VÌ SAO GỌI LÀ “THÁNG CHẠP”?
VÌ SAO GỌI LÀ “THÁNG CHẠP”?
Đây thực ra là một cái tên bắt nguồn từ tiếng Hán. Việt Nam chúng ta từng
có giai đoạn chịu đô hộ của người Trung Quốc tới 1.000 năm nên văn hóa cũng
mang ảnh hưởng không nhỏ.
Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối
mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt".
Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc
đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ
lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt.
Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng
12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại
lạp".
Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyên Tài Cẩn biên soạn,
chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành
Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét