Khéo ra Phết, Hay ra Phết, Vui ra Phết!
Khéo ra Phết, Hay ra Phết, Vui ra Phết!
Mùa xuân, ngày Tết là mùa của lễ hội, của những trò chơi
dân gian. Có một trò chơi hiện diện bao đời nay trong những câu nói cửa miệng của
dân ta: Khéo ra Phết, Hay ra Phết, Vui ra Phết. Vậy, Phết là gì mà vừa khéo, vừa
hay, lại vừa vui?là tên gọi một quả cầu tròn to như quả bưởi, làm bằng gỗ sơn đỏ (thường là gỗ xoan, gỗ mít), bằng vải, bằng da (trong nhồi vải vụn), hoặc bằng gốc tre già được gọt nhẵn.
là trò chơi dân gian trong lễ hội xuân ở Đồng bằng Bắc Bộ. Một số Hội Phết nổi tiếng có thể kể đến: Hội Phết làng Hiền Quan, Hội Phết làng Sơn Vy, Hội Phết làng Dữu Lâu…
Phết chơi trên khu đất rộng (thường là sân đình), hai đầu sân vẽ vòng tròn bằng vôi hay đào lỗ (gọi là “lồ” hoặc “lò doanh”) vừa lọt quả Phết.
- Không được dùng gậy Phết đánh vào người đội bạn.
- Không dùng sức ngáng hay đẩy ngã đội bạn.
=====================================================
PHẾT
-(Phương ngữ) phẩy
dấu phết
phết một cái
-Động từ
bôi thành lớp trên khắp bề mặt
phết hồ
bánh mì phết bơ
Đồng nghĩa: phiết, quết
-Động từ
(Khẩu ngữ) đánh bằng roi hay bằng một vật nào đó rộng bản
phết cho mấy roi
Đồng nghĩa: phệt, quất
RA PHẾT
Về nghĩa của từ “phết”, "Từ điển từ Việt cổ" của Nguyễn Ngọc San và Đinh Văn Thiện giảng “phết” là “dáng vẻ bên ngoài”. Các tác giả của "Từ điển từ Việt cổ" cũng dẫn một số trường hợp dùng từ “phết” như sau:
– Phết phong lưu đương chừng niên thiếu (Chinh phụ ngâm);
– Người phết lớn (Từ điển Việt - Latinh của Taberd 1838).
Còn "Đại Nam Quấc âm tự vị" của Huình Tịnh Paulus Của thì giảng
cụ thể hơn đôi chút, rằng “phết” là “nết ăn ở, nét đi đứng”, ví dụ:
– Cách phết: cách ăn ở;
– Thói phết: thói cách, cách ăn thói ở.
"Việt Nam Tự điển" của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng giảng “phết”
là “dáng điệu ăn ở, đi đứng chững chàng”. Ví dụ: ra phết quan lớn, giỏi ra phết,
chơi ra phết.
Nói chung, “phết” có nghĩa là dáng vẻ bên ngoài, nết ăn ở, đi đứng, cung
cách hành xử. Làm cái gì đó “ra phết” là làm có khuôn có dạng, đâu ra đó ngon
lành hẳn hòi.
Về nghĩa của từ “phết”, "Từ điển từ Việt cổ" của Nguyễn Ngọc San và Đinh Văn Thiện giảng “phết” là “dáng vẻ bên ngoài”. Các tác giả của "Từ điển từ Việt cổ" cũng dẫn một số trường hợp dùng từ “phết” như sau:
– Người phết lớn (Từ điển Việt - Latinh của Taberd 1838).
– Cách phết: cách ăn ở;
– Thói phết: thói cách, cách ăn thói ở.
Nhận xét
Đăng nhận xét