CUỘC CHIẾN 1979 NẰM TRONG CHIẾN LƯỢC 10 NĂM CỦA TRUNG QUỐC
CUỘC CHIẾN 1979
NẰM TRONG CHIẾN LƯỢC 10 NĂM
CỦA TRUNG QUỐC
Vào ngày 17/2/1979, hơn 600 ngàn
quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tấn công miền Bắc Việt Nam trong cái gọi
là “cuộc phản công để tự vệ” và “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã xâm chiếm
Campuchia và lật đổ đồng minh của Trung Quốc, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc đã tấn công trên 6 mặt trận suốt 6 tỉnh Quảng Ninh, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc
đã dừng lại vào ngày 15/3, và quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã rút về nước
sau khi đã gây ra tổn thất nặng nề về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh biên giới phía
Bắc của Việt Nam.
Cuộc
tấn công này là một phần của đại chiến lược, kéo dài cả thập kỷ,
để áp đạt chủ nghĩa bá quyền trên khắp cõi Đông Dương, bằng cách phá vỡ mối
quan hệ của Việt Nam với Liên Xô nhằm mục đích ép buộc Hà Nội quay về dưới tầm ảnh
hưởng của Bắc Kinh.
Bắt đầu từ năm 1977, đại chiến
lược của Trung Quốc đã phát triển trên ba mặt trận, tuy riêng rẽ nhưng lại có mối
liên hệ mật thiết về địa lý với nhau – biên giới phía Tây Nam, biên giới phía Bắc,
và mặt trận nội địa của Việt Nam. Cuộc
chiến do phía Trung Quốc theo đuổi chống lại Việt Nam chỉ chấm dứt năm 1987.
Biên
giới phía Tây Nam
Vào tháng 5/1975, sau khi giành
quyền kiểm soát Phnom Penh, Khmer Đỏ đã tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công
vào các hòn đảo do Việt Nam chiếm giữ trên Vịnh Thái Lan, cũng như bắt đầu các
cuộc giao tranh tự phát, ở mức độ thấp, trên dọc biên giới với Việt Nam.
Vào tháng 4/1977, sau khi Pol
Pot giành quyền kiểm soát độc tôn với Khmer Đỏ, quân đội Khmer Đỏ lại bắt đầu
quấy rối các làng mạc và thị trấn biên giới Việt Nam. Trong một bước tiến quân
sự mới, Khmer Đỏ tung các toán biệt kích vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Trung
Quốc hoàn toàn đứng đằng sau các hoạt động này của Khmer Đỏ.
Trong khoảng thời gian giữa
tháng 10/1977 và tháng 1/1978, Việt Nam đã tiến hành cuộc phản công gồm nhiều
sư đoàn vào phía đông Campuchia, nhằm mục đích tấn công các đơn vị quân sự của
Khmer Đỏ và những căn cứ xuất phát của chúng.
Áp
giải tù binh Trung Quốc
Tuy nhiên, cuộc tấn công trừng
phạt của Việt Nam đã không can ngăn được Khmer Đỏ, lực lượng vẫn tiếp tục mở những
cuộc tấn công vượt biên giới với mức độ căng thẳng hơn vào năm 1978. Cũng năm
đó, Trung Quốc đã tăng số cố vấn quân sự ở Campuchia và tăng cường tiếp tế cho
Khmer Đỏ vũ khí thông thường, gồm cả pháo.
Vào tháng 12/1978, Việt Nam đã bắt
đầu cuộc phản công với mục đích tự vệ trên khắp dải biên giới phía Tây Nam với
Campuchia. Lực lượng quân sự Việt Nam, được đồng hành bởi các lực lượng chống
Khmer Đỏ của Campuchia, đã giải phóng được Campuchia. Vào tháng 9/1989, Việt
Nam đã hoàn toàn thành công trong việc chống lại sự nổi loạn của Khmer Đỏ, và
đã rút quân khỏi Campuchia.
Biên
giới phía Bắc
Chiến lược của Trung Quốc đối với
biên giới phía Bắc của Việt Nam đã hình thành dưới dạng các cuộc xâm nhập quân
sự cỡ nhỏ, lật đổ chính trị và chiến tranh thông thường.
Trung Quốc đã khởi xướng các sự
kiện biên giới với Việt Nam cùng lúc với Khmer Đỏ tiến hành các hoạt động quân
sự ở biên giới phía Tây Nam. Các cuộc xâm nhập của Trung Quốc đã tăng mức độ
nghiêm trọng trong hai năm 1977-1978.
Dân cư ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam đều là các dân tộc thiểu số, những người có quan hệ về nòi giống với dân cư
biên giới Trung Quốc. Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch tuyên truyền qua
loa đài nhằm gieo rắc sự chia rẽ ở Việt Nam.
Cao điểm trong các hoạt động của
Trung Quốc là vào đầu năm 1979, liên quan tới việc Việt Nam can thiệp
Campuchia. Trung Quốc đã tổ chức 11 quân đoàn gồm lục quân, dân quân, hải quân
và không quân, với tổng số 450 ngàn người. Hàng ngàn lính bộ binh và kỹ sư đã
thâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam nhằm cắt đứt các phương tiện liên lạc, phá hủy
các thiết bị được lựa chọn để duy trì các giao lộ.
Vào ngày 17/2/1979, hơn 80 ngàn
lính Trung Quốc đã xâm lược biên giới phía Bắc của Việt Nam trong cái gọi là
“cuộc phản công vì mục đích tự vệ”, để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì “đã
xâm lược Campuchia”.
Trung Quốc vẫn tiếp tục các cuộc
tấn công quân sự chống Việt Nam sau khi rút quân vào 15/3/1979. Từ 3/1979 đến
1987, Trung Quốc tiến hành sáu chiến dịch ở biên giới phía Bắc Việt Nam.
Một chiến dịch như vậy hoặc đều
là sự kiện căng thẳng nhất từ năm 1979, hoặc là sự kiện nghiêm trọng nhất so với
năm trước đó. Đó là cuộc bắn pháo vào thị trấn Cao Bằng tháng 7/1980, cuộc chiếm
giữ lãnh thổ miền núi Lạng Sơn và Hà Tuyên tháng 5/1981, cuộc bắn pháo dồn dập
vào tháng 4/1983, cuộc chiếm đất ở Vị Xuyên (Hà Tuyên), cuộc bắn pháo vào Vị
Xuyên 6/1985, và các cuộc nã pháo vào tháng 12/1986 và tháng 1/1987.
Mặt
trận nội địa
Các hành động chính trị của
Trung Quốc tại nội địa Việt Nam đầu tiên là hướng vào người Hoa. Hồi đó có khoảng
300 ngàn người Hoa ở miền Bắc, và 1,2 triệu người Hoa sống ở miền Nam, với sự tập
trung lớn ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn gồm 700 ngàn người.
Đầu năm 1978, sự hoảng loạn lan
truyền trong cộng động người Hoa sau khi Việt Nam tiến hành cuộc cải tạo công
thương có ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp của người Hoa. Trung Quốc đã tố cáo
Việt Nam vì “đã tẩy chay, ngược đãi và xua đuổi” người Hoa, họ kêu gọi người
Hoa về nước. Khoảng 200 ngàn người Hoa đã đăng ký với chính quyền Việt Nam để
được về Trung Quốc.
Vào giữa năm 1978, Trung Quốc đã
cắt hết mọi viện trợ cho Việt Nam. Những tin đồn về chiến tranh lan rộng ở
miền Bắc. Và, như vậy, trong khoảng thời gian giữa tháng Tư và tháng Sáu năm
1978, có khoảng 160 ngàn người Hoa đã rời Việt Nam về Trung Quốc.
Có thể kết luận, cuộc chiến
kéo dài một thập kỷ của Trung Quốc chống lại Việt Nam (1977-1987) đã không đạt
được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào. Trung Quốc đã không phá vỡ được mối quan hệ
giữa Việt Nam và Liên Xô.
Trung Quốc cũng không giúp khôi
phục lại chế độ Khmer Đỏ, hoặc buộc Việt Nam phải rút quân ở Campuchia trước thời
hạn. Mặc dù Trung Quốc đã tạo ra các căng thẳng trong cộng đồng người Hoa,
nhưng họ không đạt được mục đích phá vỡ đáng kể sự ổn định trong nội bộ Việt
Nam. Và các tướng lĩnh Trung Quốc cũng thất bại trong cuộc chiến “đánh nhanh thắng
nhanh” khi họ tiến hành phá hoại Việt Nam vào tháng 2/1979.
Carl Thayer
Giáo sư danh dự tại Đại học New
South Wales, Học viện Quốc phòng Australia
Nhận xét
Đăng nhận xét