KĐMTC-Phần I.LÀM SAO THOÁT KHỎI VŨNG LẦY-Chương 1-Việt Nam bầu Nixon
KHI ĐỒNG MINH THÁO
CHẠY
Nguyễn Tiến Hưng
Nguyễn Tiến Hưng
Phần I. LÀM SAO THOÁT KHỎI VŨNG LẦY
Chương 1
Việt Nam bầu Nixon
Chương 1
Việt Nam bầu Nixon
"Tôi tin chắc rằng sự việc đó (hành động của ông Thiệu) đã khiến ông Humphrey thất cử"
Lyndon B. Johnson
Hồi ký The Vantage Point 1971
Chiếc xe limousine đậu sẵn ngoài sân cỏ. Khách bắt tay Tạm biệt chủ, thong thả bước xuống bậc thềm. Đùng một cái, một trái pháo rơi nổ ngay phía trước mặt. Khách vội vã bước vào xe, tài xế đóng sập cửa. Chiếc xe mầu đen có còi hú phóng đi vun vút. Đoàn tuỳ tùng theo sau. Chắc là một điềm gở? Ông Nguyễn Văn Thiệu vừa thắng cử, Tổng thống Lyndon Johnson phái Phó Tổng thống Hubert Humphrey sang Sài gòn dự lễ tấn phong. Sau phần nghi lễ ông Humphrey vào gặp ông Thiệu ở Dinh Độc Lập, có Đại sứ Bunker và Ted Van Dyk tháp tùng. Trong giây phút huy hoàng của ngày đăng quang, ông Thiệu vui vẻ tiếp vị quốc khách. Chắc rằng Phó Tổng thống Hoa kỳ sẽ có những lời chúc tụng, an ủi, làm yên lòng vị Tổng thống đầu tiên của nền Đệ nhị Cộng hoà.
Thế nhưng, vừa uống xong ly là, Humphrey đã chậm rãi: "Ngài cần biết về tình hình chính trị ở Hoa kỳ, hiện nay đã đến lúc cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp để Miền Nam có thể tự lực, tự cường". "Vâng tôi hiểu," ông Thiệu đáp, "nhưng chúng tôi còn cần phải có sự hiện diện của Hoa kỳ với mức độ hiện tại". "Thêm vài năm nữa với cùng một mức độ viện trợ quân sự và kinh tế như hiện nay thì chắc không thể có!" Humphrey nói tiếp ông Thiệu lắng nghe, tàn than điếu thuốc lá Gauloise ông đang hút dở rớt ngay xuống tấm thảm dầy. Nói xong, phái đoàn ông Humphrey tạm biệt. Ông Thiệu tiễn đưa khách quý ra thềm Dinh Độc Lập. Vừa bước xuống thềm, chính ông Humphrcy đã mục kích cảnh pháo kích.
Từ mùa hè 1967, lúc dư luận bắt đầu nói về cuộc bầu cử Tổng thống Hoa kỳ, nhiều người bạn Mỹ đã nói với tôi là phải hết sức thận trọng. Bây giờ nghe ông Humphrey nói như lúc này, tôi biết ngay là sắp tới lúc chính sách Hoa kỳ thay đổi như ông Thiệu kể lại. Và từ sau cuộc gặp gỡ ông Thiệu đã có một ấn tượng rất rõ rệt về ông Humphrey: ông này mà làm Tổng thống thì Mỹ sẽ rút hết, để Miền Nam "tự lực, tự cường".
Chiến tranh Việt nam đã chấm dứt 30 năm qua mà dư âm cuộc chiến VN vẫn còn như phảng phất đâu đây. Người ta luôn nhắc đến nó trong các cuộc tranh luận, gần nhất là chiến tranh Iraq.
Chỉ nói về hai ứng cử viên Dân chủ, Cộng hoà trong cuộc tranh cử năm 2004 (John Kerry và George Bush) là đã có vấn đề tranh cãi kéo dài cả mấy tháng. Rồi đến chuyện bài học về chiến tranh Việt nam: nếu Hoa kỳ có tham chiến ở đâu thì phải đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút ngay (như ông Bush "Cha" đã làm). Chớ có đóng quân lại mà bị sa lầy. Vì thế, nghị sĩ Edward Kennedy, một nhân vật có ảnh hưởng của đảng Dân chủ, đã gọi Iraq là "Việt nam của ông Bush (con)" bài học cho Hoa kỳ thì nhiều người đã rút tỉa. Nhưng về những bài học cho Đồng minh của Mỹ trong thời chiến thì ít ai nói tới. Một trong những bài học đó là mỗi khi có bầu cử Tổng thống, Hoa kỳ sẽ có biện pháp mạnh để chứng tỏ thiện chí xây dựng hoà bình. Sớm là vào trước năm tuyển cử. Muộn là vào cuối hè năm tuyển cử, lúc hai Đảng họp chọn ứng cử viên Tổng thống. Hiện tượng này cũng đã tái diễn trong cuộc bầu cử 2004. Mùa thu năm 2003, Chính phủ Bush đã tuyên bố là sẽ trao trả quyền hành cho Iraq vào cuối tháng 6, 2004, làm cho những người lãnh đạo mới của Iraq (được Mỹ ủng hộ) rất lo ngại, nhưng cũng phải đồng ý. Ảnh hưởng của bước đi này là làm giảm sự lo sợ của nhân dân Hoa kỳ về chuyện sa lầy. Rồi lúc chuyển giao quyền hành lại cũng đã được thực hiện vào thời điểm bất ngờ: hai ngày trước ngày đã ấn định. Báo chí đăng tin rầm rộ. Gần đến ngày bầu cử, Toà Bạch Ốc lại tuyên bố sẽ rút một số quân từ các địa điểm ngoại quốc về Mỹ. Washington còn công bố lịch trình bầu cử tại Iraq, ấn định vào cuối tháng Giêng 2005, dù có những phe phái của Iraq còn cho rằng điều kiện an ninh và xã hội của họ chưa cho phép bầu cử. Người được bầu làm Tổng thống chắc cũng biết được khi bầu cử xong là Mỹ sẽ nói tới việc rút quân. Và rồi tân Tổng thống của Iraq cũng sẽ nói "chúng tôi còn cần sự có sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ trong một thời gian nữa".
Cứ bốn năm, mỗi khi có bầu cử Tổng thống Hoa kỳ là có áp lực vào Đồng minh. Đó là một trong những kinh nghiệm của Miền Nam Việt nam trong suốt cuộc chiến. Thời Đệ nhất cộng hoà, trước khi Tổng thống Kennedy ra tranh cử nhiệm kỳ hai vào năm 1964, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị nhiều áp lực từ mùa Hè 1963, sau đó bị sát hại vào ngày 1-11 thời Đệ nhị Cộng hoà, trước cuộc bầu cử tháng 11, 1972, Tổng thống Nixon áp lực Việt nam cộng hoà ký Hiệp định Paris. Và vào năm trước kỳ tuyển cử 1976, Tổng thống Ford đã làm ngơ, để Miền Nam lui vào dĩ vãng cho yên ổn.
Trở lại thời Đệ nhất cộng hoà, sau Tổng thống Kennedy tới phiên Tổng thống Johnson.
Bắt đầu muốn tháo gỡ.
Tết Mậu Thân (31-1-1968) là cái mốc lịch sử quan trọng. Sau khi mọi chuyện đã ngã ngũ, về mặt quân sự, Mỹ coi đó như một thành công, nhưng về mặt tâm lý, nó đã là một thất bại lớn. Lần đầu tiên các cuộc thăm dò dân ý cho biết số người chống đối chiến tranh (50%) đã vượt lên cao hơn số ủng hộ (42%) 1 . Báo chí đặt nhiều vấn đề về độ đáng tin cậy của lập trường Chính phủ Mỹ. Ngày mồng 10 tháng 3, khi tờ New York Times tiết lộ rằng tướng William Westmoreland vừa xin thêm 206.000 quân, một bầu không khí nặng nề hiện ra rất rõ từ loà Bạch Ốc 2 . Lúc đó có mặt tại Washington, chúng tôi còn nhớ những buổi chiều khi ba hệ thống truyền hình Mỹ phát sóng báo cáo tin tức từ Việt nam, kèm theo là những câu hỏi hóc búa, những bình luận bi quan, ôi sao nó ê chề đến thế! Bộ Ngoại giao cũng như toà Bạch Ốc, khi trả lời báo chí rõ ràng là đã đứng vào thế thủ, chỉ chống đỡ. Vừa mới ba tháng trước, ông Westmoreland lên truyền hình trấn an nhân dân Mỹ là mọi việc đều tốt đẹp và sắp tới lúc nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Bây giờ, đùng một cái, Việt Cộng vào tới tận Toà đại sứ.
Câu hỏi hóc búa là nếu đang thắng, tại sao lại phải xin tăng thêm tới 40% quân số? 3 .
Nhiều nhà bình luận cho rằng biến cố Mậu Thân là Điện Biên Phủ đối với Tổng thống Johnson 4 . Ông bị bại trận về tâm lý. Khi Tổng trưởng quốc phòng Robert Mcnamara xuống tinh thần, ông Johnson hết chỗ tựa. Năm 1984 ông Mcnamara mới thú nhận là ngay từ khi Mỹ mang quân vào (1965-1966), ông cũng đã có những hoài nghi về cuộc chiến. Như vậy tại sao ông lại hăng hái chủ trương mang quân vào Miền Nam? Người ta cho rằng ông chỉ muốn chiều ý Johnson lúc đó vì nhắm chức chủ tịch Ngân hàng thế giới 5 . Tết Mậu Thân là thời điểm tốt cho ông tính đến việc tháo lui. Bị chống đối dữ dội, lại thấy "diều hâu" Mcnamara bắt đầu tránh né, Tổng thống Johnson mệt mỏi, chán chường.
Ngày 31 tháng Ba, đúng hai tháng sau Mậu Thân, ông tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ hai nữa. Đồng thời ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt từ trên vĩ tuyến 20 để kêu gọi đình chiến. Đình chiến xong là rút quân về.
Bầu cử, bầu cử:Hãy đi Paris?
Tổng thống Johnson lại đề cử ngay Phó Tổng thống Hubert Humphrey thay ông ra tranh cử vào tháng 11, 1968.
Tuyên bố ý định không ra ứng cử từ cuối tháng Ba, Johnson đã cho Humprey đủ thời giờ để tổ chức, vận động. Humphrey tranh cử với lập trường chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình. Nhưng nếu chấm dứt bằng cách đơn phương bỏ cuộc thì Hoa kỳ sẽ bị thế giới coi thường. Như vậy là thua rồi! Phải có một Hiệp định đình chiến do chính Việt nam cộng hoà ký thì mới danh chính ngôn thuận. Sau này, ông Thiệu kể lại ngay sau cuộc thăm viếng của ông Humphrey, nhân một chuyến đi quan sát chiến trường Miền Nam, Tổng trưởng quốc phòng Mcnamara cũng đã nhấn mạnh: "Chúng tôi cần có một cuộc bầu cử (ở Miền Nam) để điều đình với Bắc Việt. Đại sứ Bunker thì luôn nói tới "Cần có hoà đàm để chứng tỏ với Quốc hội và nhân dân Hoa kỳ là chúng ta – Hoa kỳ và Việt nam cộng hoà - đều muốn hoà bình" 6 .
Kế hoạch của ứng cử viên Humphrey được thành hình vào tháng Năm 1968, khi ông Cyrus Vance đại diện cho Hoa kỳ và ông Hà Văn Lâu đại diện cho Bắc Việt đến họp tại Paris để thảo luận về chi tiết những cuộc hoà đàm chấm dứt chiến tranh. Lúc đó, Chính phủ Việt nam cộng hoà chưa chịu tham gia vì Sài gòn muốn trực tiếp đàm phán với Hà Nội, Mặt trận giải phóng miền Nam (MTGPMN) chỉ tham gia như một phần của phái bộ Bắc Việt mà thôi. Nhưng nếu Chính phủ Miền Nam không tham gia thì làm thế nào để có được một Hiệp định cho sớm?
Ông Humphrey không thể thắng cử nếu viễn tượng hoà bình chưa sáng tỏ vào ngày bầu cử mồng năm tháng 11, 1968.
Càng gần ngày bầu cử, áp lực từ Washington đến càng mạnh. Đại sứ Ellsworth Bunker tìm mọi cách thuyết phục ông Thiệu gửi phái đoàn sang Paris dự hoà đàm, càng sớm càng hay.
Bầu cử, bầu cử: Đừng đi Paris?
Cùng lúc ấy, ông Thiệu lại nhận được những lời ve vãn từ phía đối thủ của ông Hubert Humphrey, đó là ông Richard Nixon. Thông điệp phía Nixon lại trái ngược hẳn: "Chớ tham gia hoà đàm Paris, cố trì hoãn càng lâu càng tốt để đợi ông Nixon lên Tổng thống, mọi chuyện sẽ tốt đẹp" 7 .
Những người làm trung gian lúc đó là bà Anna Chennault và Đại sứ Bùi Diễm. Bà Chennault rất được ông Thiệu tin cậy. Bà là người gốc Trung Hoa, quả phụ của tướng Claire Chennault, chỉ huy đoàn Phi Hổ (Flying Tigers), một nhóm tình nguyện của Mỹ chiến đấu chống Nhật hồi Đệ nhị thế chiến. Sau khi chồng chết năm 1958, bà thay thế ông làm quản trị viên của hãng hàng không Phi Hổ. Trong những chuyến bay qua Đông Nam Á, bà thường ghé Sài gòn và đến thăm ông Thiệu. Có lần bà còn được mời ra nghỉ ở villa Bảo Đại Vũng Tàu. Bà đóng một vai trò chủ yếu trong nhóm "Vận động cho Trung Hoa" (Chia Lobby) và gây quỹ tranh cử cho đảng Cộng hoà. Bà Chennault ra vào tự do trong chính giới ở Washington và rất hãnh diện về những quen biết của mình ở đó. Bà gặp Nixon lần đầu tiên vào năm 1954, khi ông sang thăm Đài Loan với tư cách Phó Tổng thống. Năm 1960, bà cổ động cho nhóm vận động của Nixon chống Kennedy.
Thế nhưng, vừa uống xong ly là, Humphrey đã chậm rãi: "Ngài cần biết về tình hình chính trị ở Hoa kỳ, hiện nay đã đến lúc cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp để Miền Nam có thể tự lực, tự cường". "Vâng tôi hiểu," ông Thiệu đáp, "nhưng chúng tôi còn cần phải có sự hiện diện của Hoa kỳ với mức độ hiện tại". "Thêm vài năm nữa với cùng một mức độ viện trợ quân sự và kinh tế như hiện nay thì chắc không thể có!" Humphrey nói tiếp ông Thiệu lắng nghe, tàn than điếu thuốc lá Gauloise ông đang hút dở rớt ngay xuống tấm thảm dầy. Nói xong, phái đoàn ông Humphrey tạm biệt. Ông Thiệu tiễn đưa khách quý ra thềm Dinh Độc Lập. Vừa bước xuống thềm, chính ông Humphrcy đã mục kích cảnh pháo kích.
Từ mùa hè 1967, lúc dư luận bắt đầu nói về cuộc bầu cử Tổng thống Hoa kỳ, nhiều người bạn Mỹ đã nói với tôi là phải hết sức thận trọng. Bây giờ nghe ông Humphrey nói như lúc này, tôi biết ngay là sắp tới lúc chính sách Hoa kỳ thay đổi như ông Thiệu kể lại. Và từ sau cuộc gặp gỡ ông Thiệu đã có một ấn tượng rất rõ rệt về ông Humphrey: ông này mà làm Tổng thống thì Mỹ sẽ rút hết, để Miền Nam "tự lực, tự cường".
Chiến tranh Việt nam đã chấm dứt 30 năm qua mà dư âm cuộc chiến VN vẫn còn như phảng phất đâu đây. Người ta luôn nhắc đến nó trong các cuộc tranh luận, gần nhất là chiến tranh Iraq.
Chỉ nói về hai ứng cử viên Dân chủ, Cộng hoà trong cuộc tranh cử năm 2004 (John Kerry và George Bush) là đã có vấn đề tranh cãi kéo dài cả mấy tháng. Rồi đến chuyện bài học về chiến tranh Việt nam: nếu Hoa kỳ có tham chiến ở đâu thì phải đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút ngay (như ông Bush "Cha" đã làm). Chớ có đóng quân lại mà bị sa lầy. Vì thế, nghị sĩ Edward Kennedy, một nhân vật có ảnh hưởng của đảng Dân chủ, đã gọi Iraq là "Việt nam của ông Bush (con)" bài học cho Hoa kỳ thì nhiều người đã rút tỉa. Nhưng về những bài học cho Đồng minh của Mỹ trong thời chiến thì ít ai nói tới. Một trong những bài học đó là mỗi khi có bầu cử Tổng thống, Hoa kỳ sẽ có biện pháp mạnh để chứng tỏ thiện chí xây dựng hoà bình. Sớm là vào trước năm tuyển cử. Muộn là vào cuối hè năm tuyển cử, lúc hai Đảng họp chọn ứng cử viên Tổng thống. Hiện tượng này cũng đã tái diễn trong cuộc bầu cử 2004. Mùa thu năm 2003, Chính phủ Bush đã tuyên bố là sẽ trao trả quyền hành cho Iraq vào cuối tháng 6, 2004, làm cho những người lãnh đạo mới của Iraq (được Mỹ ủng hộ) rất lo ngại, nhưng cũng phải đồng ý. Ảnh hưởng của bước đi này là làm giảm sự lo sợ của nhân dân Hoa kỳ về chuyện sa lầy. Rồi lúc chuyển giao quyền hành lại cũng đã được thực hiện vào thời điểm bất ngờ: hai ngày trước ngày đã ấn định. Báo chí đăng tin rầm rộ. Gần đến ngày bầu cử, Toà Bạch Ốc lại tuyên bố sẽ rút một số quân từ các địa điểm ngoại quốc về Mỹ. Washington còn công bố lịch trình bầu cử tại Iraq, ấn định vào cuối tháng Giêng 2005, dù có những phe phái của Iraq còn cho rằng điều kiện an ninh và xã hội của họ chưa cho phép bầu cử. Người được bầu làm Tổng thống chắc cũng biết được khi bầu cử xong là Mỹ sẽ nói tới việc rút quân. Và rồi tân Tổng thống của Iraq cũng sẽ nói "chúng tôi còn cần sự có sự hiện diện của quân đội Hoa kỳ trong một thời gian nữa".
Cứ bốn năm, mỗi khi có bầu cử Tổng thống Hoa kỳ là có áp lực vào Đồng minh. Đó là một trong những kinh nghiệm của Miền Nam Việt nam trong suốt cuộc chiến. Thời Đệ nhất cộng hoà, trước khi Tổng thống Kennedy ra tranh cử nhiệm kỳ hai vào năm 1964, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị nhiều áp lực từ mùa Hè 1963, sau đó bị sát hại vào ngày 1-11 thời Đệ nhị Cộng hoà, trước cuộc bầu cử tháng 11, 1972, Tổng thống Nixon áp lực Việt nam cộng hoà ký Hiệp định Paris. Và vào năm trước kỳ tuyển cử 1976, Tổng thống Ford đã làm ngơ, để Miền Nam lui vào dĩ vãng cho yên ổn.
Trở lại thời Đệ nhất cộng hoà, sau Tổng thống Kennedy tới phiên Tổng thống Johnson.
Bắt đầu muốn tháo gỡ.
Tết Mậu Thân (31-1-1968) là cái mốc lịch sử quan trọng. Sau khi mọi chuyện đã ngã ngũ, về mặt quân sự, Mỹ coi đó như một thành công, nhưng về mặt tâm lý, nó đã là một thất bại lớn. Lần đầu tiên các cuộc thăm dò dân ý cho biết số người chống đối chiến tranh (50%) đã vượt lên cao hơn số ủng hộ (42%) 1 . Báo chí đặt nhiều vấn đề về độ đáng tin cậy của lập trường Chính phủ Mỹ. Ngày mồng 10 tháng 3, khi tờ New York Times tiết lộ rằng tướng William Westmoreland vừa xin thêm 206.000 quân, một bầu không khí nặng nề hiện ra rất rõ từ loà Bạch Ốc 2 . Lúc đó có mặt tại Washington, chúng tôi còn nhớ những buổi chiều khi ba hệ thống truyền hình Mỹ phát sóng báo cáo tin tức từ Việt nam, kèm theo là những câu hỏi hóc búa, những bình luận bi quan, ôi sao nó ê chề đến thế! Bộ Ngoại giao cũng như toà Bạch Ốc, khi trả lời báo chí rõ ràng là đã đứng vào thế thủ, chỉ chống đỡ. Vừa mới ba tháng trước, ông Westmoreland lên truyền hình trấn an nhân dân Mỹ là mọi việc đều tốt đẹp và sắp tới lúc nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Bây giờ, đùng một cái, Việt Cộng vào tới tận Toà đại sứ.
Câu hỏi hóc búa là nếu đang thắng, tại sao lại phải xin tăng thêm tới 40% quân số? 3 .
Nhiều nhà bình luận cho rằng biến cố Mậu Thân là Điện Biên Phủ đối với Tổng thống Johnson 4 . Ông bị bại trận về tâm lý. Khi Tổng trưởng quốc phòng Robert Mcnamara xuống tinh thần, ông Johnson hết chỗ tựa. Năm 1984 ông Mcnamara mới thú nhận là ngay từ khi Mỹ mang quân vào (1965-1966), ông cũng đã có những hoài nghi về cuộc chiến. Như vậy tại sao ông lại hăng hái chủ trương mang quân vào Miền Nam? Người ta cho rằng ông chỉ muốn chiều ý Johnson lúc đó vì nhắm chức chủ tịch Ngân hàng thế giới 5 . Tết Mậu Thân là thời điểm tốt cho ông tính đến việc tháo lui. Bị chống đối dữ dội, lại thấy "diều hâu" Mcnamara bắt đầu tránh né, Tổng thống Johnson mệt mỏi, chán chường.
Ngày 31 tháng Ba, đúng hai tháng sau Mậu Thân, ông tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ hai nữa. Đồng thời ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt từ trên vĩ tuyến 20 để kêu gọi đình chiến. Đình chiến xong là rút quân về.
Bầu cử, bầu cử:Hãy đi Paris?
Tổng thống Johnson lại đề cử ngay Phó Tổng thống Hubert Humphrey thay ông ra tranh cử vào tháng 11, 1968.
Tuyên bố ý định không ra ứng cử từ cuối tháng Ba, Johnson đã cho Humprey đủ thời giờ để tổ chức, vận động. Humphrey tranh cử với lập trường chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình. Nhưng nếu chấm dứt bằng cách đơn phương bỏ cuộc thì Hoa kỳ sẽ bị thế giới coi thường. Như vậy là thua rồi! Phải có một Hiệp định đình chiến do chính Việt nam cộng hoà ký thì mới danh chính ngôn thuận. Sau này, ông Thiệu kể lại ngay sau cuộc thăm viếng của ông Humphrey, nhân một chuyến đi quan sát chiến trường Miền Nam, Tổng trưởng quốc phòng Mcnamara cũng đã nhấn mạnh: "Chúng tôi cần có một cuộc bầu cử (ở Miền Nam) để điều đình với Bắc Việt. Đại sứ Bunker thì luôn nói tới "Cần có hoà đàm để chứng tỏ với Quốc hội và nhân dân Hoa kỳ là chúng ta – Hoa kỳ và Việt nam cộng hoà - đều muốn hoà bình" 6 .
Kế hoạch của ứng cử viên Humphrey được thành hình vào tháng Năm 1968, khi ông Cyrus Vance đại diện cho Hoa kỳ và ông Hà Văn Lâu đại diện cho Bắc Việt đến họp tại Paris để thảo luận về chi tiết những cuộc hoà đàm chấm dứt chiến tranh. Lúc đó, Chính phủ Việt nam cộng hoà chưa chịu tham gia vì Sài gòn muốn trực tiếp đàm phán với Hà Nội, Mặt trận giải phóng miền Nam (MTGPMN) chỉ tham gia như một phần của phái bộ Bắc Việt mà thôi. Nhưng nếu Chính phủ Miền Nam không tham gia thì làm thế nào để có được một Hiệp định cho sớm?
Ông Humphrey không thể thắng cử nếu viễn tượng hoà bình chưa sáng tỏ vào ngày bầu cử mồng năm tháng 11, 1968.
Càng gần ngày bầu cử, áp lực từ Washington đến càng mạnh. Đại sứ Ellsworth Bunker tìm mọi cách thuyết phục ông Thiệu gửi phái đoàn sang Paris dự hoà đàm, càng sớm càng hay.
Bầu cử, bầu cử: Đừng đi Paris?
Cùng lúc ấy, ông Thiệu lại nhận được những lời ve vãn từ phía đối thủ của ông Hubert Humphrey, đó là ông Richard Nixon. Thông điệp phía Nixon lại trái ngược hẳn: "Chớ tham gia hoà đàm Paris, cố trì hoãn càng lâu càng tốt để đợi ông Nixon lên Tổng thống, mọi chuyện sẽ tốt đẹp" 7 .
Những người làm trung gian lúc đó là bà Anna Chennault và Đại sứ Bùi Diễm. Bà Chennault rất được ông Thiệu tin cậy. Bà là người gốc Trung Hoa, quả phụ của tướng Claire Chennault, chỉ huy đoàn Phi Hổ (Flying Tigers), một nhóm tình nguyện của Mỹ chiến đấu chống Nhật hồi Đệ nhị thế chiến. Sau khi chồng chết năm 1958, bà thay thế ông làm quản trị viên của hãng hàng không Phi Hổ. Trong những chuyến bay qua Đông Nam Á, bà thường ghé Sài gòn và đến thăm ông Thiệu. Có lần bà còn được mời ra nghỉ ở villa Bảo Đại Vũng Tàu. Bà đóng một vai trò chủ yếu trong nhóm "Vận động cho Trung Hoa" (Chia Lobby) và gây quỹ tranh cử cho đảng Cộng hoà. Bà Chennault ra vào tự do trong chính giới ở Washington và rất hãnh diện về những quen biết của mình ở đó. Bà gặp Nixon lần đầu tiên vào năm 1954, khi ông sang thăm Đài Loan với tư cách Phó Tổng thống. Năm 1960, bà cổ động cho nhóm vận động của Nixon chống Kennedy.
Anna Chennault thăm viếng Sài gòn thường xuyên vào năm 1968, để thông tin cho ông Thiệu về sự tranh cử của Nixon và những quan điểm của ông đối với Việt nam. Bà nói với ông Thiệu rằng Nixon sẽ là một người ủng hộ Việt nam mạnh mẽ hơn Humphrey nhiều. Sau này, bà kể lại cho chúng tôi: "Ông Thiệu bị phe Dân chủ làm áp lực nặng. Công việc của tôi hồi ấy là cố giữ cho ông ta đừng thay đổi ý kiến". Đại sứ Bùi Diễm, qua sự giới thiệu của bà, còn được ông Nixon tiếp kiến và dặn là nếu có tin tức gì thì cứ đưa cho bà Chennault. Bà sẽ phúc trình thẳng cho John Mitchell, người phụ trách vận động tranh cử cho Nixon. Trong buổi gặp gỡ, Nixon hứa hẹn là nếu thắng cử, sẽ coi vấn đề Việt nam là ưu tiên số 1, và "bảo đảm sẽ dành cho Việt nam một sự đối xử thuận lợi hơn phe Dân chủ". 9
Mưu lược của ông Thiệu
Ông Thiệu biết quá rõ về lập trường của ông Humphrey. Nếu ông ta thắng cử thì có nghĩa là sẽ có một Chính phủ liên hợp (với Cộng sản) trong sáu tháng; còn nếu Nixon thắng thì ông cũng còn có hy vọng, ông kể lại cho chúng tôi nghe vào một buổi chiều mùa xuân năm 1985 tại London. Ông cho rằng sau khi có một Chính phủ liên hiệp thì Mỹ sẽ rút đi hết, mặc Việt nam cộng hoà cho số phận quyết định. Bởi vậy, ông đánh một ván bài liều.Kế hoạch của ông Thiệu là cố gắng trì hoãn quyết định của Tổng thống Johnson về việc ngưng oanh tạc Bắc Việt và về việc Việt nam cộng hoà tham dự Hoà đàm Paris.
Lửng lơ con cá vàng, ông không hề nói "không" với ông Bunker, mà luôn nói "có, với điều kiện". Cứ cù nhày để mua thời giờ cho ứng cử viên Cộng hoà Richard Nixon. Có lúc ông còn dùng ngay những "thể chế dân chủ" do chính người Mỹ giúp Miền Nam dựng nên để tránh né: ông viện cớ là vì lề lối làm việc dân chủ, ông còn phải tham khảo ý kiến Quốc hội và Hội đồng an ninh quốc gia. Ông Thiệu biết là nếu găng quá thì Johnson có thể lấy quyết định đơn phương, cho nên ông không công khai phản đối đề nghị của Johnson, mà chỉ phản đối những chi tiết, đòi thêm điều nọ, điều kia. Đúng là cung cách xoay xở để tồn tại của một người mưu lược.
Mưu lược của ông Thiệu
Ông Thiệu biết quá rõ về lập trường của ông Humphrey. Nếu ông ta thắng cử thì có nghĩa là sẽ có một Chính phủ liên hợp (với Cộng sản) trong sáu tháng; còn nếu Nixon thắng thì ông cũng còn có hy vọng, ông kể lại cho chúng tôi nghe vào một buổi chiều mùa xuân năm 1985 tại London. Ông cho rằng sau khi có một Chính phủ liên hiệp thì Mỹ sẽ rút đi hết, mặc Việt nam cộng hoà cho số phận quyết định. Bởi vậy, ông đánh một ván bài liều.Kế hoạch của ông Thiệu là cố gắng trì hoãn quyết định của Tổng thống Johnson về việc ngưng oanh tạc Bắc Việt và về việc Việt nam cộng hoà tham dự Hoà đàm Paris.
Lửng lơ con cá vàng, ông không hề nói "không" với ông Bunker, mà luôn nói "có, với điều kiện". Cứ cù nhày để mua thời giờ cho ứng cử viên Cộng hoà Richard Nixon. Có lúc ông còn dùng ngay những "thể chế dân chủ" do chính người Mỹ giúp Miền Nam dựng nên để tránh né: ông viện cớ là vì lề lối làm việc dân chủ, ông còn phải tham khảo ý kiến Quốc hội và Hội đồng an ninh quốc gia. Ông Thiệu biết là nếu găng quá thì Johnson có thể lấy quyết định đơn phương, cho nên ông không công khai phản đối đề nghị của Johnson, mà chỉ phản đối những chi tiết, đòi thêm điều nọ, điều kia. Đúng là cung cách xoay xở để tồn tại của một người mưu lược.
Trong tuần lễ chót trước ngày bầu cử, John Mitchell "hầu như mỗi ngày" liên lạc với bà Chennault để thuyết phục ông Thiệu đừng tham dự hoà đàm Paris. Cả hai đều biết là Cơ quan điều tra Liên bang (FBI) lén nghe điện thoại, và bà nói đùa với Mitchell: "Ai đang nghe đầu dây bên kia?" Mitchell thì không cho câu rỡn đó là hài hước và nói: "Bà nên dùng điện thoại công cộng, đừng nói chuyện ở sở?". Lời nhắn nhủ mà Mitchell chuyển cho bà lúc nào cũng giống như nhau: "Đừng để cho ông Thiệu gửi phái đoàn sang Paris" 10 .
Một vài ngày trước bầu cử, Mitchell điện thoại cho bà Chennault, nhờ chuyển một thông điệp khác cho ông Thiệu. "Anna, tôi nói đây là theo lệnh của Nixon. Điều quan trọng là những người bạn Việt của chúng ta cần phải hiểu rõ quan điểm của Đảng Cộng hoà, và tôi mong bà giải thích cho họ như thế" 11 .
Dù nhận được đầy đủ phúc trình của CIA và FBI về những cuộc điện đàm giữa bà Chennault và Sài gòn, ông Johnson quyết định không công bố việc ấy ra vì sẽ bị mang tiếng là "nghe lén" và cứ tiến hành sáng kiến hoà bình của mình để giúp cho ông Humphrey 12 .
Ông Thiệu "án binh bất động", tiếp tục không nhúc nhích, nhưng cho phía Mỹ cảm tưởng mập mờ là trước sau rồi ông cũng sẽ nghe theo để dự hoà đàm. Đại sứ Bunker mắc mưu, phúc trình với Washington là nếu chờ thêm ít hôm nữa, Chính phủ Sài gòn có thể sẽ ngồi vào bàn hội nghị. Dùng chiến thuật đánh lạc hướng, ông Thiệu lại còn gửi một "phái đoàn tiền phong" sang Paris để "thu xếp chỗ ở và chuẩn bị cho sự tham dự của phái đoàn Việt nam cộng hoà. Và cứ đong đưa như thế; khi thì đưa ra những phản đối mới, khi thì rút lại những chướng ngại chiến thuật, và lần nào cũng mất hai ba ngày mới giải quyết xong.
Leo thang hoà bình
Càng gần ngày bầu cử, Johnson lại càng phải xuống thang chiến tranh cho nhanh để còn leo thang hoà bình. Muốn tranh thủ được sự ủng hộ của phía quân đội, ông triệu vị tư lệnh quân sự lại Việt nam, Đại tướng Creighton Abrams, về Washington để tham khảo. Abrams đáp xuống căn cứ không quân Andrews lúc nửa đêm ngày 29 tháng 10, 1968, và đi ngay tới toà Bạch Ốc. Vào hai giờ 30 sáng, Tổng thống Johnson chủ toạ một phiên họp giữa các cố vấn cao cấp của mình trong phòng Họp Nội Các. Sau khi duyệt lại tình hình quân sự lừng chi tiết, Johnson ngó thẳng mặt Abrams trong giây lát, rồi hỏi:
- Đây là giờ phút nghiêm trọng. Theo những gì Đại tướng được biết, Đại tướng có ngần ngại hay dè dặt gì không về việc ngưng ném bom Bắc Việt?
- Dạ không, - Abrams đáp.
- Nếu là Tổng thống, Đại tướng có sẽ làm như thế không?
- Tôi không ngần ngại gì hết. Tôi biết làm thế sẽ gây nhiều phê phán trong dư luận. Nhưng tôi nghĩ làm như thế là phải. Làm như thế là đúng.
Giữa lúc đang họp thì có người cho biết rằng Đại sứ Bunker vẫn chưa gặp được ông Thiệu để buộc ông thoả thuận dứt khoát như Tổng thống Johnson mong muốn. Bunker cho hay rằng phía Việt nam cộng hoà đòi có thêm thời giờ: "họ chưa tổ chức được phái đoàn để gửi sang Paris cho kịp ngày mồng hai tháng 11", như Johnson trông đợi 13 .
Buổi họp chấm dứt trước năm giờ sáng. Abrams về nhà ngủ, trong khi Dan Rusk trở lại Bộ Ngoại giao gọi dây nói cho Bunker ở Sài gòn. Bởi lẽ hai thủ đô cách nhau 12 tiếng đồng hồ và Sài gòn đã về chiều, nên Bunker có thể cho ông Rusk biết những gì đã xảy ra trong ngày. Lúc 6 giờ 15' sáng, Johnson lại triệu tập một buổi họp khác trong phòng họp nội các cùng thảo luận với các cố vấn về những hoạt động hậu trường của bà Chennault. Hiện diện trong buổi họp có Ngoại trưởng Dan Rusk và Tổng trưởng quốc phòng Clark Clifford. Clifford nổi giận. Với cung cách đàng hoàng nhất của một luật sư ông phàn nàn rằng sự trì hoãn vào phút chót của Việt nam cộng hoà là một hành động "đáng trách cứ và hoàn toàn không có lý do chính đáng" 14 .
Johnson thời chỉ thị cho Rusk nói với Bunker là "Hoa kỳ đã sẵn sàng tiến hành phiên họp ngày 2-11-1968 với Bắc Việt tại Paris mà không cần có Thiệu?" Nhưng Bunker cố thúc giục Johnson hoãn việc loan báo ngưng dội bom lại chừng 24 giờ nữa và hoãn hoà đàm Paris đến mồng 4-11-1968 để Sài gòn có thêm thời giờ tổ chức phái đoàn tham dự hội nghị. Johnson nói với các cố vấn: "Tôi bằng lòng hoãn lại vụ này một, hay hai hôm, nhưng sau đó là hết Đồng minh". Rồi Johnson gửi cho ông Thiệu một thông điệp riêng khẩn khoản giục ông gửi đại diện dự hoà đàm với Hoa kỳ ở Paris.
Một vài ngày trước bầu cử, Mitchell điện thoại cho bà Chennault, nhờ chuyển một thông điệp khác cho ông Thiệu. "Anna, tôi nói đây là theo lệnh của Nixon. Điều quan trọng là những người bạn Việt của chúng ta cần phải hiểu rõ quan điểm của Đảng Cộng hoà, và tôi mong bà giải thích cho họ như thế" 11 .
Dù nhận được đầy đủ phúc trình của CIA và FBI về những cuộc điện đàm giữa bà Chennault và Sài gòn, ông Johnson quyết định không công bố việc ấy ra vì sẽ bị mang tiếng là "nghe lén" và cứ tiến hành sáng kiến hoà bình của mình để giúp cho ông Humphrey 12 .
Ông Thiệu "án binh bất động", tiếp tục không nhúc nhích, nhưng cho phía Mỹ cảm tưởng mập mờ là trước sau rồi ông cũng sẽ nghe theo để dự hoà đàm. Đại sứ Bunker mắc mưu, phúc trình với Washington là nếu chờ thêm ít hôm nữa, Chính phủ Sài gòn có thể sẽ ngồi vào bàn hội nghị. Dùng chiến thuật đánh lạc hướng, ông Thiệu lại còn gửi một "phái đoàn tiền phong" sang Paris để "thu xếp chỗ ở và chuẩn bị cho sự tham dự của phái đoàn Việt nam cộng hoà. Và cứ đong đưa như thế; khi thì đưa ra những phản đối mới, khi thì rút lại những chướng ngại chiến thuật, và lần nào cũng mất hai ba ngày mới giải quyết xong.
Leo thang hoà bình
Càng gần ngày bầu cử, Johnson lại càng phải xuống thang chiến tranh cho nhanh để còn leo thang hoà bình. Muốn tranh thủ được sự ủng hộ của phía quân đội, ông triệu vị tư lệnh quân sự lại Việt nam, Đại tướng Creighton Abrams, về Washington để tham khảo. Abrams đáp xuống căn cứ không quân Andrews lúc nửa đêm ngày 29 tháng 10, 1968, và đi ngay tới toà Bạch Ốc. Vào hai giờ 30 sáng, Tổng thống Johnson chủ toạ một phiên họp giữa các cố vấn cao cấp của mình trong phòng Họp Nội Các. Sau khi duyệt lại tình hình quân sự lừng chi tiết, Johnson ngó thẳng mặt Abrams trong giây lát, rồi hỏi:
- Đây là giờ phút nghiêm trọng. Theo những gì Đại tướng được biết, Đại tướng có ngần ngại hay dè dặt gì không về việc ngưng ném bom Bắc Việt?
- Dạ không, - Abrams đáp.
- Nếu là Tổng thống, Đại tướng có sẽ làm như thế không?
- Tôi không ngần ngại gì hết. Tôi biết làm thế sẽ gây nhiều phê phán trong dư luận. Nhưng tôi nghĩ làm như thế là phải. Làm như thế là đúng.
Giữa lúc đang họp thì có người cho biết rằng Đại sứ Bunker vẫn chưa gặp được ông Thiệu để buộc ông thoả thuận dứt khoát như Tổng thống Johnson mong muốn. Bunker cho hay rằng phía Việt nam cộng hoà đòi có thêm thời giờ: "họ chưa tổ chức được phái đoàn để gửi sang Paris cho kịp ngày mồng hai tháng 11", như Johnson trông đợi 13 .
Buổi họp chấm dứt trước năm giờ sáng. Abrams về nhà ngủ, trong khi Dan Rusk trở lại Bộ Ngoại giao gọi dây nói cho Bunker ở Sài gòn. Bởi lẽ hai thủ đô cách nhau 12 tiếng đồng hồ và Sài gòn đã về chiều, nên Bunker có thể cho ông Rusk biết những gì đã xảy ra trong ngày. Lúc 6 giờ 15' sáng, Johnson lại triệu tập một buổi họp khác trong phòng họp nội các cùng thảo luận với các cố vấn về những hoạt động hậu trường của bà Chennault. Hiện diện trong buổi họp có Ngoại trưởng Dan Rusk và Tổng trưởng quốc phòng Clark Clifford. Clifford nổi giận. Với cung cách đàng hoàng nhất của một luật sư ông phàn nàn rằng sự trì hoãn vào phút chót của Việt nam cộng hoà là một hành động "đáng trách cứ và hoàn toàn không có lý do chính đáng" 14 .
Johnson thời chỉ thị cho Rusk nói với Bunker là "Hoa kỳ đã sẵn sàng tiến hành phiên họp ngày 2-11-1968 với Bắc Việt tại Paris mà không cần có Thiệu?" Nhưng Bunker cố thúc giục Johnson hoãn việc loan báo ngưng dội bom lại chừng 24 giờ nữa và hoãn hoà đàm Paris đến mồng 4-11-1968 để Sài gòn có thêm thời giờ tổ chức phái đoàn tham dự hội nghị. Johnson nói với các cố vấn: "Tôi bằng lòng hoãn lại vụ này một, hay hai hôm, nhưng sau đó là hết Đồng minh". Rồi Johnson gửi cho ông Thiệu một thông điệp riêng khẩn khoản giục ông gửi đại diện dự hoà đàm với Hoa kỳ ở Paris.
Vào buổi trưa 30-10-1968, tức là chỉ còn năm ngày trước bầu cử, Tổng thống Johnson nhận được hồi âm của ông Thiệu nói sẽ chấp nhận nếu các điều kiện của ông được thoả mãn 15 .
Đâm lao phải theo lao
Đâm lao phải theo lao
Như vậy là ông Thiệu chưa dứt khoát. Tới đây thì Johnson không còn chờ đợi được nữa, nên đã thông báo ngay cho ông Thiệu về việc quyết định hành động một mình. Johnson ấn định ngày giờ loan báo trên TV việc ngưng oanh tạc là tám giờ tối 31-10-1968 và quyết định sẽ có hiệu lực 12 giờ sau đó. Buổi họp ở Paris đầu tiên được ấn định vào mùng 6-11-1968, một ngày sau bầu cử. Với áp lực như vậy, ông Johnson hy vọng suốt ngày hôm đó là thế nào ông Thiệu cũng đồng ý đưa ra một thông cáo chung về việc ngưng oanh tạc và hoà đàm. Đại sứ Bunker họp liên miên với Tổng thống Thiệu, Phó Tổng thống Kỳ và Ngoại trưởng Trần Chánh Thành "để cố san bằng những dị biệt".Thế nhưng, chỉ còn một giờ trước khi Johnson lên truyền hình ông được Đại sứ Bunker thông báo rằng ông Thiệu vẫn còn đòi duyệt xét lại.
Quá muộn rồi, cần phải có ảnh hưởng ngay với cử tri. Ngày 1-11-1968, Johnson bèn công bố quyết định ngưng oanh tạc Bấc Việt và khai mạc Hoà đàm Paris nới rộng. Để che đậy tình hình căng thẳng với ông Thiệu, ông Johnson nói thêm rằng "Đại diện Chính phủ Việt nam cộng hoà nếu muốn tham dự thì cứ tự do".
Đã đâm lao, phải theo lao. Tại Sài gòn, ông Thiệu phản ứng bàng cách tự tách khỏi quyết định ngưng oanh tạc. Ông tuyên bố đó là một quyết định "đơn phương" của Hoa kỳ. Phản ứng này giảm bớt tác dụng chính trị của nước cờ Johnson đối với cử tri Mỹ và khiến hy vọng hoà bình cũng mờ nhạt. Tuy nhiên dù tuyên bố như vậy, ông Thiệu vẫn nói riêng với Bunker rằng ông sẽ không làm gì để đảo lộn sáng kiến hoà bình của ông Johnson và sẽ tham gia hội nghị nếu Sài gòn thương thuyết thẳng với Hà Nội chứ không phải với Mặt trận giải phóng miền Nam. Khi Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc Bắc Việt, Humphrey vô cùng phấn khởi, cho rằng đó là sự hỗ trợ cho lập trường chấm dứt chiến tranh mà ông cổ võ trong mấy tháng vận động tranh cử. Giờ đây, vào những ngày chót, Johnson lại đi được một nước cờ tuyệt diệu, vừa chấm dứt chiến tranh, vừa bầu lên được người kế vị thuộc đảng Dân chủ. Hôm sau ngày Johnson tuyên bố, tờ Washington Post (số ra ngày 1-1 l-1968) tường thuật là "phản ứng sơ khởi của cấp lãnh đạo chính trị thuộc cả hai đảng là lời tuyên bố ngưng oanh tạc của Tổng thống Johnson đêm qua sẽ có thể làm tăng hy vọng cho đảng Dân chủ để giữ lại được toà Bạch Ốc và duy trì giữ được đa số tại Quốc hội trong cuộc bầu cử vào thứ Ba tới". Humphrey thì được báo chí mô tả là "nghiêm nghị và nhẹ nhõm, hy vọng hành động của Johnson sẽ mang lại "hoà bình trong danh dự".
Cạm bẫy của Nixon
Cứ để Humphrey biểu diễn, Nixon đã giăng sẵn một cái bẫy cho ông ta. Qua những thông tin bí mật về hoà đàm Paris, Nixon biết được hết đường đi nước bước của Johnson. Ông này nắm được sáng kiến hoà bình để giúp Humphrey, lại có đầy đủ quyền hành trong tay, muốn ngưng oanh tạc bất cứ lúc nào cũng được. Sau đó đi tới thoả hiệp với Bắc Việt. Ngày 22-10-1968, Nixon nhận được một tờ trình của Bryce Harlow, một tuỳ viên chính trị của mình, rằng: "Tổng thống Johnson đang cố tìm mọi cách để có được một đổi chác với Bắc Việt… ông trở nên háo hức một cách dường như bệnh hoạn, đi tìm một cái cớ nào đó để có thể vin vào mà ra lệnh ngưng oanh tạc và sẽ chấp nhận bất cứ một cuộc dàn xếp nào…" 16 . Đọc tờ trình nhiều lần, Nixon hết sức bực bội. Ông đề phòng cẩn mật. Ngày 26-10-1968, Nixon quyết định công bố một nhận định về hoà đàm như sau: "Trong ba mươi sáu giờ qua, tôi nghe nói có rất nhiều cuộc hội họp ở toà Bạch Cung và ở các nói khác về vấn đề Việt nam. Tôi nghe nói rằng các viên chức cao cấp trong chính quyền đang rất bận rộn để đạt tới thoả hiệp ngưng oanh tạc và tiếp theo là đình chiến. Trong những ngày gần đây, những việc đó được coi như là đúng. Tôi còn… nghe rằng hoạt động bận rộn ấy là một mưu toan đáng khinh bỉ vào phút chót của Tổng thống Johnson để cứu vãn ứng cử viên Humphrey. Điều này thì tôi không tin là đúng" 17 . Rất khôn, cứ nói toạc ra, lên án, rồi lại phủ nhận. Ngày 31-10-1968 (giờ Washington), Johnson tuyên bố Hoa kỳ sẽ "ngưng mọi phi vụ oanh tạc, mọi vụ oanh kích từ ngoài khơi, và pháo kích trên lãnh thổ Bắc Việt kể từ ngày 1 tháng 11". Ông Humphrey hết sức phấn khởi vì việc ngưng oanh tạc đã mang lại kết quả mau lẹ. Trước khi Johnson tuyên bố, ứng cử viên Nixon với lập trường mang lại hoà bình đã được dân chúng Mỹ ủng hộ hơn hẳn ứng cử viên Humphrey, người bị coi là kế vị "con diều hâu Johnson". Trước đó mười ngày, Tổ chức thăm dò dân ý Gallup cho biết kết quả là Nixon sẽ dẫn đầu Humphrey tám điểm: 44% và 36% (ngày 21 tháng 10). Nhưng chiều mồng 1-11-1968, tức là chỉ hai ngày sau khi công bố ngưng oanh tạc, thì "sóng gió nổi lên, và Nixon chỉ còn dẫn đầu Humphrey có hai điểm: 42% và 40%" 18 .
Như vậy, chắc là Nixon phải lo lắng lắm. Thế nhưng không, vì ông biết được ông Thiệu đang toan tính cái gì ở Sài gòn. Nixon rất mừng khi thấy phe Dân chủ đang sa vào cái bẫy của mình. Ông biết là ông Thiệu sẽ không chịu đi Paris, vậy mà phe Dân chủ lại phóng mạnh lên viễn ảnh hoà bình bằng cách gắn liền việc ngưng oanh tạc với Hoà đàm Paris, được ấn định vào ngày 6-11-1968.
Từ thế thủ chuyển sang thế công, ông Nixon lại đi một nước cờ cao hơn: đó là cứ đổ dầu thêm vào lửa. Ông thổi phồng ngay cái hy vọng hoà bình cho lớn hơn, vì biết rằng chính ông Thiệu sẽ làm nó xẹp. Chắc chắn ông sẽ có lợi khi cử tri Mỹ vỡ mộng, hoài nghi lá bài hoà bình của Johnson. Trong một cuộc mít-tinh lớn tại Madison Square Garden, New York, đúng vào ngày ngưng oanh tạc, Nixon tuyên bố rằng ông sẽ "không nói bất cứ điều gì có thể phá vỡ cơ hội đưa đến hoà bình, và ông tin rằng rằng việc ông Johnson ngưng dội bom sẽ "mang lại một vài tiến bộ" tại Hoà đàm Paris nhóm họp vào ngày sáu tháng 11 sắp tới. Thực ra, Nixon thừa biết là ông Thiệu sẽ không tham gia, nên ông giăng lưới cho Humphrey và Johnson rơi vào.
Lá bài tẩy.
Ba ngày trước cuộc bầu cử, áp lực của Johnson gia tăng. ông gửi một thông điệp riêng cho ông Thiệu thúc giục "Chúng ta không nên bỏ nhau trong giờ phút nghiêm trọng này".
Lá bài chót của ông Thiệu là bài diễn văn ông dự định đọc vào ngày Lễ Quốc Khánh, mồng một tháng 11, ngày lật đố Chính phủ Ngô Đình Diệm (31 tháng 10, giờ Washington). ông Thiệu dự định đọc diễn văn trong một phiên họp Lưỡng Viện Quốc hội Việt nam cộng hoà vào mồng một tháng 11. Buổi chiều hôm trước, nhân dịp lễ Quốc khánh, ông mở một tiệc tiếp tân khoản đãi ngoại giao đoàn tại dinh Độc Lập. Nhớ lại buổi đó, ông kể chúng tôi nghe hồi 1977: "Không thấy ông già Bunker nói chuyện với ai hết, mà cứ đến chỗ tôi nói về bài diễn văn tôi sắp đọc ngày mai. Bunker hỏi nhiều lần là "mọi việc êm xuôi cả chứ, thưa Tổng thống?". Tôi trả lời "Cố nhiên, cố nhiên, mọi việc đều êm xuôi".
Bunker lấy làm hài lòng và nâng ly chúc tụng tự do cho Việt nam cộng hoà. Ông báo cáo về Washington là ông Thiệu sẽ tuyên bố trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội (vào hôm sau, mồng 1-11) là Việt nam cộng hoà sẽ tham gia các cuộc Hoà dàm Paris. Riêng ông Thiệu thì đã dùng mọi cách để giấu cho kín nội dung bài diễn văn: ông tự viết lấy bản thảo, rồi cho ba người thư ký khác nhau đánh máy, mỗi người đánh một số trang chẳng theo thứ tự nào để không người nào có thể đọc được tất cả bài diễn văn. Họ lại phải ở luôn trong dinh hôm đó, không được đi đâu 19 .
Sáng thứ Bảy, 1-11-1968, một buổi sáng êm ả ở Sài gòn, khí trời khô ráo và dễ chịu vì mùa mưa vừa hết. Ông Thiệu kể lại là trên đường từ Dinh Độc Lập tới Quốc hội, ông hết sức lo ngại, có thể ông sẽ bị CIA ám sát nếu Johnson và Humphrey biết trước được là ông sắp sửa phản phé và bác bỏ kế hoạch hoà bình của Hoa kỳ, ngầm phá hoại cơ hội thắng cử của Humphrey. "Và nếu họ muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ đổ cho Việt Cộng hoặc là do "âm mưu đảo chính" là xong", ông Thiệu kể lại. Nếu tình hình ở Miền Nam trở nên rối ren thì lại càng dễ bề biện minh cho việc ngưng oanh tạc và khởi sự đàm phán với Bắc Việt. Ông Thiệu cũng biết rằng một khi ông đã tới được toà nhà Quốc hội và đọc diễn văn công khai loan báo quyết định của mình rồi thì hết phải lo. Ông sẽ tránh được những thảm hoạ có thể xảy ra nếu như người Mỹ quyết định lật đổ ông.
Ngồi sừng sững ngay hàng ghế đầu trong Quốc hội, Đại sứ Bunker có vẻ thoải mái và luôn tủm tỉm cười, sau cả tháng giằng co với phía Việt nam cộng hoà. Khi ông Thiệu tới, máy quay phim của ba hệ thống truyền hình Mỹ đều hướng vào ông và cử toạ đồng loạt đứng dậy vỗ tay. "Này công dân ơi, Quốc gia đến ngày giải phóng…". Mọi người nghiêm chỉnh chào quốc kỳ.
Khi bắt đầu nói, ông Thiệu tỏ vẻ xúc động rõ rệt, nhưng cương quyết. Sau phần mở đầu ngắn ngủi, ông cất cao tiếng nói. Bằng một giọng đanh và sắc, ông đòi Bắc Việt trực tiếp đàm phán với Việt nam cộng hoà. Việt Cộng sẽ chỉ tham gia như một phần của phái bộ Bắc Việt mà thôi. Nhấn mạnh từng chữ, ông nói: "Chính phủ Việt nam cộng hoà rất tiếc là không thể tham dự những cuộc hoà đàm sơ bộ hiện nay tại Paris".
Cả Quốc hội nghe đến đó đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay thật lâu. Đèn chiếu và máy quay phim bỗng đổ dồn về phía Bunker. Sau này, ông Thiệu kể lại: "Tôi còn nhìn thấy rõ là Bunker lúc ấy cố làm ra vẻ bình tĩnh mà không được. Ông toát cả mồ hôi ra. Nhìn gương mặt ông, tôi không khỏi ái ngại, nhưng tôi không thể làm gì khác hơn được. Tôi không thể chấp nhận tình trạng có thể đưa mình tới chỗ liên hiệp với Cộng sản" 20 . Bài diễn văn của ông Thiệu kéo dài 27 phút và bị những tràng pháo tay làm gián đoạn mười tám lần. Quyết định này của ông đã là một tin quan trọng 21 . Bài diễn văn ngày Quốc Khánh năm 1968 của ông Thiệu là một nước cờ then chốt từ một mưu lược do chính Nixon thúc đẩy
Tờ Washington Post đăng tít hàng đầu: "NAM VIỆT NAM TẨY CHAY HOÀ ĐÀM NGÀY 6 THÁNG 11", và phần tin tức của bài báo ghi rằng: "Hậu quả hành động của Thiệu là làm người ta nghi ngờ về những nước cờ của Mỹ nhằm mở cuộc thương thuyết với Cộng sản để chấm dứt chiến tranh". Ngày bầu cử Tổng thống là thứ Ba, mùng 5-11-1968. Như sử gia nổi tiếng Theodore White đã nhận định trong cuốn "Việc tạo dựng nên ngôi vị Tổng thống" (The making of the Presidency, 1968):
"Giả như hoà bình đã hiển nhiên như một sự thực trong ba ngày chót của cuộc bầu cử năm 1968, thì Hubert Humphrey có thể đã đắc cử; có thể ông ta đã là một Tổng thống thiểu số, nhưng dù sao cũng là Tổng thống. Thế nhưng, qua những xáo trộn của ba ngày chót đó, người ta thấy rằng vụ ngưng ném bom bắt đầu sáng Thứ Sáu, chắc không thể nào làm ngưng được máu người Mỹ vẫn đổ ở Á Châu; và dư luận quần chúng đang thuận lợi cho Humphrey, bỗng nhiên lại ngả về phía Nixon 22 .
Nixon thắng cử chỉ có 43.4% tổng số phiếu toàn quốc, so với 42.7% cho Humphrey, hơn nhau chỉ nửa triệu phiếu. Nếu tính cho tròn theo phương pháp thống kê thì mỗi người được bằng nhau là 43%. Dư luận cho rằng "nếu như ngày bầu cử nhằm vào Thứ Bảy hay Chủ nhật (tức là ngay sau ngày ngưng oanh tạc), thì có thể Nixon đã thua. Nhưng giá như ngày bầu cử được tổ chức một tuần lễ muộn hơn nữa, thì Nixon có thể còn thắng từ một triệu đến hơn năm triệu lá phiếu" 23 . Sau này, chính Tổng thống Johnson đã xác định trong cuốn hồi ký của ông "The Vantage Point" rằng: "Ngày 1-11-1968, sau khi cho hay là sẽ đi dự Hoà đàm Paris, nhà lãnh đạo Việt nam cộng hoà lại quyết định không tham dự. Tôi tin chắc rằng sự việc đó đã làm cho ông Humphrey thất cử" 24 .
Vắt chanh bỏ vỏ.
Nếu như tin ông Nixon thắng cử có làm ông Thiệu hài lòng đôi chút thì nó cũng chỉ là trong chốc lát. Đại sứ Bunker và cả Bộ Ngoại giao Hoa kỳ vô cùng bực tức về ông. Ông Thiệu cũng cảm thấy rằng mình đã hơi quá tay. Ngày 12-11-1968, Tổng trưởng quốc phòng Clark Clifford công khai cảnh cáo ông Thiệu rằng nếu ông không tham dự hoà đàm Paris, Hoa kỳ sẽ hành động một mình và không cần đến ông. Tờ New York Times thuật lại việc ông Clifford đã không đè nén được sự nổi giận của ông về việc ông Thiệu đã chống lại cuộc đàm phán vào giây phút chót.
Ở Sài gòn, lởi cảnh cáo của Clifford lại được giải thích là Johnson đang nổi sùng với ông Thiệu và có thể quyết định lật đổ ông. Ông Thiệu kể lại: "Nếu Johnson lật đổ tôi trước khi Nixon nhậm chức, thì cái đó hẳn là một giải pháp êm đẹp nhất cho Nixon: ông ta sẽ khỏi phải đích thân lật đổ tôi. Tôi đâu có căn cứ chính sách của tôi vào một cá nhân duy nhất, mà vào chính sách của Hoa kỳ. Tôi biết chính sách của Hoa kỳ là thương lượng để đạt được một Chính phủ liên hiệp ở miền Nam, chứ không phải thắng lợi quân sự. Tôi không bao giở có ảo tưởng là chính sách Nixon nhằm giúp Miền Nam thắng Miền Bắc về mặt quân sự".
Sau này, khi lên truyền hình đọc bài diễn văn từ chức vào ngày 22-4-1975, ông Thiệu còn nhắc lại rằng: "Vào những ngày vô cùng khó khăn năm 1968, áp lực của Mỹ đè lên chúng ta không phải là nhỏ?
Việc ông Thiệu lo ngại về đảo chính sau khi Nixon đắc cử cũng không hẳn là không có lý do. Tác giả Seymour Hersh trong cuốn "The Price of power", sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này cho hay rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Clark Clifford và cảnh cáo: "Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết" 25 .
Một tuần lễ sau khi bầu cử, ngày 11-11-1968, Nixon tuy đã thắng nhưng chưa chính thức nhậm chức (ngày 20-1-1969 mới đăng quang) đã tới thăm Johnson tại Bạch Cung và được hướng dẫn về chính sách đối ngoại. Cuối phiên họp, khi bàn về Việt nam, Nixon tuyên bố: "Chính phủ Johnson không những có thể hành động nhân danh chính quyền hiện nay mà còn nhân danh cả toàn quốc, và như thế có nghĩa là nhân danh cả chính quyền (của Nixon) sắp tới nữa". Khi tin này được công bố, báo chí lập tức giải thích câu phát biểu của Nixon là chính Tổng thống tân cử cũng đã bắt đầu "làm áp lực" đối với ông Thiệu 26 .
Và đúng như vậy, chỉ vài ngày sau khi Nixon thắng cử, cố vấn của Nixon là Mitchell đã điện thoại yêu cầu bà Chennault nói với ông Thiệu là "nên tham dự ngay các cuộc hoà đàm ở Paris". Bà vô cùng tức giận, cho rằng Nixon đã phản bội. Bà còn nhớ trước ngày bầu cử, Mitchell đã gọi các cuộc hoà đàm ở Paris là "giả mạo", xúi ông Thiệu đừng tham dự, lúc nào cũng giục "hãy cố thử" (please hold on!) mà bây giờ lại trở mặt, cho việc gửi đại diện tham dự là quan trọng.
Thế nhưng, Nixon đã lên lưng ngựa rồi, bây giờ đâu còn cần ai nữa! "Đường ta, ta cứ đi", Nixon trực chỉ phóng tới đích 27.
Đã đâm lao, phải theo lao. Tại Sài gòn, ông Thiệu phản ứng bàng cách tự tách khỏi quyết định ngưng oanh tạc. Ông tuyên bố đó là một quyết định "đơn phương" của Hoa kỳ. Phản ứng này giảm bớt tác dụng chính trị của nước cờ Johnson đối với cử tri Mỹ và khiến hy vọng hoà bình cũng mờ nhạt. Tuy nhiên dù tuyên bố như vậy, ông Thiệu vẫn nói riêng với Bunker rằng ông sẽ không làm gì để đảo lộn sáng kiến hoà bình của ông Johnson và sẽ tham gia hội nghị nếu Sài gòn thương thuyết thẳng với Hà Nội chứ không phải với Mặt trận giải phóng miền Nam. Khi Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc Bắc Việt, Humphrey vô cùng phấn khởi, cho rằng đó là sự hỗ trợ cho lập trường chấm dứt chiến tranh mà ông cổ võ trong mấy tháng vận động tranh cử. Giờ đây, vào những ngày chót, Johnson lại đi được một nước cờ tuyệt diệu, vừa chấm dứt chiến tranh, vừa bầu lên được người kế vị thuộc đảng Dân chủ. Hôm sau ngày Johnson tuyên bố, tờ Washington Post (số ra ngày 1-1 l-1968) tường thuật là "phản ứng sơ khởi của cấp lãnh đạo chính trị thuộc cả hai đảng là lời tuyên bố ngưng oanh tạc của Tổng thống Johnson đêm qua sẽ có thể làm tăng hy vọng cho đảng Dân chủ để giữ lại được toà Bạch Ốc và duy trì giữ được đa số tại Quốc hội trong cuộc bầu cử vào thứ Ba tới". Humphrey thì được báo chí mô tả là "nghiêm nghị và nhẹ nhõm, hy vọng hành động của Johnson sẽ mang lại "hoà bình trong danh dự".
Cạm bẫy của Nixon
Cứ để Humphrey biểu diễn, Nixon đã giăng sẵn một cái bẫy cho ông ta. Qua những thông tin bí mật về hoà đàm Paris, Nixon biết được hết đường đi nước bước của Johnson. Ông này nắm được sáng kiến hoà bình để giúp Humphrey, lại có đầy đủ quyền hành trong tay, muốn ngưng oanh tạc bất cứ lúc nào cũng được. Sau đó đi tới thoả hiệp với Bắc Việt. Ngày 22-10-1968, Nixon nhận được một tờ trình của Bryce Harlow, một tuỳ viên chính trị của mình, rằng: "Tổng thống Johnson đang cố tìm mọi cách để có được một đổi chác với Bắc Việt… ông trở nên háo hức một cách dường như bệnh hoạn, đi tìm một cái cớ nào đó để có thể vin vào mà ra lệnh ngưng oanh tạc và sẽ chấp nhận bất cứ một cuộc dàn xếp nào…" 16 . Đọc tờ trình nhiều lần, Nixon hết sức bực bội. Ông đề phòng cẩn mật. Ngày 26-10-1968, Nixon quyết định công bố một nhận định về hoà đàm như sau: "Trong ba mươi sáu giờ qua, tôi nghe nói có rất nhiều cuộc hội họp ở toà Bạch Cung và ở các nói khác về vấn đề Việt nam. Tôi nghe nói rằng các viên chức cao cấp trong chính quyền đang rất bận rộn để đạt tới thoả hiệp ngưng oanh tạc và tiếp theo là đình chiến. Trong những ngày gần đây, những việc đó được coi như là đúng. Tôi còn… nghe rằng hoạt động bận rộn ấy là một mưu toan đáng khinh bỉ vào phút chót của Tổng thống Johnson để cứu vãn ứng cử viên Humphrey. Điều này thì tôi không tin là đúng" 17 . Rất khôn, cứ nói toạc ra, lên án, rồi lại phủ nhận. Ngày 31-10-1968 (giờ Washington), Johnson tuyên bố Hoa kỳ sẽ "ngưng mọi phi vụ oanh tạc, mọi vụ oanh kích từ ngoài khơi, và pháo kích trên lãnh thổ Bắc Việt kể từ ngày 1 tháng 11". Ông Humphrey hết sức phấn khởi vì việc ngưng oanh tạc đã mang lại kết quả mau lẹ. Trước khi Johnson tuyên bố, ứng cử viên Nixon với lập trường mang lại hoà bình đã được dân chúng Mỹ ủng hộ hơn hẳn ứng cử viên Humphrey, người bị coi là kế vị "con diều hâu Johnson". Trước đó mười ngày, Tổ chức thăm dò dân ý Gallup cho biết kết quả là Nixon sẽ dẫn đầu Humphrey tám điểm: 44% và 36% (ngày 21 tháng 10). Nhưng chiều mồng 1-11-1968, tức là chỉ hai ngày sau khi công bố ngưng oanh tạc, thì "sóng gió nổi lên, và Nixon chỉ còn dẫn đầu Humphrey có hai điểm: 42% và 40%" 18 .
Như vậy, chắc là Nixon phải lo lắng lắm. Thế nhưng không, vì ông biết được ông Thiệu đang toan tính cái gì ở Sài gòn. Nixon rất mừng khi thấy phe Dân chủ đang sa vào cái bẫy của mình. Ông biết là ông Thiệu sẽ không chịu đi Paris, vậy mà phe Dân chủ lại phóng mạnh lên viễn ảnh hoà bình bằng cách gắn liền việc ngưng oanh tạc với Hoà đàm Paris, được ấn định vào ngày 6-11-1968.
Từ thế thủ chuyển sang thế công, ông Nixon lại đi một nước cờ cao hơn: đó là cứ đổ dầu thêm vào lửa. Ông thổi phồng ngay cái hy vọng hoà bình cho lớn hơn, vì biết rằng chính ông Thiệu sẽ làm nó xẹp. Chắc chắn ông sẽ có lợi khi cử tri Mỹ vỡ mộng, hoài nghi lá bài hoà bình của Johnson. Trong một cuộc mít-tinh lớn tại Madison Square Garden, New York, đúng vào ngày ngưng oanh tạc, Nixon tuyên bố rằng ông sẽ "không nói bất cứ điều gì có thể phá vỡ cơ hội đưa đến hoà bình, và ông tin rằng rằng việc ông Johnson ngưng dội bom sẽ "mang lại một vài tiến bộ" tại Hoà đàm Paris nhóm họp vào ngày sáu tháng 11 sắp tới. Thực ra, Nixon thừa biết là ông Thiệu sẽ không tham gia, nên ông giăng lưới cho Humphrey và Johnson rơi vào.
Lá bài tẩy.
Ba ngày trước cuộc bầu cử, áp lực của Johnson gia tăng. ông gửi một thông điệp riêng cho ông Thiệu thúc giục "Chúng ta không nên bỏ nhau trong giờ phút nghiêm trọng này".
Lá bài chót của ông Thiệu là bài diễn văn ông dự định đọc vào ngày Lễ Quốc Khánh, mồng một tháng 11, ngày lật đố Chính phủ Ngô Đình Diệm (31 tháng 10, giờ Washington). ông Thiệu dự định đọc diễn văn trong một phiên họp Lưỡng Viện Quốc hội Việt nam cộng hoà vào mồng một tháng 11. Buổi chiều hôm trước, nhân dịp lễ Quốc khánh, ông mở một tiệc tiếp tân khoản đãi ngoại giao đoàn tại dinh Độc Lập. Nhớ lại buổi đó, ông kể chúng tôi nghe hồi 1977: "Không thấy ông già Bunker nói chuyện với ai hết, mà cứ đến chỗ tôi nói về bài diễn văn tôi sắp đọc ngày mai. Bunker hỏi nhiều lần là "mọi việc êm xuôi cả chứ, thưa Tổng thống?". Tôi trả lời "Cố nhiên, cố nhiên, mọi việc đều êm xuôi".
Bunker lấy làm hài lòng và nâng ly chúc tụng tự do cho Việt nam cộng hoà. Ông báo cáo về Washington là ông Thiệu sẽ tuyên bố trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội (vào hôm sau, mồng 1-11) là Việt nam cộng hoà sẽ tham gia các cuộc Hoà dàm Paris. Riêng ông Thiệu thì đã dùng mọi cách để giấu cho kín nội dung bài diễn văn: ông tự viết lấy bản thảo, rồi cho ba người thư ký khác nhau đánh máy, mỗi người đánh một số trang chẳng theo thứ tự nào để không người nào có thể đọc được tất cả bài diễn văn. Họ lại phải ở luôn trong dinh hôm đó, không được đi đâu 19 .
Sáng thứ Bảy, 1-11-1968, một buổi sáng êm ả ở Sài gòn, khí trời khô ráo và dễ chịu vì mùa mưa vừa hết. Ông Thiệu kể lại là trên đường từ Dinh Độc Lập tới Quốc hội, ông hết sức lo ngại, có thể ông sẽ bị CIA ám sát nếu Johnson và Humphrey biết trước được là ông sắp sửa phản phé và bác bỏ kế hoạch hoà bình của Hoa kỳ, ngầm phá hoại cơ hội thắng cử của Humphrey. "Và nếu họ muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ đổ cho Việt Cộng hoặc là do "âm mưu đảo chính" là xong", ông Thiệu kể lại. Nếu tình hình ở Miền Nam trở nên rối ren thì lại càng dễ bề biện minh cho việc ngưng oanh tạc và khởi sự đàm phán với Bắc Việt. Ông Thiệu cũng biết rằng một khi ông đã tới được toà nhà Quốc hội và đọc diễn văn công khai loan báo quyết định của mình rồi thì hết phải lo. Ông sẽ tránh được những thảm hoạ có thể xảy ra nếu như người Mỹ quyết định lật đổ ông.
Ngồi sừng sững ngay hàng ghế đầu trong Quốc hội, Đại sứ Bunker có vẻ thoải mái và luôn tủm tỉm cười, sau cả tháng giằng co với phía Việt nam cộng hoà. Khi ông Thiệu tới, máy quay phim của ba hệ thống truyền hình Mỹ đều hướng vào ông và cử toạ đồng loạt đứng dậy vỗ tay. "Này công dân ơi, Quốc gia đến ngày giải phóng…". Mọi người nghiêm chỉnh chào quốc kỳ.
Khi bắt đầu nói, ông Thiệu tỏ vẻ xúc động rõ rệt, nhưng cương quyết. Sau phần mở đầu ngắn ngủi, ông cất cao tiếng nói. Bằng một giọng đanh và sắc, ông đòi Bắc Việt trực tiếp đàm phán với Việt nam cộng hoà. Việt Cộng sẽ chỉ tham gia như một phần của phái bộ Bắc Việt mà thôi. Nhấn mạnh từng chữ, ông nói: "Chính phủ Việt nam cộng hoà rất tiếc là không thể tham dự những cuộc hoà đàm sơ bộ hiện nay tại Paris".
Cả Quốc hội nghe đến đó đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay thật lâu. Đèn chiếu và máy quay phim bỗng đổ dồn về phía Bunker. Sau này, ông Thiệu kể lại: "Tôi còn nhìn thấy rõ là Bunker lúc ấy cố làm ra vẻ bình tĩnh mà không được. Ông toát cả mồ hôi ra. Nhìn gương mặt ông, tôi không khỏi ái ngại, nhưng tôi không thể làm gì khác hơn được. Tôi không thể chấp nhận tình trạng có thể đưa mình tới chỗ liên hiệp với Cộng sản" 20 . Bài diễn văn của ông Thiệu kéo dài 27 phút và bị những tràng pháo tay làm gián đoạn mười tám lần. Quyết định này của ông đã là một tin quan trọng 21 . Bài diễn văn ngày Quốc Khánh năm 1968 của ông Thiệu là một nước cờ then chốt từ một mưu lược do chính Nixon thúc đẩy
Tờ Washington Post đăng tít hàng đầu: "NAM VIỆT NAM TẨY CHAY HOÀ ĐÀM NGÀY 6 THÁNG 11", và phần tin tức của bài báo ghi rằng: "Hậu quả hành động của Thiệu là làm người ta nghi ngờ về những nước cờ của Mỹ nhằm mở cuộc thương thuyết với Cộng sản để chấm dứt chiến tranh". Ngày bầu cử Tổng thống là thứ Ba, mùng 5-11-1968. Như sử gia nổi tiếng Theodore White đã nhận định trong cuốn "Việc tạo dựng nên ngôi vị Tổng thống" (The making of the Presidency, 1968):
"Giả như hoà bình đã hiển nhiên như một sự thực trong ba ngày chót của cuộc bầu cử năm 1968, thì Hubert Humphrey có thể đã đắc cử; có thể ông ta đã là một Tổng thống thiểu số, nhưng dù sao cũng là Tổng thống. Thế nhưng, qua những xáo trộn của ba ngày chót đó, người ta thấy rằng vụ ngưng ném bom bắt đầu sáng Thứ Sáu, chắc không thể nào làm ngưng được máu người Mỹ vẫn đổ ở Á Châu; và dư luận quần chúng đang thuận lợi cho Humphrey, bỗng nhiên lại ngả về phía Nixon 22 .
Nixon thắng cử chỉ có 43.4% tổng số phiếu toàn quốc, so với 42.7% cho Humphrey, hơn nhau chỉ nửa triệu phiếu. Nếu tính cho tròn theo phương pháp thống kê thì mỗi người được bằng nhau là 43%. Dư luận cho rằng "nếu như ngày bầu cử nhằm vào Thứ Bảy hay Chủ nhật (tức là ngay sau ngày ngưng oanh tạc), thì có thể Nixon đã thua. Nhưng giá như ngày bầu cử được tổ chức một tuần lễ muộn hơn nữa, thì Nixon có thể còn thắng từ một triệu đến hơn năm triệu lá phiếu" 23 . Sau này, chính Tổng thống Johnson đã xác định trong cuốn hồi ký của ông "The Vantage Point" rằng: "Ngày 1-11-1968, sau khi cho hay là sẽ đi dự Hoà đàm Paris, nhà lãnh đạo Việt nam cộng hoà lại quyết định không tham dự. Tôi tin chắc rằng sự việc đó đã làm cho ông Humphrey thất cử" 24 .
Vắt chanh bỏ vỏ.
Nếu như tin ông Nixon thắng cử có làm ông Thiệu hài lòng đôi chút thì nó cũng chỉ là trong chốc lát. Đại sứ Bunker và cả Bộ Ngoại giao Hoa kỳ vô cùng bực tức về ông. Ông Thiệu cũng cảm thấy rằng mình đã hơi quá tay. Ngày 12-11-1968, Tổng trưởng quốc phòng Clark Clifford công khai cảnh cáo ông Thiệu rằng nếu ông không tham dự hoà đàm Paris, Hoa kỳ sẽ hành động một mình và không cần đến ông. Tờ New York Times thuật lại việc ông Clifford đã không đè nén được sự nổi giận của ông về việc ông Thiệu đã chống lại cuộc đàm phán vào giây phút chót.
Ở Sài gòn, lởi cảnh cáo của Clifford lại được giải thích là Johnson đang nổi sùng với ông Thiệu và có thể quyết định lật đổ ông. Ông Thiệu kể lại: "Nếu Johnson lật đổ tôi trước khi Nixon nhậm chức, thì cái đó hẳn là một giải pháp êm đẹp nhất cho Nixon: ông ta sẽ khỏi phải đích thân lật đổ tôi. Tôi đâu có căn cứ chính sách của tôi vào một cá nhân duy nhất, mà vào chính sách của Hoa kỳ. Tôi biết chính sách của Hoa kỳ là thương lượng để đạt được một Chính phủ liên hiệp ở miền Nam, chứ không phải thắng lợi quân sự. Tôi không bao giở có ảo tưởng là chính sách Nixon nhằm giúp Miền Nam thắng Miền Bắc về mặt quân sự".
Sau này, khi lên truyền hình đọc bài diễn văn từ chức vào ngày 22-4-1975, ông Thiệu còn nhắc lại rằng: "Vào những ngày vô cùng khó khăn năm 1968, áp lực của Mỹ đè lên chúng ta không phải là nhỏ?
Việc ông Thiệu lo ngại về đảo chính sau khi Nixon đắc cử cũng không hẳn là không có lý do. Tác giả Seymour Hersh trong cuốn "The Price of power", sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này cho hay rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Clark Clifford và cảnh cáo: "Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết" 25 .
Một tuần lễ sau khi bầu cử, ngày 11-11-1968, Nixon tuy đã thắng nhưng chưa chính thức nhậm chức (ngày 20-1-1969 mới đăng quang) đã tới thăm Johnson tại Bạch Cung và được hướng dẫn về chính sách đối ngoại. Cuối phiên họp, khi bàn về Việt nam, Nixon tuyên bố: "Chính phủ Johnson không những có thể hành động nhân danh chính quyền hiện nay mà còn nhân danh cả toàn quốc, và như thế có nghĩa là nhân danh cả chính quyền (của Nixon) sắp tới nữa". Khi tin này được công bố, báo chí lập tức giải thích câu phát biểu của Nixon là chính Tổng thống tân cử cũng đã bắt đầu "làm áp lực" đối với ông Thiệu 26 .
Và đúng như vậy, chỉ vài ngày sau khi Nixon thắng cử, cố vấn của Nixon là Mitchell đã điện thoại yêu cầu bà Chennault nói với ông Thiệu là "nên tham dự ngay các cuộc hoà đàm ở Paris". Bà vô cùng tức giận, cho rằng Nixon đã phản bội. Bà còn nhớ trước ngày bầu cử, Mitchell đã gọi các cuộc hoà đàm ở Paris là "giả mạo", xúi ông Thiệu đừng tham dự, lúc nào cũng giục "hãy cố thử" (please hold on!) mà bây giờ lại trở mặt, cho việc gửi đại diện tham dự là quan trọng.
Thế nhưng, Nixon đã lên lưng ngựa rồi, bây giờ đâu còn cần ai nữa! "Đường ta, ta cứ đi", Nixon trực chỉ phóng tới đích 27.
---------------------------------------------------------------------
1 Leslie
Gelb and Richard Betts, The Irony of Vietnam, trang 160-161.
2 Leslie H. Gelb and Richard K. Betts, The Irony of Vietnam, trang 170.
3 Harry G. Summers, "Turning point of the war" in David Zabecki, Vietnam, A Reader, trang 240.
4 Leslie H. Gelb and Richard K.Betts, Irony of Vietnam, trang 171; và Harry Summers, "Turning point of the war", trang 231.
5 Harry Summers. "Turning point of the war", trang 235.
6 Phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, 3-5-1985.
7 Phỏng vấn bà Anna Chennault, 5-5-1985.
8 Về điểm này, nên đọc thêm: Bùi Diễm, The Jaws of history, trang 235-246
9 Phỏng vấn bà Anna Chennault, 23-2-1986.
10 Phỏng vấn bà Anna Chennault, 5-5-1985.
11 Anna Chennault, The Education of Anna Chennault, do Seymour Hersh trích dẫn trong The price of power, trang 21; cũng nên đọc Stanley Karnow, Vietnam: a history, trang 585-586.
12 Stanley Karnow, Vietnam: a history, trang 586.
13 Lyndon B. Johnson, The vantage point, trang 520-521.
14 Lyndon B. Johnson, The vantage point.
15 Lyndon B. Jonhson, The vantage point, trang 524.
16 Richard Nixon, Memoiry trang 326.
17 Richard Nixon, Memoiry, trang 327.
18 Theodore H. White, The making of the President 1968, trang 446.
19 Nói chuyện với Tổng thống Thiệu, 25-11-1976.
20 Nói chuyện với Tổng thống Thiệu, 25-11-1976.
21 Tổng thống Johnson đã điện đàm với Đại sứ Bunker: Bunker cam đoan rằng Sài gòn sẽ gửi phái đoàn tham dự hoà đàm Paris mặc dù John Negroponte, một chuyên viên chính trị nói sõi tiếng Việt, đã tiên đoán ngược lại. Phỏng vấn Richard Holbrooke, 26-4-1985. (Holbrooke thời đó là một chuyên viên cấp thấp, làm việc cho Averell Harrimam tại Hoà đàm Paris).
22 Theodore White, The making of the President 1968, trang 447.
23 Theodore White, The making of the President 1968.
24 Lyndon B. Johnson, The vantage point, trang 548-549.
25 Seymour Hersh, The vantage point, trang 22-23.
26 Washington Post, 12-11-1968.
27 Phỏng vấn Anna Chennault, 2-3-1986.
2 Leslie H. Gelb and Richard K. Betts, The Irony of Vietnam, trang 170.
3 Harry G. Summers, "Turning point of the war" in David Zabecki, Vietnam, A Reader, trang 240.
4 Leslie H. Gelb and Richard K.Betts, Irony of Vietnam, trang 171; và Harry Summers, "Turning point of the war", trang 231.
5 Harry Summers. "Turning point of the war", trang 235.
6 Phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, 3-5-1985.
7 Phỏng vấn bà Anna Chennault, 5-5-1985.
8 Về điểm này, nên đọc thêm: Bùi Diễm, The Jaws of history, trang 235-246
9 Phỏng vấn bà Anna Chennault, 23-2-1986.
10 Phỏng vấn bà Anna Chennault, 5-5-1985.
11 Anna Chennault, The Education of Anna Chennault, do Seymour Hersh trích dẫn trong The price of power, trang 21; cũng nên đọc Stanley Karnow, Vietnam: a history, trang 585-586.
12 Stanley Karnow, Vietnam: a history, trang 586.
13 Lyndon B. Johnson, The vantage point, trang 520-521.
14 Lyndon B. Johnson, The vantage point.
15 Lyndon B. Jonhson, The vantage point, trang 524.
16 Richard Nixon, Memoiry trang 326.
17 Richard Nixon, Memoiry, trang 327.
18 Theodore H. White, The making of the President 1968, trang 446.
19 Nói chuyện với Tổng thống Thiệu, 25-11-1976.
20 Nói chuyện với Tổng thống Thiệu, 25-11-1976.
21 Tổng thống Johnson đã điện đàm với Đại sứ Bunker: Bunker cam đoan rằng Sài gòn sẽ gửi phái đoàn tham dự hoà đàm Paris mặc dù John Negroponte, một chuyên viên chính trị nói sõi tiếng Việt, đã tiên đoán ngược lại. Phỏng vấn Richard Holbrooke, 26-4-1985. (Holbrooke thời đó là một chuyên viên cấp thấp, làm việc cho Averell Harrimam tại Hoà đàm Paris).
22 Theodore White, The making of the President 1968, trang 447.
23 Theodore White, The making of the President 1968.
24 Lyndon B. Johnson, The vantage point, trang 548-549.
25 Seymour Hersh, The vantage point, trang 22-23.
26 Washington Post, 12-11-1968.
27 Phỏng vấn Anna Chennault, 2-3-1986.
Nhận xét
Đăng nhận xét