TRUNG QUỐC CƯỠNG CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM: ĐE DỌA HÒA BÌNH KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
TRUNG QUỐC CƯỠNG CHIẾM
HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM:
ĐE DỌA HÒA BÌNH KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
Trả
lời phỏng vấn Thanh Niên về sự biến Trung Quốc ngang ngược cưỡng chiếm
quần đảo Hoàng Sa của VN, nhiều chuyên gia cho rằng mưu đồ của Bắc Kinh quá rõ
ràng.
Chuyên
gia Hoàng Việt
(thành
viên Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư
VN):
Hành
động chiếm Hoàng Sa năm 1974 nằm trong chuỗi ý đồ của Trung Quốc từ lâu. Nước này muốn trở thành siêu cường,
mà muốn trở thành siêu cường thì trước hết phải trở thành cường quốc biển.
Chính vì vậy, Trung Quốc tham vọng độc chiếm Biển Đông để biến vùng biển này
thành cửa ngõ vươn ra thế giới.
Năm
1956, nhân khi Pháp rút khỏi Đông Dương, lúc đó VN vừa bước ra khỏi cuộc chiến
với Pháp và phải bước vào cuộc chiến mới, Trung Quốc đã chiếm một nửa quần đảo
Hoàng Sa.
Đến
năm 1974, VNCH đang rối loạn, Mỹ phải rút khỏi VN và Tổng thống Mỹ khi đó là
Richard Nixon đến gặp lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông tại TP.Thượng Hải. Dường
như lúc đó các bên đã có những thỏa hiệp nhất định, nên Bắc Kinh thấy đây là thời
cơ thuận lợi để ra tay chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau một trận hải chiến.
Hiện
nay, cùng với việc tiếp tục bồi lấp và quân sự hóa phi pháp tại quần đảo Hoàng
Sa sau khi cưỡng chiếm, Trung Quốc còn ngang nhiên tiến hành bồi lấp thành đảo
nhân tạo và từng bước xây dựng các công trình trái phép phục vụ mục đích quân sự
trên 7 thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của VN (gồm Gạc Ma, Chữ Thập,
Gaven, Xu Bi, Vành Khăn, Châu Viên, Tư Nghĩa).
Khi
Trung Quốc hoàn tất quân sự hóa tại các thực thể mà nước này chiếm đóng phi
pháp tại 2 quần đảo thì sẽ rất nguy hiểm đối với an ninh và hòa bình của khu vực
cũng như trên thế giới.
Bởi
vì Trung Quốc không giấu giếm ý định muốn kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông.
Trước đây, vào năm 2013, Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố Vùng nhận diện phòng
không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Điều
này đã gây căng thẳng và lo ngại cho rất nhiều quốc gia. Trung Quốc rất có thể
sẽ tuyên bố một ADIZ trên khu vực Biển Đông tại các thực thể mà nước này đang
kiểm soát. Điều này sẽ đe dọa tới tự do thương mại, tự do hải hành và tự do
hàng không tại khu vực và sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Thêm
vào đó, Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi để đe dọa về mặt quân sự đối với
nhiều hoạt động trên biển cũng như đe dọa về an toàn đối với các lực lượng đang
đồn trú trên các thực thể địa lý khác tại Trường Sa, trong đó có VN.
TS
Nguyễn Thành Trung
(Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM):
Theo
tôi, ý đồ của Trung Quốc quá rõ và họ cũng không giấu giếm muốn độc chiếm Biển
Đông. Chính sách biến khu vực Biển Đông thành “biển nhà” của họ khá nhất quán
trong một thời gian dài, và họ lợi dụng bất kỳ cơ hội nào có được để từng bước
hiện thực hóa tham vọng của mình.
Việc
Trung Quốc xây dựng và triển khai quân sự trên các đảo ở Hoàng Sa sẽ khiến cán cân
sức mạnh ở Biển Đông ngày càng nghiêng về nước này.
Nói
theo ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực thì hành động này sẽ làm mất an ninh khu
vực và có khuynh hướng đẩy các quốc gia khác trong khu vực tăng cường nâng cấp
sức mạnh quân sự của mình.
Ngoài
ra, việc này cũng sẽ tạo ra khả năng đối đầu xung đột trong tương lai khi hải
quân Mỹ tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOPs) ở
khu vực Hoàng Sa, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp.
PGS-TS
Vũ Thanh Ca
(Đại
học Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa
học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo VN):
Cái
mà Trung Quốc thèm muốn không chỉ là các đảo đá mà là toàn bộ Biển
Đông.
Mục đích chính của Trung Quốc khi chiếm các đảo đá trên Biển Đông là làm cơ sở
cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế Biển Đông.
Như
ta đã biết, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên
bố các “quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông.
Trung
Quốc rất mập mờ về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, họ tự ý cấm
các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở các quốc gia thăm dò, khai
thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường
lưỡi bò.
Như
vậy, Trung Quốc đã tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò “liếm trúng” như
vùng đặc quyền kinh tế của mình, tức là vùng mà Bắc Kinh có chủ quyền đối với
tài nguyên và quyền tài phán quốc gia. Khi cái gọi là “yêu sách quyền lịch sử”
của Trung Quốc bị Tòa Trọng tài quốc tế bác bỏ, họ đã đổi cách tiếp cận, sử dụng
các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN, bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với
Philippines làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.
Một
mục tiêu mà Trung Quốc muốn đạt tới là biến Biển Đông thành “ao nhà”. Để làm vậy,
họ thực hiện rất nhiều thủ đoạn để từng bước độc chiếm Biển Đông.
Thứ
nhất là họ tìm cách lôi kéo các nước Đông Nam Á để đẩy các nước ngoài khu vực
ra khỏi Biển Đông, trái với các quy định trong luật pháp quốc tế.
Thứ
hai, họ tìm cách đạt được các thỏa thuận đa phương có tính chất nguyên tắc với
các nước xung quanh Biển Đông (đại diện là ASEAN) nhưng khi đi vào các nội dung
cụ thể thì họ lại tiếp cận tay đôi để dễ bề khống chế đối phương.
Thứ
ba là họ tìm cách quân sự hóa các đảo đá, đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi
pháp để tạo cơ sở kiểm soát Biển Đông, thậm chí trong tương lai có khả năng họ
tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Thứ
tư, họ tăng cường đơn phương kiểm soát các hoạt động trên Biển Đông, đề xuất
“khai thác chung” tại các vùng biển trong phạm vi đường lưỡi bò để biến các
vùng biển không có tranh chấp thành có tranh chấp.
Các
hoạt động độc chiếm Biển Đông, đặc biệt quân sự hóa của Trung Quốc là vô cùng
nguy hiểm cho an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không. Ngoài nguy cơ gây
chiến tranh, bộ máy quân sự của Trung Quốc với mục đích buộc những bên khác
tuân thủ các quy định áp đặt của mình nhằm khẳng định chủ quyền sẽ đe dọa an
ninh, an toàn và tự do của tất cả tàu thuyền, máy bay của các quốc gia hoạt động
trên vùng biển và vùng trời khu vực.
Nhận xét
Đăng nhận xét