Vào lúc rạng sáng ngày 29 tháng 3, Quân đoàn I bắt đầu di tản. Sương mù
dày đặc buông xuống dọc theo bờ biển và thủy triều xuống đã ngăn cản các tàu tiếp
cận bãi biển. Mặc dù binh sĩ phải lội và bơi ra tàu, nhưng cuộc lên tàu diễn ra
suôn sẻ lúc đầu. Tuy nhiên, đến giữa sáng, đạn pháo Bắc Việt bắt đầu rót vào
các bãi biển.Hỗn loạn nhanh chóng bao
trùm chiến dịch, trở thành một thảm họa lặp lại ở Huế. Hàng ngàn binh lính và
thường dân chạy ra biển để bị chết đuối khi cố gắng đến nơi an toàn của tàu.
Hàng ngàn người khác chết dưới làn đạn pháo liên tục. Ước tính có khoảng 60.000
người chết khi cố gắng trốn khỏi Đà Nẵng.Khoảng 6.000 TQLC và 4.000 lính thuộc binh chủng khác đã thoát được,
nhưng theo lời Tướng Trưởng, “không có nhiều quân nhân khác thoát ra được”. Đến ngày 30 tháng 3, quân Bắc Việt đã chiếm Đà Nẵng và kiểm soát toàn bộ
Quân khu I, bắt giữ hơn 100.000 binh lính miền Nam làm tù binh trong quá trình
này. Ngoại trừ một số ít trường hợp đáng chú ý, không có trận chiến ác liệt nào
xảy ra trong khu vực hoạt động của Quân đoàn I trước khi Đà Nẵng thất thủ.
Trong hầu hết các trường hợp, quân đội miền Nam trong khu vực chỉ đơn thuần là
ngừng hoạt động trong vai trò một lực lượng chiến đấu.Nhiều trong số 50.000 binh lính miền Nam đồn
trú trong và xung quanh thành phố thậm chí không buồn giơ súng lên để bảo vệ
thành phố. Mộtquan sát viên nhận xét rằng
“Đà Nẵng không bị đánh chiếm; nó tan rã trong nỗi kinh hoàng của chính mình”. Đối mặt với quân số và hỏa lực vượt trội và bị trói tay bởi tài lãnh đạo
kém, thiếu kỷ luật, tin đồn, các mệnh lệnh mâu thuẫn và khó hiểu, và mối quan
tâm đến người thân trong gia đình, phần lớn quân đội miền Nam đã từ bỏ chiến đấu
và bắt đầu tự lo cho mình. Trong số ít trường hợp ngoại lệ là các đơn vị Thủy
quân Lục chiến Việt Nam, từ lâu được coi là lực lượng tinh nhuệ của QLVNCH; họ
thường duy trì được tính đoàn kết và kỷ luật của đơn vị ngay cả trong tình trạng
hỗn loạn và mất trật tự. Tính chuyên nghiệp như vậy không phải là chuẩn mực; một
sĩ quan cấp cao đã mô tả tình hình: “. . . những kẻ lang thangtrà trộn vào dân chúng và lên xà lan dân sự
và tàu thương mại.Thất vọng, đói khát
và không có thủ lĩnh, họ trở nên điên cuồng và một số họ đã tham gia vào các
hành vi cướp bóc không thể chấp nhận được. Hàng tỷ đô la thiết bị đã bị phá hủy
và để lại cho kẻ thù. Như vậy là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam đã sụp đổ.
Thành phố ấy đã trải qua một giai đoạn loạn trí trước khi chết vì ngạt thở.” Đến ngày 1 tháng 4, lực lượng Bắc Việt đã chiếm giữ toàn bộ Quân khu I và
hầu hết Quân khu II. Khi chiếm được những khu vực này, họ đã tiêu diệt được ưu
thế của hai quân đoàn VNCH đại diện cho hơn một nửa sức mạnh chiến đấu hiệu quả
của QLVNCH. Tuy nhiên, một sư đoàn, Sư đoàn 22, đã cố gắng trụ vững ở Quân khu
II, kiểm soát ba thành phố Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Bốn trung đoàn của
sư đoàn, Trưởng phòng Tình báo DAO Le Gro đánh giá, không chỉ “chiến đấu giỏi
mà còn dũng cảm” dưới quyền Chuẩn tướng.Tướng Phan Đình Niệm chống lại sư đoàn 3 và 968 quân Bắc Việt, được tăng
cường bởi Trung đoàn Độc lập 95B.Nhưng
quân phòng thủ VNCH đã bị áp đảo và phải di tản bằng đường biển khi quân tiếp
viện Bắc Việt bắt đầu tràn vào khu vực từ phía bắc sau trận chiến Đà Nẵng. Tuy
nhiên, một số vẫn muốn ở lại chiến đấu. Theo Tướng Viên, hai trung đoàn trưởng
của Sư đoàn 22 đã cầu xin chỉ huy sư đoàn ở lại tử thủ. Khi bị ông từ chối lời
yêu cầu, viện dẫn đó là mệnh lệnh, hai đại tá đã từ chối rời đi và tự kết liễu
đời mình. Chỉ có khoảng 2.000 sĩ quan và binh lính trốn thoát. Đến giữa tháng
4, Bắc Việt đã hoàn thành việc phá hủy một số ít ổ kháng cự của QLVNCH, và các
tỉnh còn lại dọc theo bờ biển “sụp đổ như một hàng bình sứ trượt khỏi kệ”. (Xem
bản đồ 17.) Việc mất Quân khu I và II đã gây ra hậu quả tàn khốc đối với cả quân nhân
và dân chúng, làm rung chuyển miền miền Nam đến tận gốc rễ. Một nửa quốc gia đã
bị giao nộp cho kẻ thù với tương đối ít sự kháng cự. Việc mất Đà Năng, thành phố
lớn thứ hai của quốc gia, theo lời của phó thủ tướng miền Nam, Tiến sĩ Phan
Quang Đán, là “thảm họa đơn lẻ tồi tệ nhất trong lịch sử miền Nam”. Ngoài việc mất lãnh thổ, quân đội miền Nam, thoát chạy trong hoảng loạn,
đã bỏ lại hàng núi đạn dược, vật tư và thiết bị cho bên chiến thắng Bắc Việt
đang thừa thắng xốc tới. Hơn 4.410 tấn đạn dược đã bị bỏ lại riêng tại kho Qui
Nhơn. Không quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ lại 33 máy bay phản lực A-37 trên đường
băng tại Đà Nẵng và gần 60 máy bay tại Căn cứ Không quân Phù Cát. Cuộc di tản của hai vùng quân sự phía bắc, Davidson đã viết, trở thành “một
hành động hèn nhát, mỗi người tự tìm lối thoát ra.” Khi được chỉ huy một cách
khéo léo, quân đội miền Nam đã chiến đấu rất chuyên nghiệp, trong nhiều trường
hợp đã thể hiện kỹ năng và lòng dũng cảm. Tuy nhiên, phần lớn binh lính đã theo
gương các chỉ huy của mình, vốn thường là những kẻ đầu tiên rời bỏ chiến trường.Một sĩ quan QLVNCH nói rằng mình đã tìm hiểu
với một số sĩ quan từ Quân đoàn I, họ nói với ông rằng “đầu tiên vị tư lệnh sư
đoàn biến mất, tiếp theo là vị tư lệnh trung đoàn biến mất”. Với những hành động
như vậy của các chỉ huy, không khó để hiểu tại sao quân đội miền Nam lại tan rã
ở Quân đoàn I và II với tốc độ nhanh chóng đến kinh ngạc như vậy. Quân đội sụp
đổ, như một quan sát viên đã viết, “giống như một ngôi nhà bị mối ăn mục ruỗng
từ bên trong, bề ngoài vẫn trông có vẻ vững chắc cho đến khi nó thình lình sụp
đổ”. Kể từ khi Việt Nam hóa, một dấu hỏi luôn treo lơ lửng trên sự tồn tại của
quân đội miền Nam. Câu hỏi—Họ có thể cầm cự được bao nhiêu năm?—trở thành câu hỏi:
Họ còn chiến đấu được bao nhiêu tuần?
Nhận xét
Đăng nhận xét