BỐ MẸ – BA MÁ – CHA MẸ


BỐ MẸ  BA MÁ – CHA MẸ

Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học thế giới gần đây cho rằng hai từ dùng để gọi cha và mẹ của nhân loại có tuổi đời khoảng 15 ngàn năm và hầu như thống nhất khắp hoàn cầu. Chúng tôi lại nghĩ xa hơn, đây là cặp từ chứng minh loài người có cùng tổ tiên châu Phi và ít nhất từ Mama phải có tuổi đời trên 70 ngàn năm, khi các dòng di cư băng qua trạm trung chuyển Tây Á để tỏa ra khắp nơi. Nói cách khác, tháp Babel trong Thánh Kinh và văn minh Lưỡng Hà có thật, tối thiểu là với hai từ Mama và Papa.

Khảo sát tổ hợp hai từ này ở Việt Nam, trong tương quan các ngôn ngữ liên hệ Mon Khmer, Austronesian, Thái – Tráng và Hán, là hướng tiếp cận thú vị tái khẳng định nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
***
Việt ngữ có rất nhiều từ chỉ phụ mẫu: Mẹ, Má, Mợ, Mạ, Mệ, Mụ, U, Bu, Bầm, Đẻ, Cái. Và Bô, Bố, Bọ, Ba, Cha, Tía (), Thầy.
1.
Gốc Austronesian: MẸ, U, BU, BỐ

Từ quan trọng nhất là Mẹ và dễ dàng nhận thấy chúng xuất phát từ tiếng Proto Mon Khmer [*meeʔ] và phát âm rất giống tiếng Thái แม่ – [Phiên âm quốc tế của giới ngôn ngữ học là Mæ̀ hoặc Mae]. Đi cặp với Mẹ là Bố, cùng trong ngữ hệ này [*[ʔ]boʔ].

Trước khi nhánh Thái giành được quyền lực từ nhánh Âu Việt rồi dựng ra Lê triều tại Việt Nam, lịch sử có một vị thủ lĩnh gốc Thái rất nổi tiếng là BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG (khoảng 784 – 791). Liên quan đến chuyện này, Đại Việt sử kí toàn thư chép: [俗謂父曰布,母曰盖 Tục vị phụ viết bố, mẫu viết cái] – Tập quán người Việt gọi cha là Bố, mẹ là Cái. Ngoài ra, Lĩnh Nam chích quái – Hồng Bàng thị truyện chép rằng người Việt gọi Lạc Long Quân là Bô:「逋乎何在?Bô Hồ Tại Hà?] – Bố ơi người ở đâu? Liên kết với พ่อ [Phó – Ph̀x] ở tiếng Thái hiện đại thì rõ ràng Bố có liên hệ nào đó với Thái ngữ.

Trong tiếng Indonesia, Mẹ phát âm là Ibu, gần giống Bu là tiếng gọi Mẹ trong một nhánh Mân ngữ ở Hạ Môn – Phúc Kiến. Tuy nhiên những từ này rất khó tách bạch tại Việt ngữ vì nó xuất phát từ hai nguồn trong đại gia đình Austronesian: Proto Mon Khmer bản địa hoặc di dân Âu Việt. Trường hợp Ẩu – Ủ () tiền thân của U là điển hình. Đây là một từ của văn minh Dương Tử, cách ký âm khác của nó là Âu trong Âu Cơ mang nghĩa Quốc Mẫu.
2.
Gốc Hán: CHA, BA, BỐ và MÁ, MỢ

Ở gốc này chúng tôi lại phải phân biệt Hán Dương Tử hay Hoàng Hà. Các liệt kê ngữ âm ở đây dựa vào nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học quốc tế người Nga S. Starostin. Thật vậy, theo Khang Hy Tự Điển, người miền bắc Trung Quốc dùng chữ Đa ( – người Triều Châu đọc là Tía) để chỉ Bố. Nó được ký âm bởi chữ Phụ () mang nghĩa Bố và chữ Đa () mang âm. Âm tương đồng trong tiếng Việt chính là Cha. Câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đã chứa đựng một phần lịch sử hình thành dân tộc Kinh: Những người bố Hán từ Hoa Bắc đã đến châu thổ sông Hồng lấy phụ nữ Lạc Việt bản địa. Con cái ra đời sẽ gọi song thân của mình là Cha – Mẹ, nửa Hoàng Hà, nửa Hồng Hà như chính dòng máu nửa Lạc Việt nửa Hoa Hạ của họ.

Người Triều Châu vốn ở miền bắc Trung Quốc đi về Hoa Nam cuối thời Đường và định cư ở vùng giáp ranh Quảng Đông – Phúc Kiến. Khi di cư sang châu thổ Cửu Long mấy trăm năm trở lại đây, họ đã đem theo từ Tía gọi phụ thân vào ngôn ngữ Nam Bộ Việt Nam. Tía và Cha chính là biến âm của Đa () vốn được đọc là [tǟ] ở thời Đông Hán.

Hán ngữ còn một từ khác chỉ Cha là Da , bộ Phụ, dùng chữ Da chỉ âm. Tiếng Bắc Kinh hiện nay đọc là [yé] rất giống Tía như người Triều Châu và đặc biệt âm Đông Hán của nó là [zhä]. Cơ bản Da và Đa có độ tương đồng tuyệt đối cao. Chúng tôi cho rằng đấy là hai cách ký âm có thể ở hai thời kỳ, hai khu vực khác nhau mà thôi.
Ba và Má, Mợ lại dễ hiểu hơn rất nhiều. Nó chính là Hán âm Phụ [bá] và Mẫu [mǝ̄́] trước thời Đường. Đến thời Đường, âm [bá] đã chuyển thành [bwó] tức Bố, Má – Mợ [mǝ̄́] thành [mǝ̄́w]. Ngôn ngữ Trung Nguyên đi theo các dòng di dân Quảng, Triều Châu, Khách Gia vẫn giữ lại âm cổ Ba – Má và cuối cùng chúng đã theo chân những đoàn người Minh Hương tị nạn chính trị đến miền nam Việt Nam.

Ở đây xuất hiện sự tương đồng của âm Bố trong tiếng Proto Mon Khmer và Thái với Đường âm của Phụ là [bwó]. Tiếng Việt có thể tiếp thu từ cả hai nguồn, dù tận gốc rễ, khả năng vùng văn hóa Dương Tử phương nam đã dung nạp từ Bố này từ phương bắc là rất cao. Lý do là chữ Phụ  đã hiện diện rất lâu đời, muộn nhất trong giáp cốt văn ở tận thời Thương.

Ngoài các từ chỉ phụ thân ở trên, chúng tôi còn thấy chữ âm Hán Việt là Ông, xuất hiện ở Sử Ký, nghĩa là Cha. Thời Đường  đọc là [ʔōŋ]. Một biến âm khác của nó là [aŋ] vẫn còn được người Song Phong – Hồ Nam dùng đến ngày nay. Do đó Ông – Ang tương tự như Ba Bố, Mai Mối, Ngột Ngạt, Hột Hạt… chỉ là một chữ ghép bởi hai âm ở hai vùng hoặc hai thời đại khác nhau. Từ Ông Già để chỉ người cha trong ngôn ngữ nam bộ có lẽ bắt nguồn từ đây.


Ảnh: Kiến giải chưa ổn về Ông – Ang của tác giả An Chi.
***
Tóm lại, sự đa dạng và kết hợp chéo của hai từ cốt lõi chỉ song thân trong ngôn ngữ Việt Nam, một lần nữa đã chứng tỏ nguồn gốc đa dạng của chính dân tộc Việt Nam mà chúng tôi đã làm rõ bằng khảo cổthư tịch cũng như các công trình khảo sát di truyền gần đây nhất.

Nếu văn minh Hoàng Hà đã chuyển qua phụ hệ chậm nhất là ở đời Thương thì văn minh Dương Tử vẫn ở chế độ Mẫu quyền (một vợ nhiều chồng, lãnh tụ là phụ nữ) hoặc Mẫu hệ (lãnh tụ có thể là nam giới nhưng quyền thừa kế vẫn thuộc nữ giới). Vì lý do đó tên gọi người đàn ông trong gia đình là kém quan trọng. Khi văn minh Hoàng Hà tràn đến, từ bản địa đó (nếu có) đã bị xóa sổ và thay thế mãi mãi bằng Hán ngữ Cha, Ba, Bố, Bá, Thầy...


Nhận xét

Bài đăng phổ biến