BÍCH CÂU KỲ NGỘ [3] TOẠI ƯỚC THÀNH HÔN
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
3.
TOẠI ƯỚC THÀNH DUYÊN
Quan sát kỹ, nhan hồng mến mộ
TOẠI ƯỚC THÀNH DUYÊN
Quan sát kỹ, nhan hồng mến mộ
Sinh tuông vào bá cổ mỹ
nhân
Thuận đà xé toạc bức tranh
Không cho nàng ấy tìm manh
mối vào.
Hết chỗ trú, thấp cao thỏ
thẻ:
Thiếp vốn xưa tiên trẻ
Giáng Kiều
Lỡ rơi bình ngọc Linh Tiêu
Trời đày xuống thế khiến
liêu phiêu đời.
Nay cảm xúc đầy vơi tình
tự
Xin kết thề nghĩa cử nồng
si
Tào khang gừng muối kiên
trì
Quyết không thay đổi, mãi
ghi nhớ hoài.
Uyên cũng hứa chẳng phai
ước thệ
Dẫu giông đời dâu bể xuống
lên
Vẫn luôn bến kết chung
thuyền
Ngàn năm vàng đá, rạng
uyên ương tình.
HANSY
Chú thích:
BÍCH CÂU KỲ NGỘ (碧溝奇遇, Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ngòi biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
BÍCH CÂU KỲ NGỘ là câu chuyện ly kỳ thần bí xảy ra ở trên đất Thăng Long (Hà Nội bây giờ). Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn có một tòa nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa. Ngoài ra, còn nhiều sự tích trong truyện, nào là sông Tô Lịch, chùa Bà Ngô (ở phố Sinh Từ, tức chùa Ngọc Hồ ở trong truyện), đền Bạch Mã (nay ở phố Hàng Buồm), gò Kim Quy (Tháp Rùa), Cầu Đông (nay ở phố Hàng Đường), đình Quảng Văn (vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay), v.v...Tên các di tích ấy, theo học giả Trần Văn Giáp, đã đủ chứng thực tính dân tộc của truyện.
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch_C%C3%A2u_k%E1%BB%B3_ng%E1%BB%99
Chú thích:
BÍCH CÂU KỲ NGỘ (碧溝奇遇, Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ngòi biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
BÍCH CÂU KỲ NGỘ là câu chuyện ly kỳ thần bí xảy ra ở trên đất Thăng Long (Hà Nội bây giờ). Hiện nay, ở phố Cát Linh gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn có một tòa nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa. Ngoài ra, còn nhiều sự tích trong truyện, nào là sông Tô Lịch, chùa Bà Ngô (ở phố Sinh Từ, tức chùa Ngọc Hồ ở trong truyện), đền Bạch Mã (nay ở phố Hàng Buồm), gò Kim Quy (Tháp Rùa), Cầu Đông (nay ở phố Hàng Đường), đình Quảng Văn (vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội ngày nay), v.v...Tên các di tích ấy, theo học giả Trần Văn Giáp, đã đủ chứng thực tính dân tộc của truyện.
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch_C%C3%A2u_k%E1%BB%B3_ng%E1%BB%99
Nhận xét
Đăng nhận xét