MỜI BÁC HƯỜNG LẠC – Duyên Trường
MỜI BÁC HƯỞNG LẠC
Thiên
hạ giờ đây còn sáng tạo nên kiểu nói năng với từ hai tiếng theo phép “biến
hình” bằng đồng âm: đồng âm thuần Việt với thuần Việt, thuần Việt và Hán-Việt,
Hán-Việt và Hán-Việt, thậm chí với tên riêng và cả các yếu tố của từ láy...
Kính
mời mọi người lắng nghe đoạn đối thoại sau đây:
-
Xin mời bác hưởng lạc!
-
Vâng, tôi cũng rất khoái lạc!
-
Thế thì chúng ta cùng hành lạc!...
Xin
nói ngay chuyện này không liên quan gì đến dục vọng đê hèn, chẳng qua là lối
mời chào của các anh bợm nhậu: lạc ở đây chính là đậu phộng và hành lạc là xơi,
là nhâm nhi đậu phộng trong lúc chờ đợi chiến hữu đến nhập cuộc...
Cô
sinh viên sư phạm sống ở ký túc xá than thân: Tụi em ăn như sư mà ở
như phạm! Ông giám đốc công ty “thanh minh”: Bác sĩ dặn dò phải thuốc
men đầy đủ nên sáng tôi phải uống thuốc, chiều tôi phải dùng men (ấy
là bia)!
Ai
đi thăm lính nhà giàn DK1 đều biết có khi xuồng rất gần, gần lắm rồi nhưng vẫn
không thể nào leo lên nhà giàn được vì sóng to gió lớn, lúc đó đành ngậm ngùi
lên tàu trò chuyện, ca hát với lính bằng bộ đàm, lính gọi là nói qua loa,
tức qua máy, tình quân dân mặn nồng lắm chứ không phải kiểu giao lưu đại khái,
sơ sơ cho có đâu nhé! Có một biếm họa trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần “Năm
anh em trên một chuyến xe tăng” theo cái nghĩa... tăng: phí đường bộ, giá
xăng, giá điện, giá nước, giá gas...
MC
một tiệc cưới trịnh trọng tuyên bố: Chuyện tình của chú rể Xuân Hoàng và cô dâu
Kim Tuyến đã được ghi rõ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du! Cả phòng tiệc
im bặt, ngạc nhiên và lắng nghe rồi bật cười khi MC tung ra bằng chứng:
Nay Hoàng hôn đã lại mai hôn Hoàng!
Hoàng trong trường hợp này là tên riêng! Còn đây là lời một lão nông có... trình độ tiếng Anh: Cứ dính tới đất sớm muộn gì cũng đai (chết). Mà hễ đã đai là phải về với đất!
Nay Hoàng hôn đã lại mai hôn Hoàng!
Hoàng trong trường hợp này là tên riêng! Còn đây là lời một lão nông có... trình độ tiếng Anh: Cứ dính tới đất sớm muộn gì cũng đai (chết). Mà hễ đã đai là phải về với đất!
Mới
đây nhất, copywriter Huỳnh Vĩnh Sơn trong Ý tưởng này là của chúng mình (NXB
Trẻ, 2013) - một cuốn sách viết cho những người sống, mê và làm nghề trong sáng
tạo quảng cáo - đã có công “nghe lén” và chép lại cho đời một câu sau đây: Mai
mốt đi chơi không có dắt cái thằng đó theo nha, chơi không có được, với gái thì hào
phóng, với anh em thì phóng từng hào!
Nhưng
có lẽ điểm 10 xin dành cho các bà má Nam bộ, các má thường nói vui: Mấy đứa bay
lúc nào mở miệng cũng kêu triệt để. Bây giờ mấy má mới hiểu chỗ nào bay
muốn triệt là bay triệt, chỗ nào bay muốn để là bay để nguyên
hết! Các má quả nhiên là bậc cao thủ về chữ và nghĩa!
Đặc
sắc cách chơi chữ trong tiếng Việt
Tiếng
Việt là ngôn ngữ đơn lập. Mỗi tiếng là một từ. Số lượng các tiếng không
nhiều. Do vậy: a) rất nhiều từ đồng âm. b) cần tạo ra những từ ghép,
phổ biến là từ ghép đôi, để diễn đạt những khái niệm mới. Có nhiều kiểu
ghép khác nhau, ghép đẳng lập (vai trò hai tiếng như nhau) và ghép chính
phụ (vai trò hai tiếng khác nhau).
Từ
trong từ điển có hình thức thế nào thì từ ở trong câu cũng giữ nguyên hình
thức ấy. Cho nên phương tiện ngữ pháp tiếng Việt quan trọng nhất làtrật tự từ.
Nhiều trường hợp đảo trật tự là nghĩa khác hẳn. Chính vì vậy mà cách chơi
chữ trong tiếng Việt cũng hết sức đặc sắc.
Vận
dụng hiện tượng đồng âm để dân nhậu tạo ra câu mơ hồ nói vui “hưởng
lạc, khoái lạc, hành lạc”.
Nhờ
khả năng tách từ ghép đôi thành hai từ mà cô sinh viên sư phạm than
tụi em “ăn như sư ở như phạm”. Cái ý này hồi Sài Gòn mới giải
phóng người ta đã châm biếm cán bộ bằng câu “ăn như tu, ở như tù, nói
như lãnh tụ” (xin lỗi!). Dùng hiện tượng đồng âm và cách tách từ mà hành
chínhthành hành dân là chính. Hoặc, thương hại là tuy thương mà có hại.
Một
đặc điểm tiếng Việt là có khả năng chêm xen giữa các từ cặp đôi, vậy nên có
những cách chơi chữ chưa hưu thì “đi xe hơi uống bia ôm“, về
hưu thì đời xuống cấp “đi xe ôm, uống bia hơi“.
|
DUYÊN
TRƯỜNG
Nhận xét
Đăng nhận xét