Bài 15: TRUNG QUỐC ĐÃ THAY ĐỔI GIỌNG ĐIỆU NHƯ THẾ NÀO KHI NÓI VỀ CHẾ ĐỘ POPOT?
Bài 15
TRUNG QUỐC ĐÃ THAY ĐỔI GIỌNG ĐIỆU
NHƯ THẾ NÀO
KHI NÓI VỀ CHẾ ĐỘ POPOT?
Khmer
Đỏ tấn công vào Phnom Penh ngày 17/4/1975. Ảnh: CNN
Quan
hệ Trung Quốc - Khmer Đỏ
Mối liên hệ
giữa Trung Quốc và Khmer Đỏ vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm trong lịch sử Trung
Quốc.
Theo Nhân dân
nhật báo, từ tháng 6 đến tháng 8/1975, trong khi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân
Lai đã ba lần gặp gỡ Pol Pot và đề nghị không nên tiếp tục thi hành các chính
sách đương thời bởi hệ lụy đáng tiếc về sau thì lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch
Đông lại tán dương rằng, "Khmer Đỏ đã làm được nhưng điều mà Trung Quốc
muốn nhưng không làm được".
Do đó, Pol
Pot đã "tự hào" tuyên bố rằng, "các nhà cách mạng trên toàn thế
giới đều có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Campuchia".
Trang Phượng
Hoàng (Hồng Kông) mô tả, vào ngày 21/6/1975, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông
đã gặp gỡ đoàn đại biểu do Pol Pot dẫn đầu.
Mao
Trạch Đông với Pol Pot (giữa) và Ieng Sary vào tháng 6/1975 tại Bắc Kinh. Ảnh:
Getty
"Trong
cuộc gặp khoảng 1 giờ đồng hồ, Mao Trạch Đông đã trình bày rõ về vấn đề đấu
tranh đường lối. Ông nói: "Chúng tôi tán thành với các anh! Kinh nghiệm
của các anh nhiều kinh nghiệm hơn chúng tôi. Trung Quốc không có tư cách chỉ
trích cách anh, trong 50 năm phạm 10 đường lối sai lầm, có vấn đề thuộc về tính
toàn quốc, có vấn đề thuộc về cục bộ...".
Sau khi chế
độ diệt chủng của Pol Pot bị đánh đổ, năm 1984, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu
Bình nói: "Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là
ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng ông ta đang lãnh đạo cuộc
chiến chống Việt Nam..."
Tuy nhiên,
đến phiên tòa xét xử Khmer Đỏ diễn ra vào năm 2009, ông Jiang Yu - người phát
ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc bấy giờ đã lên tiếng bảo vệ mối quan hệ với chế
độ Khmer Đỏ khi nói rằng đây là một phần của mối quan hệ ngoại giao thông
thường của Bắc Kinh.
"Từ
trước tới nay, Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị và thông thường với chính phủ
Campuchia, bao gồm đảng Campuchia dân chủ (tức Khmer Đỏ)", ông Jiang Yu
nói.
Năm 2010 khi
phiên tòa xét xử Khmer Đỏ thứ hai chuẩn bị diễn ra, Đại sứ Trung Quốc tại
Campuchia Zhang Jinfeng phủ nhận việc Bắc Kinh giúp đỡ Khmer Đỏ thời kỳ trước
đây.
"Chính
phủ Trung Quốc không bao giờ tham gia hay can thiệp vào chính trị của đảng Campuchia
Dân chủ", bà này bao biện, "Trung Quốc không ủng hộ các chính sách
sai trái của chế độ này nhưng [Bắc Kinh] cố gắng cung cấp viện trợ lương thực
và dụng cụ làm nông".
Cuộc
thảm sát vô tiền khoáng hậu
Những năm gần
đây, trước sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với chế độ diệt chủng
Pol Pot, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu có sự thay đổi khi đăng tải nhiều
hơn những bài viết về tội ác tàn bạo của chế độ này.
Báo đảng
Trung Quốc Nhân dân nhật báo năm 2010 viết, vào ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ lật đổ
chính quyền Lon Nol, bắt đầu năm đầu tiên của chính quyền mới nhưng ngày này
cũng trở thành ngày mà người dân Campuchia không thể nào quên. Lãnh đạo Khmer
Đỏ Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot, thực hiện chính sách gọi là "muốn sai
bảo dân thì không thể để họ hiểu biết".
Tờ này viết,
Pol Pot đã ban hành sắc lệnh đầu tiên: Dùng chiến tranh làm cái cớ để đưa dân
cư ra khỏi thành phố.
Quyết định
này được đưa ra hai tháng trước khi đội quân Khmer Đỏ tiến vào thành phố nhưng
vẫn giữ bí mật với cả những thành viên quan trọng nhất, đồng thời lừa dối tất
cả người dân Campuchia rằng, người Mỹ sẽ đánh bom Phnom Penh nên không ai được
phép ở lại và không được mang theo hành lý bởi họ chỉ phải rời thành phố khoảng
3 ngày.
Dưới sự cưỡng
chế của lính Khmer Đỏ, trong vòng 4 ngày, tất cả người dân Phnom Penh bị buộc
phải rời bỏ nhà cửa, từ bỏ tất cả tài sản và trở thành người hoàn toàn trắng
tay.
Lãnh
đạo Khmer Đỏ Pol Pot. Ảnh: Reuters
Phnom Penh -
nơi được mệnh danh là Paris Phương Đông với dân số 2 triệu người đã trở thành
một thành phố trống rỗng chỉ trong vài ngày.
Cũng theo bài
viết trên của Nhân dân Nhật báo, chính từ ngày hôm đó, người dân Campuchia bắt
đầu bị đẩy vào biển lửa cực kỳ đau đớn.
Tháng 9 cùng
năm, toàn bộ cư dân thành thị trên toàn quốc đều bị trục xuất về quê, và hầu
hết người Phnom Penh không ngờ được rằng, chuyến đi này thực sự không có đường
quay lại.
Trong hành
trình này, những người sức khỏe yếu đã phải bỏ mạng trên đường đi, người may
mắn vừa đặt chân đến đích thì đã phải bắt đầu những ngày cày cuốc.
Trong chớp
mắt, Khmer Đỏ cấm sở hữu tư nhân, không cho phép bán hàng hóa, lưu thông tiền
tệ đến cả hình thức trao đổi nguyên thủy - dùng vật đổi vật - cũng không được
phép tiến hành. Cuộc đại di cư được Pol Pot thực hiện đã trực tiếp dẫn đến cái
chết của hàng trăm ngàn người.
Sau khi lên
nắm quyền, Khmer Đỏ đã bắt đầu bốn năm cai trị đẫm máu. Đầu tiên, chính quyền
này biến tất cả cư dân thành thị thành nông dân và chia người dân Campuchia
thành hai đối tượng "người cũ" và "người mới'.
"Người
cũ" là những người đã ở nông thôn trước khi Phnom Penh bị tấn công, chủ
yếu là nông dân. "Người mới" là quân nhân, phần tử trí thức, tăng lữ,
kỹ sư, thương nhân, cư dân thành thị của chính quyền cũ, cần phải cải tạo.
Cư
dân thành thị bị đẩy về nông thôn "cải tạo".
Thường những
người đã phục vụ trong chính quyền Lon Nol, những người bất mãn với chính quyền
mới, địa chủ, phú nông hay những người không chủ động rời khỏi Phnom Penh đều
bị giết sạch.
Tiếp đó,
Khmer Đỏ ra tay với đội ngũ giai cấp, bao gồm người có tài sản, chủ doanh
nghiệp, giới tư sản và phần tử trí thức, giáo viên, bác sĩ và các chuyên gia
trong các lĩnh vực khác, thậm chí những người đeo kính cũng không được tha, sau
đó là đàn áp dân tộc và tôn giáo, biết ngoại ngữ cũng là "tội chết".
Nhân dân Nhật
báo cũng viết rằng, dưới thời Pol Pot, tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đều bị
cấm, mọi nhà thờ, chùa chiền đều bị đóng cửa hoặc bị phá hủy, tăng sư buộc hoàn
tục, người theo Hồi giáo buộc phải ăn thịt lợn.
Khmer Đỏ coi
tri thức là tội ác nên không lập trường học chính quy, cấm sách, thư tịch, chỉ
được phép hát các bài hát, nhảy những điệu nhạc của chính quyền Khmer Đỏ, cấm
những bài hát, điệu nhảy truyền thống, cấm truyền bá văn hóa phương Tây.
"Người
mới" dưới sự giám sát và kiểm soát của "người cũ", phải nhịn đói
lao, xắn tay lao động quần quật, họ bị ép phải học nghề nông, canh tác đất đai
và để hoàn thành lượng công việc được giao đúng thời hạn, họ phải làm việc trên
đồng mười mấy tiếng đồng hồ vào ban ngày và học tập vào ban đêm.
Theo thống kê
không đầy đủ, ít nhất hơn 1 triệu người đã mất mạng trong thời gian này vì kiệt
sức, đói, bệnh tật, suy dinh dưỡng.
Trong thời
gian 3 năm 8 tháng 20 ngày Pol Pot nắm quyền, tội ác kinh hoàng của Khmer Đỏ là
vô tiền khoáng hậu.
Mùa hè năm
1976, Pol Pot chính thức nhậm chức Thủ tướng sau thời gian dài đứng sau hậu
trường.
Một
phụ nữ bên thi thể người thân bị Khmer Đỏ giết hại. Ảnh: CNN
Cuối năm đó,
Pol Pot lo lắng cho rằng "cơ thể chính quyền Khmer Đỏ sinh bệnh" nên
bắt đầu thanh trừng nội bộ với lý do loại bỏ những "thành viên thân Việt
Nam, gián điệp Liên Xô, đặc vụ CIA" và thành viên mới trong chính quyền.
Bài viết của
báo Trung Quốc nêu con số gần 10.000 người đã bị sát hại chỉ trong một cuộc đàn
áp vào năm 1978. Nhà tù khét tiếng S21 trở thành hiện trường tàn khốc nhất, chủ
yếu dùng để thẩm vấn, tra tấn và hành quyết những người được cho là đối địch chính
quyền Khmer Đỏ. Ước tính có khoảng 20.000 người bị xử tử ở nhà tù này.
Đầu những năm
80 thế kỷ 20, gần 9.000 thi thể đã được phát hiện ở S21 và còn rất nhiều ngôi
mộ tập thể khác vẫn chưa được khai quật.
Những nạn
nhân này đã bị sát hại vô cùng tàn bạo, Khmer Đỏ vì để tiết kiệm đạn nên đã
giết người bằng cánh dùng gậy đánh hoặc chém đầu bằng rìu. Nhiều hộp sọ được
tìm thấy đều lưu lại vết nứt bị tác động bởi rìu.
Trong khi đó,
cựu Vương Campuchia Sihanouk bị quản thúc tại gia, người thân của ông bị coi là
"người mới" và được đưa đi cải tạo.
Đồng thời với
vụ thảm sát lớn, người dân Campuchia ở trong trạng thái bế quan tỏa cảng, đất
nước bị đóng cửa, các nạn nhân không có đường trốn thoát. Đến cuối năm 1978,
chỉ có một vài quốc gia mới có thể trao đổi nhân viên ngoại giao với chính
quyền Khmer Đỏ.
Ngày
25/12/1978, quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia. Chỉ trong 2 tuần, Khmer Đỏ đã
bị đánh bại. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh được giải phóng.
Một ngày sau
đó, Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do ông Heng
Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập, sau này khai sinh ra nước Cộng hòa nhân
dân Campuchia.
Thời kỳ chính
quyền Khmer Đỏ chấm dứt. Sau đó, đội quân này rút về vùng núi tây bắc và tây
nam Campuchia, xây dựng căn cứ và tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang có tổ
chức.
THỦY THU
Nhận xét
Đăng nhận xét