CHÉN RƯỢU GIANG HỒ-P.1-Lời mở đầu
CHÉN RƯỢU GIANG HỒ
Phần 1
***
LỜI MỞ ĐẦUCõi giang hồ trong tác phẩm Kim Dung có thể được xem như một thế giới thu nhỏ, mà sự tồn tại, vận động và diễn biến của nó, ở một bình diện nào đó đều được phóng chiếu từ những quy luật lịch sử. Tranh bá xưng hùng, mưu toan thống nhất giang hồ, khát vọng làm võ lâm chí tôn. Danh vọng và quyền lực mãi mãi cuốn hút các cao thủ võ lâm vào cơn lốc cuống bạo của lịch sử.
Thỉnh thoảng có một môn phái lạ nổi lên hoặc một nhân vật tuấn kiết đột nhiên quật khởi, làm xáo động giang hồ và đem lại cho võ lâm những trận cuồng phong mới. Từ bối cảnh đó cũng nảy sinh ra ước mơ một giang hồ hết cảnh can qua. Hoặc bằng bạo lực và thủ đoạn. Hoặc bằng chân tâm và bản lĩnh.
Người Trung Hoa thường nhìn lịch sử như một biến cố chuyển động hình sin, cứ tuần hoàn theo chu kỳ: định loạn, ly hợp, tụ tán, thịnh suy. Điều này thường được nhìn rất rõ trong các loại tiểu thuyết chương hồi. Tam Quốc Chí mở đầu bằng đoạn: “Thoạt thuyết thiên hạ đại thể, phần cừu tắc hợp, hợp cừu tắc phân. Chu mạt thất quốc phân tranh, tịnh nhập vu Tấn. Cập Tấn diệt chi hậu, Sở Hán phân tranh hựu tịnh nhập vu Hán, Hán triều tự Cao Tổ trảm xà nhi khởi nghĩa, nhất thống thiên hạ; hậu lai Quang Vũ trùng hưng truyền chí Hiến Đế, toại phân vi tam quốc”. (Nói về đại thể trong thiên hạ, phân chia lâu tác hợp lại, hợp lại lâu tác phân chia. Cuối đời Chu bảy nước tranh hùng, bị Tần thâu tóm. Sau khi Tần bị diệt, Hán Sở phân tranh, thiên hạ lại về với Hán. Từ khi Hán Cao Tổ chém rắn khởi nghĩa, nhất thống thiên hạ. Đến đời Quang Vũ lại trùng hưng nhà Hán, truyền đến Hiến Đế lại chia thành ba nước).
Lịch sử cứ thế mà diễn tiến. Thống nhất và ly loạn. Chiến tranh và hòa bình. Hai mặt đối lập đó cứ đan xen mãi để thúc đẩy dòng chảy của lịch sử. Thống nhất thiên hạ cũng là ước mơ của bao kẻ hùng tài đại lược có tài kinh bang tái thế, từ cổ chí kim.
Tần Thủy Hoàng bình định sáu nước, mở đầu công cuộc thống nhất Trung Hoa từ khi nhà Chu suy vong. Nhưng máu đổ quá nhiều. Biết bao nhiêu âm mưu thủ đoạn đã diễn ra, biết bao nhiêu xác người đã ngã xuống, biết bao nhiêu chất xám đã tổn hao để dệt nên bức tranh thống nhất đẫm máu cuối thời Chiến Quốc. Lục vương tất, tứ hải nhất (Sáu vua chấm dứt, bốn biển thống nhất – A Phòng cung phú – Đỗ Mục).
Thế là nguy cơ của các quốc gia đối địch không còn, Tất cả mọi binh khí được thu hết, đem nấu để đúc thành chuông đỉnh. Thế là nguy cơ binh khí không còn. Những tưởng can qua sẽ vì thế mà chấm dứt vĩnh viễn, thiên hạ sẽ bình yên và nhà Tần sẽ cai trị đến thiên thu. Đâu hay chỉ vài năm sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, thiên hạ lại đại loạn và thuộc về nhà Hán.
Thỉnh thoảng có một môn phái lạ nổi lên hoặc một nhân vật tuấn kiết đột nhiên quật khởi, làm xáo động giang hồ và đem lại cho võ lâm những trận cuồng phong mới. Từ bối cảnh đó cũng nảy sinh ra ước mơ một giang hồ hết cảnh can qua. Hoặc bằng bạo lực và thủ đoạn. Hoặc bằng chân tâm và bản lĩnh.
Người Trung Hoa thường nhìn lịch sử như một biến cố chuyển động hình sin, cứ tuần hoàn theo chu kỳ: định loạn, ly hợp, tụ tán, thịnh suy. Điều này thường được nhìn rất rõ trong các loại tiểu thuyết chương hồi. Tam Quốc Chí mở đầu bằng đoạn: “Thoạt thuyết thiên hạ đại thể, phần cừu tắc hợp, hợp cừu tắc phân. Chu mạt thất quốc phân tranh, tịnh nhập vu Tấn. Cập Tấn diệt chi hậu, Sở Hán phân tranh hựu tịnh nhập vu Hán, Hán triều tự Cao Tổ trảm xà nhi khởi nghĩa, nhất thống thiên hạ; hậu lai Quang Vũ trùng hưng truyền chí Hiến Đế, toại phân vi tam quốc”. (Nói về đại thể trong thiên hạ, phân chia lâu tác hợp lại, hợp lại lâu tác phân chia. Cuối đời Chu bảy nước tranh hùng, bị Tần thâu tóm. Sau khi Tần bị diệt, Hán Sở phân tranh, thiên hạ lại về với Hán. Từ khi Hán Cao Tổ chém rắn khởi nghĩa, nhất thống thiên hạ. Đến đời Quang Vũ lại trùng hưng nhà Hán, truyền đến Hiến Đế lại chia thành ba nước).
Lịch sử cứ thế mà diễn tiến. Thống nhất và ly loạn. Chiến tranh và hòa bình. Hai mặt đối lập đó cứ đan xen mãi để thúc đẩy dòng chảy của lịch sử. Thống nhất thiên hạ cũng là ước mơ của bao kẻ hùng tài đại lược có tài kinh bang tái thế, từ cổ chí kim.
Tần Thủy Hoàng bình định sáu nước, mở đầu công cuộc thống nhất Trung Hoa từ khi nhà Chu suy vong. Nhưng máu đổ quá nhiều. Biết bao nhiêu âm mưu thủ đoạn đã diễn ra, biết bao nhiêu xác người đã ngã xuống, biết bao nhiêu chất xám đã tổn hao để dệt nên bức tranh thống nhất đẫm máu cuối thời Chiến Quốc. Lục vương tất, tứ hải nhất (Sáu vua chấm dứt, bốn biển thống nhất – A Phòng cung phú – Đỗ Mục).
Thế là nguy cơ của các quốc gia đối địch không còn, Tất cả mọi binh khí được thu hết, đem nấu để đúc thành chuông đỉnh. Thế là nguy cơ binh khí không còn. Những tưởng can qua sẽ vì thế mà chấm dứt vĩnh viễn, thiên hạ sẽ bình yên và nhà Tần sẽ cai trị đến thiên thu. Đâu hay chỉ vài năm sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, thiên hạ lại đại loạn và thuộc về nhà Hán.
Những kẻ hùng tài muốn dùng ý chí để điều khiển sự vận động của lịch sử vẫn không hiểu được rằng có một trật tự kỳ lạ luôn được tái lập giữa sự hỗn loạn. Lịch sử vẫn luôn trôi chảy theo con đường đi của nó và cứ âm thầm tái lập những giá trị giữa những mưu toan hùng bá của con người. Giấc mơ thống nhất châu Âu cùa Napoléon đã tan theo bọt sóng ngoài khơi đảo Saint Hélène. Viễn tưởng đế chế ngàn năm của Tần Thủy Hoàng đã chảy thành tro trong ngọn lửa đốt cung A Phòng và trong cảnh tan hoang của cửa quan Hàm Cốc.
Người ta mới thấy rằng lịch sử vẫn luôn lớn hơn ý chí và tham vọng của con người. Để thiên hạ thực sự thái bình thì không thề chỉ đơn thùân dựa vào bạo lực để trấn áp tất cả các lực lượng đối nghịch, mà phải có một mẫu người lý tưởng dùng đức để cảm hóa thì mới có thể cứ ung dung “thỏng tay mà trị yên thiên hạ”.
Truyền thống Trung Hoa cho rằng, chỉ có bậc “thánh nhân” như Nghiêu Thuấn mới làm được điều đó. Nghiêu thì đại từ, Thuấn thì đại hiếu, tấm lòng từ hiếu của họ đã cảm động được cả trời đất, nên dễ dàng cảm động được lòng người. Trang Tử gọi đó là bậc: “nội thánh ngoại vương” (trong có thể làm thánh mà ngoài có thể làm vua).
Sự yên tĩnh trong lịch sử chỉ là sự cân bằng tạm thời của một quả trứng được đặt dựng đứng trên một mặt phẳng nghiêng. Phải mất nhiều công sức mới làm được điều đó, nhưng sự cân bằng đó lại quá mong manh. Chỉ một cơn gió nhẹ là nó sẽ đổ nhào ngay, và tiếp tục lăn lông lốc. Trong suốt dòng chảy của lịch sử Trung Hoa thời phong kiến, người ta vẫn luôn mơ đến một Nghiêu Thuấn với viễn cảnh thiên hạ thống nhất. Đó phải là mẫu người nhân hậu khoan dung và tổng hợp được mọi cái hay, cái giỏi của mọi người khác. Tài phải đủ để thiên hạ bội phục, và đức phải thừa để thiên hạ nghiêng mình.
Vua Thuấn mồ côi mẹ, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác. Mẹ ghẻ cùng em đời sau là Tượng rất hung ác, tìm mọi cách để giết Thuấn. Mẹ ghẻ bắt Thuấn đi cày ở Lịch Sơn, Trời bèn sai voi đến cày, chim đến nhặt cỏ. Mẹ ghẻ sai Thuấn đào giếng rồi lấp giếng, rồng lại đưa Thuấn thoát nạn. Tượng đốt nhà để giết anh, Thuấn vẫn thoát thân. Bị ngược đãi tàn ác, nhưng Thuấn vẫn luôn khoan dung độ lượng tha thứ cho họ. Cuối cùng, tấm lòng đôn hậu đó đã cải hóa được cả hai mẹ con. Vua Nghiêu nghe tiếng bèn nhường ngôi cho Thuấn. Thiên hạ được hưởng thái bình. Nơi nơi đều vang tiếng âu ca.
Người ta mới thấy rằng lịch sử vẫn luôn lớn hơn ý chí và tham vọng của con người. Để thiên hạ thực sự thái bình thì không thề chỉ đơn thùân dựa vào bạo lực để trấn áp tất cả các lực lượng đối nghịch, mà phải có một mẫu người lý tưởng dùng đức để cảm hóa thì mới có thể cứ ung dung “thỏng tay mà trị yên thiên hạ”.
Truyền thống Trung Hoa cho rằng, chỉ có bậc “thánh nhân” như Nghiêu Thuấn mới làm được điều đó. Nghiêu thì đại từ, Thuấn thì đại hiếu, tấm lòng từ hiếu của họ đã cảm động được cả trời đất, nên dễ dàng cảm động được lòng người. Trang Tử gọi đó là bậc: “nội thánh ngoại vương” (trong có thể làm thánh mà ngoài có thể làm vua).
Sự yên tĩnh trong lịch sử chỉ là sự cân bằng tạm thời của một quả trứng được đặt dựng đứng trên một mặt phẳng nghiêng. Phải mất nhiều công sức mới làm được điều đó, nhưng sự cân bằng đó lại quá mong manh. Chỉ một cơn gió nhẹ là nó sẽ đổ nhào ngay, và tiếp tục lăn lông lốc. Trong suốt dòng chảy của lịch sử Trung Hoa thời phong kiến, người ta vẫn luôn mơ đến một Nghiêu Thuấn với viễn cảnh thiên hạ thống nhất. Đó phải là mẫu người nhân hậu khoan dung và tổng hợp được mọi cái hay, cái giỏi của mọi người khác. Tài phải đủ để thiên hạ bội phục, và đức phải thừa để thiên hạ nghiêng mình.
Vua Thuấn mồ côi mẹ, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác. Mẹ ghẻ cùng em đời sau là Tượng rất hung ác, tìm mọi cách để giết Thuấn. Mẹ ghẻ bắt Thuấn đi cày ở Lịch Sơn, Trời bèn sai voi đến cày, chim đến nhặt cỏ. Mẹ ghẻ sai Thuấn đào giếng rồi lấp giếng, rồng lại đưa Thuấn thoát nạn. Tượng đốt nhà để giết anh, Thuấn vẫn thoát thân. Bị ngược đãi tàn ác, nhưng Thuấn vẫn luôn khoan dung độ lượng tha thứ cho họ. Cuối cùng, tấm lòng đôn hậu đó đã cải hóa được cả hai mẹ con. Vua Nghiêu nghe tiếng bèn nhường ngôi cho Thuấn. Thiên hạ được hưởng thái bình. Nơi nơi đều vang tiếng âu ca.
HUỲNH NGỌC CHIẾN
Nhận xét
Đăng nhận xét