ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ
ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ
(同甘共苦)
Người bạn điện thoại cho tôi, hỏi bác cái này
"đồng cam cộng khổ", chữ "cam" và "khổ" nghĩa là
gì? Con tôi học lớp 12 nói cô giáo dạy văn giảng "cam" là ngọt và
"khổ" là đắng, có nghĩa là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ
có nhau. Tôi thì lại nghĩ "cam" là cam chịu, còn "khổ"
là khổ sở, "đồng cam cộng khổ" là cùng cam chịu khi khổ sở,
nói lên sự đồng lòng luôn có nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
Đây là một câu thành ngữ thỉnh thoảng có nghe, với nghĩa được giảng là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau như cô giáo dạy của con người bạn đã giảng. Những quyển từ điển chẳng hạn như Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích đồng cam cộng khổ: vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có bên nhau. Hoặc như quyển Từ điển từ Hán-Việt do Lại Cao Nguyên chủ biên (NXB Khoa Học Xã Hội-2007) giải nghĩa đồng cam cộng khổ (同甘共苦): Chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau. Quyển Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung-Vũ Thùy Anh-Vũ Quang Hào giải nghĩa rõ hơn về từ ngữ đồng cam cộng khổ: (cam: vị ngọt, khổ: vị đắng). Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có nhau.
Theo quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch (NXB Khoa Học Xã Hội-1993), giải nghĩa Đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lược Huấn) "Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, cùng chịu đói chịu lạnh với họ, có thế binh sĩ mới có thể hết lòng vì mình. Đời sau đổi đồng cam khổ thành đồng cam cộng khổ".
Qua cách giải nghĩa của những quyển từ điển bên trên nhận thấy đa số giải nghĩa nguyên câu là vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, chia ngọt sẻ bùi, nghĩa là chữ "cam" và "khổ" có ý nghĩa trái ngược (ngọt-đắng).
Nhưng tôi cũng chú ý đến giải thích của quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch. Theo quyển từ điển này thì Đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lược Huấn) "Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, cùng chịu đói chịu lạnh với họ, có thế binh sĩ mới có thể hết lòng vì mình. Đời sau đổi đồng cam khổ thành đồng cam cộng khổ". Cách giải thích này ghi nhận đồng cam khổhay đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lực) với ý nghĩa "Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, Cùng chịu đói chịu lạnh với họ, như vậy chỉ nói cùng (cam) chịu đói chịu lạnh (khổ), chứ không nhắc đến ý nghĩa của "cam" là ngọt bùi, vui sướng.
Tôi thử tra tiếp hai chữ "cam" và "khổ" xem chữ "cam" với ý nghĩa là ngọt có khác với chữ "cam" với nghĩa là cam chịu không? và chữ "khổ" có ý nghĩa làđắng có khác với chữ "khổ" với nghĩa là khổ sở, khốn khổ không? Theo Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu thì chữ "cam" (甘) có 6 nghĩa, nghĩa 1. là ngọt, nghĩa 3. là cam làm, cam chịu. Chữ "khổ" (苦) cũng có 6 nghĩa, nghĩa 1. làđắng, nghĩa 2. là khốn khổ, tân khổ. Như vậy nếu xét về "mặt chữ" thì "cam" có nghĩa là ngọt và cam chịu là một chữ, và "khổ" có nghĩa là đắng và khốn khổ cũng là một chữ.
Như vậy nếu hiểu theo người bạn của tôi "Đồng cam cộng khổ", với nghĩa "cam" là cam chịu, và "khổ" là khổ sở, và với ý nghĩa là cùng cam chịu khi khổ sở, nói lên sự đồng lòng luôn có nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn, như bạn nói, thì cũng hoàn toàn đúng, cách hiểu này tương tự như cách giải thích trong quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch, không hề sai về mặt chữ và nghĩa.Tuy nhiên nghĩa của câu thành ngữ đồng cam cộng khổ thường được hiểu là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau, với "cam" là ngọt và "khổ" là đắng, như nhiều quyển từ điển đã giải thích. Hai chữ đối lập "cam" và "khổ" ngọt và đắng, tượng trưng ngọt-bùi, sướng-khổ, là những cách ví von thường thấy trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
Bạn nào có cao kiến xin cho biết thêm với.
Đây là một câu thành ngữ thỉnh thoảng có nghe, với nghĩa được giảng là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau như cô giáo dạy của con người bạn đã giảng. Những quyển từ điển chẳng hạn như Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích đồng cam cộng khổ: vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có bên nhau. Hoặc như quyển Từ điển từ Hán-Việt do Lại Cao Nguyên chủ biên (NXB Khoa Học Xã Hội-2007) giải nghĩa đồng cam cộng khổ (同甘共苦): Chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau. Quyển Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung-Vũ Thùy Anh-Vũ Quang Hào giải nghĩa rõ hơn về từ ngữ đồng cam cộng khổ: (cam: vị ngọt, khổ: vị đắng). Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có nhau.
Theo quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch (NXB Khoa Học Xã Hội-1993), giải nghĩa Đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lược Huấn) "Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, cùng chịu đói chịu lạnh với họ, có thế binh sĩ mới có thể hết lòng vì mình. Đời sau đổi đồng cam khổ thành đồng cam cộng khổ".
Qua cách giải nghĩa của những quyển từ điển bên trên nhận thấy đa số giải nghĩa nguyên câu là vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, chia ngọt sẻ bùi, nghĩa là chữ "cam" và "khổ" có ý nghĩa trái ngược (ngọt-đắng).
Nhưng tôi cũng chú ý đến giải thích của quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch. Theo quyển từ điển này thì Đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lược Huấn) "Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, cùng chịu đói chịu lạnh với họ, có thế binh sĩ mới có thể hết lòng vì mình. Đời sau đổi đồng cam khổ thành đồng cam cộng khổ". Cách giải thích này ghi nhận đồng cam khổhay đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lực) với ý nghĩa "Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, Cùng chịu đói chịu lạnh với họ, như vậy chỉ nói cùng (cam) chịu đói chịu lạnh (khổ), chứ không nhắc đến ý nghĩa của "cam" là ngọt bùi, vui sướng.
Tôi thử tra tiếp hai chữ "cam" và "khổ" xem chữ "cam" với ý nghĩa là ngọt có khác với chữ "cam" với nghĩa là cam chịu không? và chữ "khổ" có ý nghĩa làđắng có khác với chữ "khổ" với nghĩa là khổ sở, khốn khổ không? Theo Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu thì chữ "cam" (甘) có 6 nghĩa, nghĩa 1. là ngọt, nghĩa 3. là cam làm, cam chịu. Chữ "khổ" (苦) cũng có 6 nghĩa, nghĩa 1. làđắng, nghĩa 2. là khốn khổ, tân khổ. Như vậy nếu xét về "mặt chữ" thì "cam" có nghĩa là ngọt và cam chịu là một chữ, và "khổ" có nghĩa là đắng và khốn khổ cũng là một chữ.
Như vậy nếu hiểu theo người bạn của tôi "Đồng cam cộng khổ", với nghĩa "cam" là cam chịu, và "khổ" là khổ sở, và với ý nghĩa là cùng cam chịu khi khổ sở, nói lên sự đồng lòng luôn có nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn, như bạn nói, thì cũng hoàn toàn đúng, cách hiểu này tương tự như cách giải thích trong quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch, không hề sai về mặt chữ và nghĩa.Tuy nhiên nghĩa của câu thành ngữ đồng cam cộng khổ thường được hiểu là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau, với "cam" là ngọt và "khổ" là đắng, như nhiều quyển từ điển đã giải thích. Hai chữ đối lập "cam" và "khổ" ngọt và đắng, tượng trưng ngọt-bùi, sướng-khổ, là những cách ví von thường thấy trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
Bạn nào có cao kiến xin cho biết thêm với.
Phạm Ngọc Hiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét