Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về
vũ khí
Trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chỉ
có trong tay loại tàu săn ngầm lớp 6604 cũ kỹ.
Tàu săn ngầm lớp 6604
Ngày 11.12.2007, đài Phượng Hoàng (news.ifeng.com) đã tiết lộ về các loại
vũ khí mà Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng trong Hải chiến
Hoàng Sa năm 1974.
Theo đó, có 4 tàu săn ngầm màu xám lớp 6604 do Trung Quốc sản xuất, với
thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất
từ sau Thế chiến II. Tức là tàu cũng có độ dài 49,5 m, rộng 6,2 m, độ choán nước
320 tấn, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 60 người (gồm 4 sĩ
quan cao cấp, 56 lính). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ
nhanh nhất của loại tàu này chỉ lên tới 12 hải lý/giờ.
Được biết, từ tháng 2.1954, Trung Quốc đã ký với Liên Xô một bản giao ước
về việc chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến của Liên Xô, và phía Liên Xô đã cử
hơn 30 chuyên gia tới Trung Quốc để chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Từ tháng
12.1954, Liên Xô đã vận chuyển nhiều thiết bị, phần thân của loại tàu săn ngầm
này qua đường Mãn Châu vào Trung Quốc và vận chuyển tới Thượng Hải bằng đường sắt.
Việc đóng tàu chính thức bắt đầu từ tháng 1.1955 tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải
và Đại Liên, tới tháng 4.1955, tàu chính thức được hạ thủy. Từ năm 1954 - 1957,
Trung Quốc sản xuất được 14 loại tàu săn ngầm này, trong đó 6 chiếc được phục vụ
cho đại đội 73 ở căn cứ Ngọc Lâm tại Hải Nam.
Tàu lớp 6604 có khá nhiều phiên bản: tàu săn ngầm, tàu hộ vệ, tàu tuần
tra…, theo tư liệu báo chí phương Tây. Tới nay, các loại tàu này đều đã “về
hưu” do tuổi đời quá cao và thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu.
"Lết" vào cuộc chiến
Theo báo chí Trung Quốc, từ năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon do muốn
giành thắng lợi ở cuộc bầu cử, đã quyết định rút hết quân khỏi miền Nam Việt
Nam. Trước khi rút, Nixon đã ra lệnh để lại thiết bị quân sự tối tân cho Tổng
thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, coi như chút trách nhiệm cuối cùng
dành cho đồng minh thân thiết. Lúc đó hải quân miền Nam Việt Nam được trang bị
hơn 10 tàu chiến tối tân của Mỹ với các trang thiết bị vượt xa hạm đội Nam Hải
của Trung Quốc. Vì vậy ông Thiệu đã không hề sợ hãi Trung Quốc.
Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam
đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường
Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng
tên gọi (Hoàng Sa).
Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh
triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm
quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ
giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng
bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn
đề Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao,
theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan
trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung
Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể
đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu
săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ
điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở
đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong
toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả.
Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.
Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc
Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin
tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động
trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp
thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ
cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng
và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư
dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.
Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được
thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội
Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt
động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới
Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa,
cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.
Lúc này, lãnh đạo của căn cứ hải quân Ngọc Lâm và các cấp đang ở Trạm
Giang để tham gia hội nghị tập huấn quân sự thường niên của Hạm đội Nam Hải. Chỉ
có phó tư lệnh căn cứ Ngọc Lâm là Ngụy Minh Sâm và Hồ Sinh Huy đều ở lại căn cứ.
Độ nhạy bén nghề nghiệp đã khiến hai người sớm đánh hơi thấy mùi chiến tranh tiềm
ẩn. Vì vậy công tác chuẩn bị đã được triển khai, hai người sớm phân chia trách
nhiệm, họ Ngụy sẽ ra biển chỉ huy, họ Hồ sẽ ở nhà giữ căn cứ.
Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi
là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ
tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa
chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232)
có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh,
thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu
chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế,
khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn
ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn
ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.
Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc
đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt
lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại
Hoàng Sa.
Nhận xét
Đăng nhận xét