"người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã chết"
Hiện tại, ngoài các luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho gia đình nạn
nhân như: Luật sư Nguyễn Văn Quynh, luật sư Nguyễn Duy… có thêm 4 luật sư của
Chi hội luật sư, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TPHCM tham gia hỗ trợ, theo yêu cầu của
gia đình, để theo sát, đảm bảo quy trình tố tụng một cách khách quan.
Luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Chi hội trưởng Chi hội luật sư, Hội Bảo vệ quyền
trẻ em TPHCM) cho biết, hội mới tiếp nhận hồ sơ vụ việc của nữ sinh Trân vào
ngày 4/5 vừa qua nên chưa thể đưa ra nhận định đầy đủ, khách quan.
Tuy nhiên, theo luật sư Thanh, trong hồ sơ có đề cập: “Ngày 26/12/2024,
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Ôn ra quyết định 760 về việc không khởi tố vụ án
hình sự với lý do "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết",
là điều khiến dư luận bức xúc.
Luật sư Thanh phân tích: “Theo thông báo này rõ ràng “người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết”, tức là cháu Trân.
Chúng tôi cho rằng, việc cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Ôn xác định như
trên là không đúng quy định pháp luật và Luật trẻ em. Nếu như xác định có hành
vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, quy định người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi không có liên quan đến tội danh nào.
Ngoài ra, Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định quyền sống và quyền được tôn
trọng danh dự, nhân phẩm và quyền được đối xử công bằng của trẻ em, bao gồm cả
khi các em đã không còn.
Do đó, cơ quan CSĐT dùng thuật ngữ “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã chết” đối với trẻ em là không đúng”.
Nhận xét
Đăng nhận xét