Các tỉnh, thành nào có thể vào diện sáp nhập khi không đủ
tiêu chuẩn đơn vị hành chính?
Tiêu chí 'cứng' dựa trên quy mô dân số, diện tích
Xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới,
đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã;
định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hiện chưa có tiêu chí cụ thể để thực hiện sáp nhập các tỉnh thành, song
theo nghị quyết 1211/2016 và nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
tiêu chuẩn đơn vị hành chính, tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh sẽ dựa vào quy mô dân
số, diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc.
Cụ thể, quy mô dân số của tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở
lên; các tỉnh khác có quy mô dân số từ 1,4 triệu người trở lên.
Về diện tích tự nhiên, tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000km2 trở lên, và
các tỉnh thuộc vùng miền khác có diện tích phải từ 5.000km2 trở lên.
Đồng thời, tỉnh phải đáp ứng số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có
từ 9 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành phố hoặc 1 thị xã.
Từ năm 1975 đến nay, sau nhiều đợt chia tách, sáp nhập, hiện Việt Nam có
63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung
ương.
Như vậy, nếu dựa theo tiêu chí này của nghị quyết 1211 và nghị quyết 27 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ có nhiều tỉnh, thành không đủ tiêu chuẩn về quy
mô dân số, diện tích tự nhiên.
Tuy nhiên đến nay việc sắp xếp đơn vị hành chính không đủ tiêu chí mới
đang thực hiện ở cấp huyện, cấp xã.
Nhiều tỉnh không đủ tiêu chí
Thống kê của Tuổi Trẻ Online cho thấy nhiều tỉnh không đáp ứng tiêu chí của
đơn vị hành chính cấp tỉnh theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
khi đồng thời không đáp ứng về quy mô dân số và diện tích tự nhiên, số lượng
đơn vị hành chính cấp huyện; hoặc không đáp ứng ba tiêu chí trên.
Trong số này, các tỉnh có ít dân nhất
Việt Nam, dưới mức quy định tối thiểu cho một đơn vị hành
chính cấp tỉnh là 900.000 người. Bao gồm: Hòa Bình, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng,
Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Nông, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Hà Nam, Phú Yên, Hậu Giang, Lào Cai, Yên Bái. Các địa phương này chủ yếu nằm
ở vùng Tây Bắc và rải rác ở miền Trung, Tây Nguyên.
Cùng đó, các tỉnh có diện tích
dưới mức quy định tối thiểu cho một đơn vị hành chính cấp tỉnh
(5.000km2), bao gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội,
Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh
Phúc, Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Bạc LIêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Các tỉnh này chủ yếu
nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, các tỉnh không đáp ứng
yêu cầu về số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là từ 9 đơn vị trở lên. Bao gồm: Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình,
Quảng Bình, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hậu
Giang, Vĩnh Long.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, các cơ quan liên quan cần đề xuất chủ
trương sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, quy định của Đảng có liên
quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3-2025.
Như vậy, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, thành có thể sẽ có phương án cụ
thể ngay trong năm nay theo yêu cầu của Bộ Chính trị, nhằm thực hiện tinh gọn bộ
máy và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp
lý, hiệu quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét