CHIẾN TRANH VIỆT NAM – CAMPUCHIA:
8-PHẢN ỨNG QUỐC TẾ
Sau khi tiến hành đưa quân vào Campuchia, Việt Nam đã chủ động thông báo
với Hội đồng Bảo an vào ngày 11/1/1979 theo quy định về tự vệ chính đáng được
quy định tại Điều 51 Hiến chương LHQ. Trong đó, Đại sứ Đại sứ Việt Nam Hà Văn
Lâu tuyên bố cộng đồng quốc tế trong hai tuần qua đã quá tập trung vào việc Việt
Nam đưa quân vào Campuchia mà quên mất rằng chính quyền Khmer Đỏ đã phạm tội ác
diệt chủng suốt thời gian trước đó, việc lật đổ chính quyền Khmer Đỏ là cần thiết
để kịp thời ngăn chặn tội ác này. Ông cũng cho rằng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu
nước Campuchia đã thực hiện cuộc cách mạng của nhân dân Campuchia khi lật đổ chế
độ Khmer Đỏ, việc quân đội Khmer Đỏ tấn công lãnh thổ Việt Nam đã buộc Quân đội
nhân dân Việt Nam thực hiện tự vệ chính đáng theo Hiến chương Liên hợp quốc.[48]
Ngày 12/1/1979, Hội đồng Bảo an mời Việt Nam, Cuba, Hoàng tử Norodom
Sihanouk phát biểu tại phiên họp của HĐBA. Tại đây, Hoàng tử Norodom Sihanouk
cho rằng Việt Nam đã thực hiện một cuộc "xâm lược trắng trợn" kiểu
chiến tranh chớp nhoáng và đề nghị HĐBA ra nghị quyết yêu cầu Việt Nam rút quân
và ngừng mọi hành động can thiệp vào Campuchia nhưng không đề nghị HĐBA lên án
Việt Nam. Tuy nhiên, do bị Liên Xô và Tiệp Khắc bỏ phiếu chống nên yêu cầu của
Hoàng tử Norodom Sihanouk không được thực hiện. Hội đồng Bảo an thống nhất sẽ họp
lại sau khi Việt Nam rút quân. Đại diện Mỹ Andrew Young cho rằng tuyên bố của
Hoàng tử Norodom Sihanouk cơ bản chỉ liên quan tới việc lật đổ chính quyền ở
Campuchia. Trung Quốc cáo buộc Liên Xô là "đại bá" và Việt Nam là
"tiểu bá". Thay mặt ngoại trưởng Cộng hòa nhân dân Campuchia Hun Sen,
Đại sứ Việt Nam Hà Văn Lâu đưa ra đề nghị không nên cho phép Hoàng tử Norodom
Sihanouk được phát biểu tại các phiên họp của HĐBA vì cho rằng Hiến chương LHQ
không cho phép một nhà nước được sụp đổ được phát biểu tại đây. Đại sứ Hà Văn
Lâu cũng cho rằng Việt Nam chỉ chiến đấu với lực lượng vũ trang Khmer Đỏ còn việc
Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia lật đổ Khmer Đỏ là công việc nội bộ
của Campuchia nên Việt Nam không can thiệp vào việc này, Việt Nam đơn thuần chỉ
thực hiện tự vệ chính đáng. Đại sứ Raul Roa của Cuba chỉ trích trực tiếp Hoàng
tử Norodom Sihanouk là con tốt của Trung Quốc và cho rằng vị hoàng tử Campuchia
phải chịu trách nhiệm khi chính quyền Khmer Đỏ thực hiện các tội ác. Hoàng tử
Norodom Sihanouk đã tỏ ra hài lòng khi Mỹ tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ giữ ghế tại
Liên hợp quốc mặc dù thừa nhận chính quyền này đã phạm phải nhiều tội ác cũng
như không chấp nhận việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia.[49] Anh Quốc tuyên bố
"dù nhân quyền ở Campuchia có thế nào, không thể tha thứ cho Việt Nam, vốn
có nhân quyền cũng đáng lên án, khi vi phạm lãnh thổ Campuchia Dân Chủ".
Pháp tuyên bố "Quan niệm rằng vì một chính quyền đáng xấu hổ, mà có thể biện
minh cho can thiệp nước ngoài và lật đổ, thật là nguy hiểm.". Na Uy
"mạnh mẽ phản đối" các vi phạm nhân quyền của Pol Pot, nhưng vi phạm
nhân quyền này "không thể biện hộ cho hành động của Việt Nam". Bồ Đào
Nha nói hành động của Việt Nam "vi phạm rõ rệt nguyên tắc không can thiệp"
bất chấp hồ sơ nhân quyền "tệ hại" ở Campuchia. New Zealand cũng nói
Campuchia Dân Chủ của Pol Pot có nhiều cái xấu, nhưng "việc xấu của một nước
không biện minh cho sự xâm lăng lãnh thổ của một nước khác". Australia
"hoàn toàn ủng hộ quyền của Campuchia Dân Chủ được độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ". Singapore phát biểu "Không nước nào có quyền lật
đổ chính phủ Campuchia Dân Chủ, dù chính phủ này có đối xử tàn tệ nhân dân thế
nào. Đi ngược nguyên tắc này có nghĩa là thừa nhận chính phủ nước ngoài lại có
quyền can thiệp và lật đổ chính phủ nước khác." và họ lo ngại Việt Nam
đang đe dọa an ninh của Singapore và khu vực.
Ngày 16/3/1979, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một nghị quyết do Asean bảo
trợ, kêu gọi ngừng bắn trong toàn khu vực, rút quân đội nước ngoài, và giải quyết
bằng hòa bình. Liên Xô buộc phải dùng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết này.
Ngày 21/9/1979, Đại hội đồng tổ chức phiên họp để xác định người đại diện
của Campuchia tại Liên hợp quốc. Việt Nam, Liên Xô và 33 nước khác ủng hộ Cộng
hòa Nhân dân Campuchia giữ ghế này nhưng 71 nước khác, gồm Trung Quốc, Mỹ, Thái
Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines (bên ủng hộ Khmer Đỏ mạnh mẽ
nhất) ủng hộ Khmer Đỏ, 34 nước bỏ phiếu trắng và 12 nước không bỏ phiếu khiến
cho Khmer Đỏ tiếp tục giữ ghế này cho tới năm 1990. Phía Việt Nam và Liên Xô
cho rằng Khmer Đỏ đã phạm vào các tội ác diệt chủng và không phải chính quyền
chính danh ở Campuchia nên không có tư cách giữ ghế trong Liên hợp quốc. Phía
Trung Quốc và 5 nước Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines cho
rằng dù bất kỳ chuyện gì đã xảy ra ở Campuchia thì ghế ở Liên hợp quốc vẫn phải
thuộc về Khmer Đỏ. Dù bị chỉ trích mạnh mẽ nhưng Khmer Đỏ vẫn coi đây là một
chiến thắng ngoại giao của mình. Phiên bỏ phiếu đã bị trì hoãn khi Đại sứ Ấn Độ
tại Liên hợp Quốc Brajesh Chandra Mishra đề xuất để trống ghế này nhưng phía
Singapore và Malaysia phản đối khi vẫn tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ, sau đó Ân Độ vẫn
giữ quan điểm về việc không chấp nhận để một chế độ diệt chủng có ghế trong
Liên hợp quốc. Phía Cộng hòa Nhân dân Campuchia cho rằng do họ đang thực tế
lãnh đạo đất nước Campuchia một cách đầy đủ và ổn định nên họ mới có quyền nhận
được ghế ở Liên hợp quốc. Mặc dù Khmer Đỏ tuyên bố vẫn kiểm soát 1/4 lãnh thổ
Campuchia nhưng Pháp cho rằng Khmer Đỏ đã thổi phồng quá nhiều. Đại sứ Tommy
Koh Thong Bee của Singapore cho rằng "nếu chúng tôi (những nước ủng hộ
Khmer Đỏ) ủng hộ học thuyết can thiệp nhân đạo thì thế giới vốn dĩ đang rất
nguy hiểm cho các nước nhỏ thì sẽ còn nguy hiểm hơn cho những nước này". Đại
sứ Hà Văn Lâu của Việt Nam khẳng định việc Việt Nam triển khai quân đội ở
Campuchia là không liên quan đến lĩnh vực chủ quyền quốc gia, chủ quyền của
Campuchia không bị xâm phạm và việc quân đội Việt Nam ở Campuchia là một nhân tố
bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực. Phía Việt Nam cho rằng họ đang thực hiện
nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người chứ không hề xâm phạm chủ quyền
Campuchia, việc sử dụng lực lượng vũ trang là biện pháp cuối cùng khi Việt Nam
đã chủ động đàm phán ngoại giao với Khmer Đỏ từ năm 1975 nhưng không có kết quả
và việc lực lượng vũ trang Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế là biện pháp
tương xứng để kịp thời chấm dứt tội ác chống lại loài người do Khmer Đỏ thực hiện
ở Campuchia.
Ngày 14/11/1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ra nghị quyết số 34/22 với nội
dung quan ngại sâu sắc cuộc xung đột ở Campuchia đang leo thang và đe dọa
nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á, hối tiếc sâu sắc về sự can thiệp
vũ trang từ bên ngoài (không nói rõ nước nào) vào nội bộ của Campuchia, cảnh
báo nghiêm trọng về việc xung đột ở Campuchia có thể lan sang các nước láng giếng
khiến các cường quốc phải can thiệp sâu hơn, quan ngại sâu sắc tình trạng khốn
cùng mà nhân dân Campuchia đang phải chịu đựng, kêu gọi mọi thành viên Liên hợp
quốc sử dụng mọi biện pháp khẩn cấp để tái định cư đối với những người
Campuchia phải từ bỏ nhà cửa, kêu gọi các bên tham gia xung đột tôn trọng các
quyền cơ bản của con người và ngừng bắn, đề nghị các bên rút lực lượng nước
ngoài và hạn chế can thiệp công việc nội bộ của Campuchia để người dân
Campuchia được tự do lựa chọn tương lai và số phận của mình một cách dân chủ,
các bên sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột.[52] Nghị quyết
do 5 nước Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia đề xuất và
Trung Quốc vận động hành lang mạnh mẽ được thông qua với 91 phiếu thuận, 21 phiếu
chống và 29 phiếu trắng đồng thời không nêu đích danh quốc tịch lực lượng nước
ngoài ở Campuchia. Các đề xuất lo ngại cuộc tấn công của Việt Nam có thể lan
sang Thái Lan và mặc dù chính quyền Pol Pot gây ra cái chết của hàng trăm nghìn
người thì nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nước khác vẫn phải được duy trì
bảo vệ các nước nhỏ như họ. Phía Việt Nam nhấn mạnh việc họ triển khai lực lượng
vũ trang ở Campuchia là do Cộng hòa nhân dân Campuchia đề nghị và để thực hiện
nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ quyền con người ở Campuchia, nghị quyết 34/22 của Đại
hội đồng là sự đồng lõa với việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào tháng 2/1979.
Mặc dù Việt Nam và Liên Xô đề xuất sáng kiến xây dựng "khu vực hòa
bình" ở Đông Nam Á để giải quyết xung đột nhưng với sự cản trở của Mỹ và
Trung Quốc, Hội đồng Bảo an đã không thể thông qua nghị quyết liên quan đến
sáng kiến này.
Sau đó Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tiếp tục ra nhiều nghị quyết về việc Việt
Nam đóng quân tại Campuchia:
Nghị quyết số 35/6 ngày 22/10/1980 tuyên bố tình trạng thù địch giữa các
bên ở Campuchia vẫn tiếp tục xảy ra và đã có một số hoạt động xung đột lan sang
Thái Lan, Đại hội đồng quan ngại sâu sắc việc quân đội nước ngoài triển khai lực
lượng và vũ khí gần biên giới Thái Lan-Campuchia (thực tế không chỉ Việt Nam mà
còn có Trung Quốc, Mỹ và các nước ASEAN triển khai ở khu vực này), tiếp tục kêu
gọi rút lực lượng vũ trang nước ngoài khỏi Campuchia trong khoảng thời gian do
LHQ xác định.
Nghị quyết số 37/6 ngày 28/10/1982 tuyên bố lấy làm tiếc một cách sâu sắc
(deploring) việc can thiệp vũ trang nước ngoài (bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc,
Mỹ, Thái Lan, Singapore, Malaysia) vẫn tiếp tục và khiến tình trạng thù địch ở
Campuchia chưa thể chấm dứt, đại hội đồng thừa nhận rằng một giải pháp chính trị
toàn diện ở Campuchia sẽ tạo điều kiện để các lực lượng nước ngoài rút khỏi
Campuchia (đàm phán để có giải pháp chính trị trước, rút quân sau), ủng hộ việc
tổ chức Hội nghị quốc tế về Campuchia.
Nghị quyết số 38/3 ngày 27/10/1983 tuyên bố Đại hội đồng thừa nhận rằng
việc rút tất lực lượng vũ trang nước ngoài khỏi Campuchia dựa trên một giải
pháp chính trị toàn diện là yêu cầu cấp bách và mọi căng thẳng ở Đông Nam Á chỉ
được giảm nhẹ sau một giải pháp chính trị toàn diện ở Campuchia.
Nghị quyết số 40/7 ngày 05/11/1985 nhấn mạnh rằng không có giải pháp nhân
đạo nào hiệu quả nếu thiếu giải pháp chính trị ở Campuchia.
Nghị quyết số 42/3 ngày 14/10/1987 hoan nghênh vai trò của Ủy ban Ad-hoc
trong việc liên tục triệu tập Hội nghị quốc tế về Campuchia.
Nghị quyết số 43/19 ngày 03/11/1988 công nhận việc các bên liên quan và
có quan tâm tới tình hình Campuchia đã gặp nhau tại phiên họp không chính thức ở
Jakarta (Indonesia) từ ngày 25-28/7 đã giúp cải thiện tình hình.
Nghị quyết số 44/22 ngày 17/11/1989 công nhận mặc dù chưa đạt được giải
pháp chính trị nhưng Hội nghị Paris về Campuchia đã có nhiều nỗ lực cụ thể hóa
các giải pháp chính trị và cũng lưu ý rằng quá trình rút các lực lượng vũ trang
nước ngoài khỏi Campuchia không nằm trong bộ giải pháp chính trị cho nước này.
Tuy nhiên, Hiến chương Liên hợp quốc quy định nghị quyết của Đại hội đồng
chỉ có giá trị khuyến nghị mà không có giá trị ràng buộc về pháp lý, chỉ có nghị
quyết của Hội đồng Bảo an mới có giá trị ràng buộc.
Ngày 20/9/1990, Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết số 668, trong đó
công nhận Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia đã có nhiều đóng góp lớn để thực
hiện giải pháp chính trị ở Campuchia, đại diện Hội đồng Dân tộc Tối cao sẽ giữ
ghế của Campuchia tại Liên hợp quốc thay vì để Khmer Đỏ giữ ghế này.[62] Đây là
nghị quyết đầu tiên và có tính ràng buộc các bên liên quan ở Campuchia sau hơn
10 năm mà không có bất kỳ nghị quyết nào cũng như không có bất kỳ lệnh trừng phạt
hay lên án đối với các bên liên quan. Sau đó, Hội đồng Bảo an tiếp tục thông
qua các Nghị quyết số 717, 718, 728, 745, 766, 783, 792, 810, 826, 835, 840,
860, 880 liên quan đến Campuchia.
Năm 1997 hai Đồng Thủ tướng Campuchia viết thư Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc
xin trợ giúp tổ chức xét xử các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ. Sau đàm phán lâu
dài hai bên ký hiệp định ngày 6 tháng 6 năm 2003, được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
phê chuẩn Tòa án Đặc biệt Tư pháp Campuchia. 
Nhận xét
Đăng nhận xét