Buồm), gò Kim Quy (Tháp Rùa), Cầu Đông (nay ở phố Hàng Đường), đình Quảng Văn (vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay), v.v...Tên các di tích ấy, theo học giả Trần Văn Giáp, đã đủ chứng thực tính dân tộc của truyện.
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch_C%C3%A2u_k%E1%BB%B3_ng%E1%BB%99
VƯỜN THƠ TAO NGỘ
2. LY BIỆT
Đời đang lặng dập dồn nghiêng ngửa
Khiến lòng đau chan chứa từng cơn
Từ ly dạ buốt tâm hờn
Vì yêu thương vẫn sắt son lửa tình
Muốn được gặp người xinh đã muộn
Buổi hoàng hôn nắng nhuộm an lành
Chim về tổ ấm chao quanh
Cô đơn dõi mắt mình anh thuở nào
Để nước mắt tuôn trào lệ nhỏ
Gửi lời thương theo gió bay về
Nàng ơi giấc mộng phu thê
Muôn đời vẫn nguyện đê mê ánh nhìn...
Đã biết lỗi thì xin cất bước
Giữ lời thề sau trước lòng ta
Đi tìm giữa vạn phong ba
Bóng chim tăm cá đường xa bận lòng?
Minh Hien
Chú thích:
BÍCH CÂU KỲ NGỘ (碧溝奇遇, Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ngòi biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
BÍCH CÂU KỲ NGỘ là câu chuyện ly kỳ thần bí xảy ra ở trên đất Thăng Long (Hà Nội bây giờ). Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn có một tòa nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa. Ngoài ra, còn nhiều sự tích trong truyện, nào là sông Tô Lịch, chùa Bà Ngô (ở phố Sinh Từ, tức chùa Ngọc Hồ ở trong truyện), đền Bạch Mã (nay ở phố Hàng Buồm), gò Kim Quy (Tháp Rùa), Cầu Đông (nay ở phố Hàng Đường), đình Quảng Văn (vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay), v.v...Tên các di tích ấy, theo học giả Trần Văn Giáp, đã đủ chứng thực tính dân tộc của truyện.
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch_C%C3%A2u_k%E1%BB%B3_ng%E1%BB%99
Nhận xét
Đăng nhận xét