SẠN TRONG CUỐN GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 2 - TẬP 1


 SẠN TRONG CUỐN GIÁO KHOA 
TIẾNG VIỆT 2 - TẬP 1
                                                                              
        Cuốn sách mà tôi đề cập là cuốn:TIẾNG VIỆT LỚP 2 TẬP MỘT của NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM do NGUYỄN MINH THUYẾT(chủ biên),TRẦN MẠNH HƯỞNG,LÊ PHƯƠNG NGA,TRẦN HOÀNG TUÝ biên soạn,tái bản lần thứ 15,nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2018.       

     Nay(2018), tôi cũng đã gần 80 tuổi,không ở gần con cháu nên chẳng biết việc học hành,sách vở của các cháu nhỏ hiện như thế nào.Một ngày vào tháng 6 năm2018,tôi vào ăn sáng ở một tiệm bún gần nhà.Tình cờ ,tôi gặp bà bán bún đang dạy kèm tiếng Việt cho đứa cháu nội bằng cuốn giáo khoa Tiếng Việt vừa nêu.Mở sách và đọc lướt qua,tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy sách này lại tồn tại những sai lầm không ai ngờ là có.Những từ tiếng Việt hết sức tầm thường cũng giải nghĩa sai.Có nội dung hết sức nhảm nhí ,chẳng chứa đựng một chút giáo dục nào.Có vài nội dung đầu thì ở  bài thứ nhất mà đuôi thì ở bài tiếp theo cách nhau đến gần chục trang sách.Điều này gây cho các học sinh trí óc còn non nớt khó liên kết 2 bài đễ có thể hiểu được một nội dung trọn vẹn.

 Sau đây là một số hạt sạn( hoặc là sai lầm hoặc không hoàn chỉnh) mà tôi bắt gặp.
Những giải nghĩa sai lầm hoặc chưa hoàn chỉnh:

     - Ước mong( trang 10):Muốn một điều gì tốt đẹp.
        Nên là:Muốn những gì chưa có hoặc chưa đủ.
     - Lang thang( trang 29):Đi hết chỗ này đến chỗ khác không dừng ở nơi nào.
        Nên là: Đi đây đi đó không vì một mục đích nào.
     -Tết( trang 32): Đan,kết nhiều sợi thành dải .
       Nên là: Đan,kết nhiều sợi thành dải( nghĩa trong bài).Nên có thêm nghĩa khác:Là dịp cộng đồng thường nghỉ làm việc,sum họp gia đình,thờ cúng ông bà,thần thánh,đễ đón mừng năm mới hay một phong tục tập quán được tổ chức hàng năm do tổ tiên xa xưa của họ lưu truyền lại.

     - Váng( trang34):( nói,hét,kêu) rất to,đến chói tai.
        Nên là: Tiếng vang rất to,gây khó chịu( nghĩa trong bài). Nên thêm nghĩa khác: Lớp đọng trên bề mặt một chất lỏng.
     - Trung Hoa( trang 71): Trung Quốc.
         Nên là: Tên một nước.
      - Bưu thiếp( trang 81): Tấm giấy cứng khổ nhỏ dùng đễ viết thư ngắn,báo tin,chúc mừng,thăm hỏi gởi qua đường bưu điện.
         Nên là: Mảnh giấy dày hay bìa cứng hình chữ nhật,một mặt có in sẵn hình ảnh,mặt kia đễ ghi địa chỉ, thông điệp ngắn(tin nhắn,chúc mừng,chào hỏi...) Bưu thiếp được gởi qua bưu điện mà không có bì thư.

      - Đậm đà( trang 90): Có vị ngọt đậm.
         Nên là: Có vị đậm và ngon.
      - Vệ sinh cá nhân( trang 133): Đánh răng,rửa mặt,rửa chân tay....
         Nên là: Những cách đễ giữ gìn sức khỏe ,phòng bệnh,làm sạch cơ thể.
      - Đánh tráo( trang 138): Lấy trộm vật tốt,thay nó bằng vật xấu.
         Nên là: Lén đổi sự việc hay đồ vật này bằng sự việc hay đồ vật khác.
 Những cái cần sửa đổi khác.

          -Nội dung vô bổ,nhảm nhí,chẳng mang một chút ý nghĩa giáo dục nào cần loại bỏ.Trong bài Mít làm thơ( trang 36-37), có 2 câu thơ:
           Nhanh Nhảu đói thật tội
           Nuốt chừng bàn là nguội.
       Dù đễ đùa vui, giải trí nhưng cũng phải là những sự việc có thể chấp nhận được.Trẻ em là chúa hay thắc mắc.Nếu chúng hỏi chiếc bàn là to vậy,làm sao cho vào miệng đễ nuốt chửng.Thầy cô phải trả lời thế nào cho phải.Hoạ chăng miệng bạn Nhanh Nhảu là miệng loài trăn.

        -Chọn hình ảnh sai hoàn toàn:Những hình ảnh gọi là bưu thiếp( trang 80-81) thì không ảnh nào là bưu thiếp cả( xem các ảnh đính kèm ở cuối bài).Trang 80,ảnh trên là một thiệp mừng năm mới, dưới là thiếp trả lời bưu thiệp chúc tết.Trang 81 là ảnh của một bì thư có dán tem.

       -Chia một nội dung ra làm hai,làm học sinh lớp2( trí óc còn non nớt) khó khăn trong việc liên kết đễ  hiểu toàn nội dung." Mít làm thơ" được chia vào 2 bài cách nhau đến 17-18 trang là quá xa.Nên chọn những nội dung ngắn gọn( mỗi nội dung gói trọn trong một bài).

       -Các bài văn không rõ là của ai.Các bài văn nước ngoài khi thì theo tác giả X.(Y.   dịch) khi thì phỏng theo tác giả X.(Y.dịch) Các bài văn trong nước khi thì ghi rõ tên tác giả X.,khi thì theo theo tác giả X.,khi thì chẳng ghi tên ai cả.

       Xin nêu vài ví dụ cụ thể:
        Phần thưởng( trang 13-14 ), phỏng theo Blai-Tơn( Lương Hưng dịch).
        Làm việc thực là vui( trang16), theo Tô Hoài.
        Mít làm thơ( trang 18-19), theo Nô- Xốp( Vũ Ngọc Bình dịch).
        Mua kính(trang53), theo Quốc văn giáo khoa thư.
        Điện thoại ( trang98-99), không có tên ai cả.v.v.

     -Phỏng theo Blai-Tơn(Lương Hưng dịch )có nghĩa Lương Hưng dựa vào bài văn của Blai-Tơn mà viết ra bài này.Còn nếu Lương Hưng dịch,có nghĩa Lương Hưng chuyển nguyên bài văn này ra tiếng Việt.Vậy bài này Lương Hưng dịch hay phỏng theo tác phẩm của Blai-Tơn?

     - Theo Tô Hoài ,có nghĩa bài văn này ý là của Tô Hoài,còn văn là của người. khác . Nhưng người khác là ai?Không thấy ghi tên.

      - Có bài văn không ghi tên người nào.

       Theo tôi,tác phẩm văn chương,thi ca được chọn đưa vào sách giáo khoa đễ dạy nói,hiểu tiếng mẹ đẻ,đọc viết chữ quốc ngữ cho các học sinh thuộc khối lớp 2( cấp tiểu học,như sách Tiếng Việt lớp 2 này) thì nên đơn giản.Các trích đoạn hay các bài văn,thơ nên có nội dung ngắn,gọn( mỗi bài gói trọn một nội dung).Lời văn,thơ thông dụng,dễ hiểu.Nên chọn các tác phẩm Việt( của người Viêt,viết bằng tiếng Việt).Bởi nội dung thường bao hàm phong tục,tập quán,cách nói,cách viết,vui chơi giải trí mà các trò thường gặp,nên tiếp thu dễ và nhanh hơn.Các bài này cũng nên đễ nguyên văn hay trích nguyên văn.Không nên theo/ phỏng theo,nghĩa là người khác dựa vào bài này đễ viết bài giống hay tương tự.Vì người này chắc gì lại viết hay hơn tác giả chính.Cho nên có đến 6/48 bài tập đọc trong sách này được dịch hay phỏng theo các tác phẩm nước ngoài tôi cho là hơi nhiều.Cuối mỗi bài nên ghi rõ tên tác giả hay tác phẩm.Tôi ngờ rằng cách ghi"theo,phỏng theo,hay không ghi tên tác giả"là một cách đễ khỏi đụng vướng víu với bản quyền tác phẩm/tác giả.

    -  Chọn hình ảnh sai hoàn toàn: Các ảnh được giới thiệu là bưu thiếp( trang 80-81) thì chẳng có cái nào là bưu thiếp.Trang 80, phía trên là tấm thiếp chúc mừng năm mới.Phía dưới là thiếp báo tin và chúc tết. Trang 81 là cái bì thư có dán tem,chưa đóng dấu bưu điện.Xin xem các ảnh ở cuối bài.

Những ai có dịp tiếp xúc với sách này nhiều và lâu(ngoài học sinh lớp 2 khối tiểu học).

        Có dịp tiếp xúc nhiều và lâu sách này,ngoài học sinh lớp 2,là các thầy cô lớp 2,là các người lớn trong gia đình,những người kèm cặp(không phải thầy cô)các em học lớp 2.Theo số liệu thống kê giáo dục tiểu học 2017-2018 của  Bộ Giáo Dục  Đào Tạo,số lớp và số học sinh cấp tiểu học của các năm học gần đây như sau:

        Năm học                Số lớp              Số học sinh
        2014-2015.            279.862.          7.543.632
        2015-2016             283.490.          7.790.009
        2016-2017.             277.526.           7.801.560
        2017-2018.            279.974.           8.041.842
                                                       ( Nguồn Internet )

       Cấp tiểu học có 5 khối lớp(1,2,3,4,5).Từ 2014 đến 2018,tính trung bình mỗi khối lớp cấp tiểu học,số lớp và số học sinh mỗi năm như sau:     
       Số lớp: (279.862+283.490+277.526+279.974/(5*4)=56.042(đã làm tròn).
       Số học sinh:
(7.543.632 +7.790.009+7.801.560+8.041.842)/(5*4) = 1.558.852(đã làm tròn ).

        Như vậy,dù cho số lớp và số học sinh năm trước có ít hơn năm sau thì trong khoảng 15 năm qua(kể từ lần xuất bản đầu đến lần tái bản thứ 15) phải trên 1/2 triệu thầy cô(chỉ tính mỗi lớp một vị) và trên cả chục triệu người trong gia đình học sinh (chỉ tính mỗi gia đình một người )đã tiếp cận sách.Thầy cô dạy bằng cuốn này mau nhất cũng một năm(chỉ dùng sách xuất bản lần đầu rồi nghỉ hưu hoặc người mới vào dạy niên khoá 2017-2018),lâu nhất cũng phải trên 15 năm.Còn người trong gia đình học sinh,đã ít,nhiều lần tiếp cận nó cũng tròn một năm(của lớp 2).

    Tôi tự hỏi cả bộ Giáo Dục Đào Tạo,cả ban chủ biên cuốn sách,đến 1/2 triệu thầy cô,nhiều triệu cha mẹ ông bà học sinh đã duyệt,đã dùng đễ dạy,đã xem vài lần hay nhiều lần,nhưng tại sao lần tái bản thứ 15 này, những hạt sạn ngớ ngẩn vẫn còn tồn tại.

       Vì đâu nên nỗi?

       Lược  bỏ một hai câu văn/thơ nhảm nhí,đính chính vài kiến thức sai lầm hay què quặt (định nghĩa/giải nghĩa sai hoặc không đầy đủ)của sách này là cực kỳ dễ dàng.Nhưng tại sao những cái này cho đến nay (lần tái bản thứ 15, năm 2018) vẫn thế.Có phải do những nguyên nhân nào được liệt kê sau đây gây ra không?

     Về phía phụ huynh học sinh và những người không có quyền,không có trách nhiệm:
  - Biết nhưng mặc kệ(bàng quan,vô tâm với xã hội)
    -Biết nhưng không biết nói với ai,không biết làm sao đễ sửa cái sai ấy.
    -Đã báo cáo nhưng không đúng người,đúng chỗ,hoặc đúng nhưng không có đáp ứng,hoặc đáp ứng tiêu cực.

   Về phía thầy cô và các vị trong ngành giáo dục:
   -Tuân thủ tuyệt đối vào sách(sách của bộ là luật,không thêm cũng không được bớt).
   -Biết nhưng không dám góp ý vì sợ phạm thượng(soạn sách là các vị mũ cao,áo dài ,bằng cấp chất cao ngất ngưỡng),vì sợ trù dập(gây phiền toái cho cơ quan,cho cấp trên).
   -Có thể cũng đã có nhiều vị trong ngành phản biện nhưng vô hiện (với cấp có quyền,làm thì thêm việc mà chẳng có màu mỡ gì).

   Về phía các vị trong ban biên soạn và các chức sắc ngành giáo dục:
   -Mỗi khi sách đã được nghiệm thu,kinh phí đã được tất toán thì coi như nhiệm vụ đã hoàn thành,chẳng một chút theo dõi,chăm sóc,xem sản phẩm họ làm ra tồn tại ra sao.
   -.Dành thời gian và công sức chạy công trình và dự án khác đễ có thêm thu nhập.

    Thường nghe các ngài học hàm học vị cao vời vợi,chuyên môn sâu thăm thẳm khuyên đám quần chúng không có chuyên môn không được xỏ mồm vào lảnh vực của các ngài.Chắc cũng đã có nhiều người tuân theo.Tôi thì không.Nếu các vị sai lầm quá rõ ràng,quá khác thường so với xưa nay hay gặp thì quần chúng không có,không  cần chuyên môn cũng có quyền chỉ ra.

       Tôi ví dụ một vị tiến sĩ toán làm phép tính : 1+2=4.Xin lỗi,một em bé chăn trâu cũng có thể tự tin mà rằng:Dạ thưa,tiến sĩ tính sai rồi.Thực tế có chuyện đó?Tôi đã thậm xưng ?.Thưa không,xin chứng minh:

        Sách dạy tiếng Việt theo công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại được rất nhiều vị có chuyên môn cao,có uy tín trong và ngoài ngành giáo dục khen ngợi.Nhưng xin lấy một ví dụ(trong nhiều cái sai trái đã được nhiều người phê phán),sách này dạy rằng:da,gia,ra đều được đọc (dờ)-(a) là (za).Ba chữ này theo cách học cũ,có ba cách viết và ba cách đọc khác nhau hoàn toàn.Chỉ đọc một âm"za" ai cũng biết không thể chọn từ nào trong 3 từ trên cho đúng chính tả.Thế mà trên mạng ,có đăng một vị giáo sư ở viện ngôn ngữ khen học cách này sẽ viết rất đúng chính tả.Đã có vị giáo sư nói điều quá phi lý này thì cũng rất có thể có vị tiến sĩ trong ví dụ trước lắm chứ.Cái mới,cái hay,cái đúng khen là phải.Nhưng khen luôn cái sai là bất vị lý mà chỉ vị tình yêu(vật chất?,tinh thần?)

 Nguyên nhân sách có những sai lầm sơ đẳng này.

         Tôi chưa được vinh dự biên soạn hay tham dự một lần nghiệm thu sách giáo khoa nào.Tuy nhiên tôi nghĩ,đễ một quyển sách giáo khoa ra đời,nó phải trải qua một qui trình rất phức tạp và chặt chẻ.Thế tại sao lại có những sai lầm quá sơ đẳng này?

         Chúng ta xét xem có nguyên nhân nào được liệt kê dưới đây chăng?

         -Về phía ban biên soạn :Vị chủ biên khoán trắng cho các vị khác trong ban biên soạn.Còn các vị tham gia biên soạn,kiến thức càng ít thì tiền công càng rẻ.Tiền công càng rẽ thì sai sót càng nhiều. Anh chọn ai?Ai được lợi?.Cái hại nhiều hay ít và dành cho ai?

        -Các ủy ban xét duyệt,nghiệm thu:Hoặc là tôn trọng,hoặc là nhát gan,không ai dám phê phán sai lầm của các thủ trưởng,các thầy cũ,các bậc gọi là trưởng thượng.Một phần khác,anh nghiêm khắc, chặt chẻ với tôi thì tôi cũng sẽ nghiêm khắc chặt chẻ lại với anh.Một lý do khác tôi cho là quan trọng hơn cả:Nếu anh hay thắc mắc thì tương lai không ai mời anh tham dự.Không được mời thì không có bì thư. Một thiệt hại kinh tế kha khá cho các vị chuyên tham gia các việc này.Bản thân tôi cũng đã trải qua kinh nghiệm này.Hồi còn công tác,tôi được ủy ban khoa học tỉnh mời tham dự xét thông qua một số đề cương nghiên cứu khoa học.Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế,môi trường lên bệnh X,là đề tài sẽ được thực hiện bằng phỏng vấn gián tiếp qua bản câu hỏi(questionnaire).

Làm sao chính xác được khi hỏi môi trường sinh sống,làm việc của bạn có ồn không,có nhiều bụi không,có đủ ánh sáng không. Các đồng nghiệp,gia đình anh có ai mắc bệnh X không(có người thành thực,nhưng đa số dại gì mà khai).Tôi hỏi tại sao không đến hiện trường đễ khảo sát:Tầm soát lâm sàng cận lâm sàng,đo mức độ bụi,tiếng ồn,độ sáng.v.v.Họ bảo kinh phí được cấp không đủ.Tôi đề nghị hoặc là xin thêm kinh phí hoặc là hoãn làm đề tài.Nếu thực hiện thì chẳng có giá trị gì,đôi khi lại có hại nữa.Họ bảo cấp trên đã quyết,đề cương phải được thông qua.Tôi đã bỏ phiếu chống. Từ đó,tôi không được mời lần nào nữa.

         Sự thực có vẻ trần trụi,nhưng không nói không được ,mà nói thì sẽ đụng chạm ,mích(mếch)lòng. Nếu các vị có trách nhiệm và có thẩm quyền thiếu cái tâm, không ra tay,e rằng những tồn tại của sách này sẽ kéo dài.Không biết bao giờ cuốn sách mới được hoàn hảo cho các cháu học tập.Tội nghiệp thay!

GIÀ GÀN (NH55-61).  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến